Lương tối thiểu vùng. Từ năm 2016, chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động sẽ tăng thêm so với năm 2015.
Lương tối thiểu vùng. Từ năm 2016, chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động sẽ tăng thêm so với năm 2015.
Theo quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP, từ ngày 01/01 năm 2016, mức lương tối thiểu vùng, nguyên tắc áp dụng mức lương trên địa bàn và việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng…đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo
1. Phạm vi điều chỉnh
– Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 122/2015/NĐ-CP bổ sung thêm Liên hiệp hợp tác xã.
“Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo
– Trước đây: phạm vi điều chỉnh của Nghị định
2. Đối tượng áp dụng
Tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định không áp dụng đối với “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 170 của
3. Mức lương tối thiểu vùng
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu:
– Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015).
– Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015).
– Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015).
– Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với năm 2015).
Trước đây: Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp thấp hơn:
– Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng;
– Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng;
– Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng;
– Vùng 4: 2.150.000 đồng/tháng.
4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
– Khoản 2 Nghị định 122/2015/NĐ-CP đã bỏ quy định “Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất”của khoản 2 Điều 4 Nghị định 103/2014/NĐ-CP.
– Ngoài ra, khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2015/NĐ-CP bổ sung thêm khu kinh tế và khu công nghệ cao vào quy định:
“Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất”.
Trước đây: Nghị định 103/2014/NĐ-CP không quy định đối với khu chế xuất, khu kinh tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
– Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định bổ sung thêm về người lao động đã qua học nghề bao gồm người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP (điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 122/2015/NĐ-CP).
Trước đây: điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 103/2014/NĐ-CP chỉ quy định người lao động đã qua học nghề bao gồm “Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP…”
– Đồng thời, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 122/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 103/2014/NĐ-CP thành “Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005”.
– Ngoài ra, Nghị định 122/2015/NĐ-CP cũng sửa đổi và quy định thêm các điểm d, đ, e, g tại khoản 2 Điều 5:
“d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;”.
– Cuối cùng, khoản 4 Điều 5 Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định “…Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp”.
Trước đây: Nghị định 103/2014/NĐ-CP không quy định về “các khoản bổ sung khác”.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết liên quan dưới đây: