Chế độ tiền lương, bậc lương của giáo viên mới nhất 2021? Giáo viên được hưởng lương và các khoản phụ cấp nào? Quy định về chính sách tiền lương đối với giáo viên mới nhất?
Theo quy định của pháp luật chế độ tiền lương của viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tại, theo nội dung tại Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương khoá XII ban hành đã có một vài điểm đổi mới.
Mục lục bài viết
1. Giải thích từ ngữ
Tiền lương: là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm
Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.
Phụ cấp lương: là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.
2. Chế độ tiền lương của viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.Căn cứ theo Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngoài ra, viên chức còn được các quyền theo quy định tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 như sau:
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
2.1. Nguyên tắc trả lương (được quy định tại khoản 2 Điều 3
Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.
2.2. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương (được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004)
– Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
– Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
– Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
– Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.
2.3. Các bảng lương
Gồm 07 bảng lương được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 như sau:
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.
Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
2.4. Chế độ phụ cấp lương
Ngoài tiền lương thì theo quy định giáo viên còn được nhận thêm phụ cấp lương được chi trả cùng tiền lương mỗi tháng khi đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật. Chế độ phụ cấp của giáo viên bao gồm các chế độ theo quy định như sau:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 và bảng lương chuyên môn đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
Mức phụ cấp: Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
- Phụ cấp khu vực:
Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.
- Phụ cấp đặc biệt:
Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Phụ cấp thu hút:
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.
- Phụ cấp lưu động:
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
3. Quy định mới nhất về chế độ lương và phụ cấp của giáo viên
Năm 2021, với sự ra đời của 04 Thông tư mới thay thế cho 04 Thông tư liên tịch về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo theo sự thay đổi về lương vàphụ cấpcủa giáo viên, cụ thể như sau:
3.1 Chế độ lương của giáo viên
Hiện nay, lương cơ bản của giáo viên được tính theo công thức sau đây:
Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó:
– Mức lương cơ sở: Tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 quy định: “7. Trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, chuẩn nghèo. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về tạo nguồn cải cách tiền lương, trong đó:
- Thực hiện loại trừ một số; khoản thu theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của
Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội khi tính số tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2020 và dự toán năm 2021 dành để cải cách tiền lương; đồng thời, loại trừ thêm khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Đối với những địa phương đã có cam kết đảm bảo nhu cầu cải cách tiền lương và chính sách an sinh xã hội đến hết năm 2020, trường hợp dự toán năm 2021 thiếu nguồn, sẽ được ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện chính sách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội theo các chế độ quy định.
- Các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, trường hợp xác định bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho cả lộ trình đến năm 2025, không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ, thì được phép báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng nguồn làm lương còn dư để đầu tư các dự án đầu tư phát triển theo quy định tại Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội”
Do vậy, mức lương cơ sở năm 2021 theo quy định tại khoản 2 Điều 3
– Hệ số lương: Từ ngày 20/3/2021, giáo viên sẽ được áp dụng hệ số lương như sau:
Giáo viên mầm non (Theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021)
– Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
– Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Giáo viên tiểu học (Theo Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021)
– Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Giáo viên tiểu học hạng II, mã số 07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
– Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Giáo viên trung học (Theo Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021)
– Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
– Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Giáo viên trung học phổ thông (Theo Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021)
– Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
– Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
3.2 Chế độ phụ cấp của giáo viên
Ngoài phần lương cơ bản thì giáo viên được hưởng chế độ phụ cấp và lương thực tế của giáo viên được tính theo công thức như sau:
Lương giáo viên = Lương cơ bản + Các loại phụ cấp được hưởng – Mức đóng các loại bảo hiểm
3.2.1 Phụ cấp thâm niên (vượt khung – nếu có) được quy định tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021:
– Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
– Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
– Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
3.2.2 Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo được quy định tại mục IV Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2005:
STT | Cơ sở giáo dục | Chức vụ lãnh đạo | Hệ số phụ cấp | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1 | Cơ sở đại học trọng điểm:
– Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng |
– Giám đốc – Chủ tịch Hội đồng đại học – Phó giám đốc – Trưởng ban và tương đương – Phó trưởng ban và tương đương |
1,10 1,05 1,00 0,80 0,60 | |
– Trường đại học trọng điểm | – Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng trường – Phó hiệu trưởng | 1,10 0,95 0,90 | ||
2 | Trường đại học khác | – Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng trường – Phó hiệu trưởng | 1,00 0,85 0,80 | |
– Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Đối với các khoa lớn (có số cán bộ giảng dạy từ 40 người trở lên hoặc có từ 5 tổ bộ môn trở lên): + Trưởng khoa + Phó trưởng khoa
– Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa: + Trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương. + Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương | 0,50
0,40
0,60 0,50
0,40
0,30 | Áp dụng chung cho tất cả các loại trường | ||
3 | Trường cao đẳng | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II | 0,90 0,80
0,70 0,60 | Trường dự bị đại học hưởng như trường hạng I |
– Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa: + Trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương. + Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương. | 0,45
0,35
0,25
0,20 | Áp dụng chung cho tất cả các trường cao đẳng | ||
4 | Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,80 0,70 0,60
0,60 0,50 0,40 | |
– Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa. – Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa | 0,35
0,25
0,20 0,15 | Áp dụng chung cho tất cả các trường THCN và trường DN | ||
5 | Trường trung học phổ thông | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,70 0,60 0,45
0,55 0,45 0,35 | Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,25
0,15 | |||
6 | Trường trung học cơ sở | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,55 0,45 0,35
0,45 0,35 0,25 | Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,20
0,15 | |||
7 | Trường tiểu học | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,50 0,40 0,30
0,40 0,30 0,25 | |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,20
0,15 | |||
8 | Trường mầm non | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II | 0,50 0,35
0,35 0,25 | |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,20
0,15 | |||
9 | Trung tâm cấp tỉnh | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,50 0,40 0,25 | |
10 | Trung tâm cấp quận, huyện | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,40 0,30 0,20 | |
11 | Trung tâm thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,60 0,50 0,30 | |
12 | Trung tâm thuộc quận, huyện thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,50 0,40 0,25 |
3.2.3 Phụ cấp khu vực được quy định tại điểm a khoản 2 Mục II Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005:
Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực | = | Hệ số phụ cấp khu vực | x | Mức lương tối thiểu chung |
3.2.4 Phụ cấp đặc biệt được quy định tại Điều 5 Nghị định 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015:
Nhà giáo quy định tại Điều 4 Nghị định này được hưởng phụ cấp đặc thù mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3.2.5 Phụ cấp thu hút được quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019:
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
3.2.6 Phụ cấp lưu động được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019:
Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở.
3.2.7 Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được quy định tại Điều 11 Nghị định 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015:
– Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
– Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
– Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
– Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.