Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật lao động

Quy định mới nhất về việc chuyển người lao động làm công việc khác

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật lao động » Quy định mới nhất về việc chuyển người lao động làm công việc khác
  • 24/09/202024/09/2020
  • bởi Luật gia Phan Thị Hồng
  • Luật gia Phan Thị Hồng
    24/09/2020
    Tư vấn pháp luật lao động
    0

    Chuyển người lao động sang công việc khác thì tiền lương hưởng có thay đổi không? Trường hợp công ty điều chuyển người lao động? Quy định tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác? Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác trong hợp đồng?

    Mục lục

    • 1 1. Chuyển người lao động sang công việc khác thì tiền lương hưởng có thay đổi không?
    • 2 2. Trường hợp công ty điều chuyển người lao động
    • 3 3. Quy định tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
    • 4 4. Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác trong hợp đồng

    Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về việc chuyển người lao động làm việc khác theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

    Vấn đề về điều chuyển lao động là một trong những vấn đề phổ biến ở các đơn vị sử dụng lao động, đó là trường hợp mà người lao động đang làm việc ở một công việc được thỏa thuận trong hợp đồng vì một lý do theo căn cứ của luật phải chuyển sang vị trí hoặc công việc khác theo ý chí của người sử dụng lao động. Vì việc điều chuyển xuất phát từ ý chí của người sử dụng lao động, và mặc dù nó được điều chỉnh bởi luật nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người lao động. Xuất phát từ nguyên tắc bảo vê và đảm bảo việc làm cho người lao động nên pháp luật lao động cũng quy định rất chặt chẽ về các trường hợp người sử dụng lao động được điều chuyển công việc cho người lao động và quyền lợi của người lao động được hưởng khi bị điều chuyển

    Về các trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác

    Theo quy định của pháp luật lao động, khi ký kết hợp đồng lao động các bên phải tuân thủ theo nội dung hợp đồng đã ký kết. Nếu có sự thay đổi khi thực hiện hợp đồng cần phải có sự đồng ý của các bên. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt để đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng lao động thì pháp luật cho phép người sử dụng lao động được thực hiện khác với nội dung của hợp đồng trong đó có việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng.

    Căn cứ Điều 31 “Bộ luật lao động 2019” quy định về các trường hợp được điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:

    Một là, người sử dụng lao động có quyền điều chuyển người lao động khi gặp những trường hợp bất khả kháng theo quy định của luật

    Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động chỉ có trách nhiệm thực hiện công việc mà hợp đồng đã ký kết, trong trường hợp người lao động không sắp xếp đúng công việc đó thì người lao động có quyền khiếu nại hoặc đơn phương chấm dứt hợp động lao động. Trên thực tế quá trình kinh doanh sản xuất, đơn vị sử dụng lao động có thể có gặp những khó khăn đột xuất hoặc trong quá trình đó có nhu cầu thay đổi công việc của người lao động sang làm công việc khác thì họ vẫn có quyền tạm thời thuyên chuyển người lao động nếu có căn cứ theo đúng quy định của pháp luật.

    hoi-ve-truong-hop-cong-ty-dieu-chuyen-nguoi-lao-dong

    Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568

    Đối với các sự cố như do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước thì người sử dụng lao động cần phải chứng minh những sự cố và hoàn cảnh đó có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến công việc và hoạt động của công ty. Đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh thì người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trong trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu trong nội quy lao động, người sử dung lao động không quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất kinh doanh mà theo đó người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng căn cứ này để điều chuyển lao động.

    Xem thêm: Thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

    Hai là, về thời gian điều chuyển người lao động sang một công việc khác

    Vì việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động chỉ mang tính chất tạm thời để giúp người sử dụng lao động tháo gỡ các khó khăn đột xuất gặp phải hoặc để giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong sản xuất kinh doanh nên để không ảnh hưởng lớn đến thu nhập và cuộc sống của người lao động nên theo quy định của pháp luật thời gian được chuyển người lao động sang làm một công việc khác cũng có thời hạn nhất định. Theo quy định tại điều 3 Bộ luật lao động quy định thời gian chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.

    Đối với trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác đã đủ 60 ngày làm việc nhưng vẫn muốn sử dụng lao động tiếp với công việc này thì phải có sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. Nếu như người lao động không đồng ý phải ngừng việc và người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc cho người lao động.

    Ngoài ra, đối với thủ tục và yêu cầu khi chuyển người lao động làm công việc khác thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Trong văn bản thông báo phải nêu rõ thời hạn làm tạm thời  bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

    Ba là, quyền lợi của người lao động khi làm công việc khác

    Việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động sẽ làm xáo trộn và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống nên người sử dụng lao động cần phải đảm bảo quyền lợi cho nhóm người lao động thuộc đối tượng điều chuyển như sau: Về việc bố trí công việc cho người lao động khi hết hạn điều chuyển, khi hết hạn điều chuyển thì người sử dụng lao động phải sắp xếp cho người lao động với công việc cũ như đã giao kết hợp đồng. Về tiền lương trong thời gian làm công việc mới, xuất phát từ nguyên tắc chung trong việc trả lương đầy đủ và phù hợp với công việc nhưng để đảm bảo tránh thiệt thòi cho người lao động khi làm công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì Bộ luật lao động có quy định tiền lương trong thời gian tạm chuyển công việc phải giữ nguyên mức tiền lương công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc, thời gian còn lại người lao động được hưởng lương theo công việc mới, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

    1. Chuyển người lao động sang công việc khác thì tiền lương hưởng có thay đổi không?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào Luật Sư, cho tôi hỏi môt vấn đề sau đây. Tôi là nhân viên đã ký kết hợp đồng lao động với một công ty sản xuất điện tử. Tôi làm việc bên bộ phận bảo trì máy móc, bên bảo trì thì không có người làm nhiều nhưng tôi lại bị công ty chuyển sang bên chuyển hàng hóa. Mức lương cũ của tôi là 18.000.000 đồng, sau đó chuyển sang thì còn 10.000.000 đồng, họ mới thông báo hôm nay và bắt tôi làm luôn từ ngày hôm sau, nếu tôi không làm thì tự viết giấy nghỉ. Tôi không đồng ý nghỉ nhưng nếu làm thì mức lương giảm nhiều quá, cho tôi hỏi là bên công ty làm thế có đúng hay không, tôi có quyền đưa kiện ra Tòa án hay không? Tôi cảm ơn.

    Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?

    Luật sư tư vấn:

    Khi chuyển người lao động vào công việc khác thì người sử dụng lao động phải có những lý do nhất định và khi chuyển phải đảm bảo điều kiện hưởng, quyền lợi hưởng cho người lao động.

    “Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

    1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

    Như vậy, mức lương hiện tại của bạn là 18.000.000 đồng thì khi chuyển sang công việc mới thì tiền công phải là 85% tiền lương của 18.000.000 đồng. Vậy mức lương mới là 10 .000.000 thì không đáp ứng đủ với mức tối thiểu bạn được hưởng.

    Ngoài ra thì bên người sử dụng lao động phải báo trước đúng hạn cho anh chứ không được điều chuyển luôn.

    Xem thêm: Đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động làm việc ở nhiều nơi

    Khi nhận thấy lợi ích của anh bị xâm phạm thì anh hoàn toàn có quyền đưa kiện ra Tòa án để đòi lại quyền lợi cho mình

    2. Trường hợp công ty điều chuyển người lao động

    Tóm tắt câu hỏi:

    Tôi ký hợp đồng vô thời hạn với công ty hiện tại, với chức danh là Lead Engineer Subsea (ghi trong hợp đồng lao động) nhưng không để cập chi tiết công việc, sau đó công ty có phân cho tôi quản lý 09 nhân viên (điều này không có đề cập trong hợp đồng lao động) và làm việc như một Team Leader, bao gồm quản lý công việc của nhân viên, duyệt nghỉ, báo cáo công việc vv…Sau một thời gian hoạt động, do sự sụt giảm của giá dầu làm cho công việc kinh doanh của công ty đi xuống, công ty quyết định tái cấu trúc bộ máy. 03 nhân viên của tôi bị cho thôi việc theo đúng luật lao động về cắt giảm nhân sự. Sau đó 03 tháng, tôi nhận ra trên hệ thống rằng 06 nhân viên còn lại của tôi đã được chuyển đi cho bộ phận khác mà cá nhân tôi không hề được thông báo. Vậy công ty có vi phạm luật lao động hay không, và tôi có yêu cầu bồi thường gì không?

    Luật sư tư vấn:

    Thứ nhất, về nội dung hợp đồng lao động giữa bạn và công ty. Theo Điều 23 “Bộ luật lao động 2019”, công việc mà người lao động phải thực hiện là một nội dung chủ yếu bắt buộc trong hợp đồng lao động. Trường hợp của bạn, hợp đồng lao động chỉ ghi tên chức danh làm việc. Bạn cần xem xét trong nội quy công ty đã quy định về công việc cụ thể của chức danh này hay chưa. Nếu có, hợp đồng lao động giữa bạn và công ty đã phù hợp về mặt nội dung. Nếu không quy định cụ thể công việc trong hợp đồng lao động vẫn có hiệu lực pháp luật do không thuộc một trong các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu quy định tại Điều 50 Bộ luật lao động 2012. Bạn có thể liên hệ với phía công ty để sửa lại hợp đồng cho đúng và chi tiết.

    Thứ hai, về việc chấm dứt hợp đồng lao động và di chuyển lao động do tái cấu trúc bộ máy công ty. Đây là trường hợp thay đổi cơ cấu vì lý do kinh tế quy định tại Điều 44 “Bộ luật lao động 2019”. Theo đó, nghĩa vụ của người sử dụng lao động phải thực hiện là:

    – Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động, trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

    – Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

    Xem thêm: Công ty nợ bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thế nào?

    Như vậy, việc cho thôi việc hay di chuyển công việc của người lao động trong công ty không cần thiết phải hỏi ý kiến hay thông báo với người trực tiếp quản lý các lao động này, cho nên, công ty sẽ không phải bồi thường cho bạn. Theo pháp luật lao động, nếu như công ty thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ đã nêu trên thì công ty hoàn toàn không vi phạm quy định “Bộ luật lao động 2019”.

    3. Quy định tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác

    Tóm tắt câu hỏi:

    Kính gửi Công ty Luật Dương Gia, xin công ty tư vấn pháp luật về hợp đồng lao động giúp tôi, như sau: Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn ngày 01/01/1995, công việc bán hàng. Đến tháng 4/2010, Công ty quyết định điều động tôi về làm nhân viên phòng Hành chính tổ chức, ngạch lương nhân viên hành chính, giữa tôi và Công ty thống nhất việc này. Sau đó Công ty có quyết định chuyển ngạch lương tôi từ nhân viên sang chuyên viên hành chính vào năm 2013. Tuy nhiên khi quyết định chuyển công việc năm 2010 Cty không ký phụ lục HĐLĐ (Bộ luật LĐ 1994, sửa đổi 2002, 2006, 2007 tôi không thấy quy định phải ký PLHĐ), hơn nữa việc không ký lại PLHĐ nếu phải làm thì không thuộc trách nhiệm của tôi mà là của người sử dụng lao động. Tháng 8/2015 Công ty lại ra quyết định điều chuyển tôi làm nhân viên bán hàng, tôi không đồng ý sau khi đã chấp hành đủ 60 ngày cộng dồn và khiếu nại vì tôi xác định công việc của mình là chuyên viên hành chính ổn định kể từ năm 2010. Công ty lấy căn cứ là chiếu theo HĐLĐ ký năm 1995 công việc bán hàng để cho rằng quyết định này là đúng, nếu tôi không chấp hành thì sa thải. Tôi xin tư vấn việc này để khiếu nại. Trân trọng cảm ơn! 

    Luật sư tư vấn:

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn không nói rõ bạn là viên chức hay chỉ là nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động, do đó chúng tôi sẽ tư vấn cả hai trường hợp như sau:

    Trường hợp 1: Bạn là nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động

    Theo Điều 31 “Bộ luật lao động 2019” quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:

    “1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

    Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp, người lao động

    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

    Căn cứ Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 31  “Bộ luật lao động 2019” như sau:

    “Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác

    Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

    a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;

    b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    Xem thêm: Thời gian công ty trả sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

    c) Sự cố điện, nước;

    d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

    2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

    3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

    4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động”.

    Theo quy định trên thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Sự cố điện, nước; Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Như vậy theo như bạn cung cấp thông tin thì tháng 8/2015 công ty quyết định điều chuyển bạn trở lại làm nhân viên bán hàng mà không có căn cứ thuộc trường hợp nào như luật quy định ở trên, công ty lấy căn cứ là chiếu theo HĐLĐ ký năm 1995 công việc bán hàng để cho rằng quyết định này là đúng, nếu bạn không chấp hành thì sa thải. Về tình về lý đều không đúng đắn.

    Vấn đề Phụ lục hợp đồng không được quy định rõ ràng trong Bộ luật Lao động 1994 và các lần sửa đổi:

    Theo “Bộ luật lao động 2019” tại Điều 24 quy định chi tiết về phụ lục hợp đồng lao động như sau:

    Xem thêm: Tự ý đóng bảo hiểm xã hội khi công ty không đóng cho người lao động

    “Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động

    1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

    2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực”.

    Như vậy, Phụ lục hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng lao động và doanh nghiệp có thể ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của khoản sửa đổi, bổ sung.

    Về việc tháng 4/2010, Công ty quyết định điều động bạn về làm nhân viên phòng Hành chính tổ chức, ngạch lương nhân viên hành chính, giữa bạn và Công ty thống nhất việc này. Sau đó Công ty có quyết định chuyển ngạch lương của bạn từ nhân viên sang chuyên viên hành chính vào năm 2013. Tuy nhiên khi quyết định chuyển công việc năm 2010 công ty không ký phụ lục hợp đồng lao động nên sự thống nhất điều chuyển giữa bạn và công ty không được pháp luật công nhận và bảo vệ.

    Trường hợp 2: Bạn là viên chức

    Xem thêm: Người lao động bị tai nạn được hưởng chế độ gì?

    Căn cứ theo Luật viên chức 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 quy định liên quan về chuyển công tác đối với viên chức bao gồm như sau:

    “Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc

    4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

    Điều 32. Thay đổi vị trí việc làm

    1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.

    2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

    3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này”.

    Theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:

    “Điều 5. Nội dung và hình thức thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác

    1. Nội dung định kỳ chuyển đổi vị trí công tác: 

    a) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác cùng chuyên môn, nghiệp vụ trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý;

    b) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức và đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 nghị định này.

    2. Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ được thực hiện bằng việc ban hành quyết định điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 6. Những trường hợp chưa thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác    

    1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.

    2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra.

    3. Cán bộ, công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt phái.

    4. Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cán bộ, công chức, viên chức nam cũng được áp dụng như cán bộ, công chức nữ quy định tại khoản này”.

    Như vậy nếu bạn là viên chức thì khi đủ các điều kiện quy định bên trên, công ty có quyền điều chuyển bạn sang công việc khác, phù hợp với mục đích, chiến lược phát triển của công ty.

    Do đó để có thể tiếp tục làm việc tại công ty theo đúng mong muốn thì tốt nhất bạn nên bàn bạc thỏa thuận với công ty để đạt kết quả tốt đẹp nhất hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của tổ chức công đoàn của công ty.

    4. Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác trong hợp đồng

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào luật sư. Cho tôi hỏi khi người lao động vi phạm kỷ luật nhưng không bị xử lý kỷ luật mà bị điều chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn vì không được tiếp tục làm công việc cũ do ảnh hưởng đến uy tín của công ty thì Công ty có vi phạm Luật Lao động không? Trân trọng cám ơn!

    Luật sư tư vấn:

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 và khoản 1 Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm (trừ trường hợp được người lao động đồng ý) trong các trường hợp sau:

    – Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;

    – Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

    – Sự cố điện, nước; 

    – Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 

    Các trường hợp nêu trên không có trường hợp “người lao động làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty”, do đó nếu người sử dụng lao động lấy đây là lý do chuyển người lao động làm công việc khác là trái quy định của pháp luật.

    dieu-kien-chuyen-lam-cong-viec-khac-hop-dong-lao-dong

    Luật sư tư vấn pháp luật về hợp đồng lao động:1900.6568

    Khi người sử dụng lao động có căn cứ để chuyển người lao động là công việc khác phù hợp các lý do nêu trên thì thời gian tạm chuyển phải đảm bảo không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm trừ trường hợp được người lao động đồng ý. Ngoài ra về vấn đề tiền lương, nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn công việc cũ thì người sử dụng phải đảm bảo:

    – Giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc;

    – Tiền lương công việc mới phải bằng ít nhất 85% mức lương của công việc cũ.

    Trong trường hợp bạn vi phạm kỷ luật thì công ty có quyền xử lý kỷ luật bạn theo một trong các hình thức: 

    + Khiển trách

    + Cảnh cáo, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng

    + Sa thải

    Ngay cả khi trong trường hợp bạn bị xử lý kỷ luật thì công ty cũng không được áp dụng việc chuyển bạn sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động. 

    Như vậy, công ty không có quyền chuyển bạn hắn sang làm công việc khác trừ trường hợp có sự đồng ý của bạn, 2 bên giao kết lại hợp đồng hoặc ký phụ lục hợp đồng. 

    Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Phan Thị Hồng

    Chức vụ: Chuyên viên tư vấn

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Lao động, Hôn Nhân&Gia đình, Bảo hiểm xã hội

    Trình độ đào tạo: Đại học

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 3 năm

    Tổng số bài viết: 316 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Trường hợp nào thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau?
    - Những điều cần biết về chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
    - Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
    - Trình tự thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
    - Hồ sơ, trình tự thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất năm 2021
    - Người lao động có thể tự mình chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Chuyển làm công việc khác

    Điều chuyển công việc khác

    Điều chuyển người lao động

    Người lao động

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Các trường hợp không làm việc vẫn hưởng nguyên lương mới nhất
    Các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương mới nhất
    Các trường hợp ngừng việc? Trường hợp ngừng việc nào phải trả lương?
    Công ty chậm trả lương phải trả lãi cho người lao động không?
    Nguyên tắc trả lương? Công ty có được giữ lương của người lao động không?
    Mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất?
    Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương? Người lao động được tạm ứng bao nhiêu?
    Có bắt buộc phải thưởng tết không? Đang nghỉ thai sản có được thưởng tết?
    Các tin mới nhất
    Giấy xác nhận dân sự là gì? Nơi cấp, lệ phí và thủ tục cấp giấy xác nhận dân sự?
    Dịch vụ công trực tuyến là gì? Những quy định cần biết về dịch vụ công trực tuyến?
    Giải phóng mặt bằng là gì? Quy trình giải phóng mặt bằng đúng luật?
    Sổ mục kê là gì? Quy định về lập, sử dụng và quản lý Sổ mục kê mới nhất?
    Đất chuyên dùng là gì? Quy định về đất chuyên dùng theo Luật đất đai?
    Đơn vị trực thuộc là gì? Phân biệt các đơn vị phụ thuộc theo Luật Doanh nghiệp?
    Mã số bảo hiểm xã hội là gì? Cách tra cứu thông tin mã số BHXH nhanh nhất?
    Thu nhập bình quân đầu người GDP là gì? Công thức và cách tính GDP bình quân đầu người?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?
    07/12/2020
    hop-dong-lao-dong-la-gi-cac-quy-dinh-ve-hop-dong-lao-dong
    Quyền của người lao động khi vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng?
    21/10/2020
    Người lao động có được từ chối khi làm việc không đúng hợp đồng?
    21/10/2020
    Khi nào được điều chuyển lao động? Có được chuyển vị trí làm việc?
    16/10/2020
    Mức lương tối thiểu vùng tăng, người lao động được hưởng lợi thế nào?
    10/10/2020
    Ngày phép năm chưa nghỉ, người lao động có được trả lương không?
    10/10/2020
    Công ty không thanh toán lại tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động
    16/11/2020
    Thời hạn thông báo về thời điểm nghỉ hưu cho người lao động
    22/08/2020
    Thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ
    22/08/2020
    Đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động, chuyên gia nước ngoài
    12/03/2020