Quy định về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự? Có cần người giám hộ không? Thế nào là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật dân sự 2015?
Như chúng ta đã biết, năng lực hành vi dân sự đối với một công dân là phương tiện rất quan trọng, vậy nếu như người bị thiếu đi hay còn gọi là hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ như thế nào? Đối với những trường hợp này thì có cần người giám hộ cho họ hay không?
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi cá nhân đều phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi cần thiết cho quan hệ đó. Pháp luật dân sự quy định ngay từ khi một cá nhân được sinh ra thì họ đã có khả năng có các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền và nghĩa vụ này của mỗi cá nhân là như nhau và chỉ chấm dứt khi người đó chết. Đây chính là năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
Trong khi đó, năng lực hành vi dân sự là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình để tự mình xác lập các quan hệ dân sự và thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong quan hệ đó lại được quy định tương đối phức tạp hơn, tùy vào từng trường hợp nhất định mà năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân không giống nhau.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự là hai thuộc tính tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau mà phụ thuộc vào lứa tuổi, thể chất của mỗi cá nhân vì những cá nhân khác nhau, có nhận thức khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện.
Hiện nay đã có
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
- 2 2. Thẩm quyền đưa ra quyết định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
- 3 3. Quyền yêu cầu tuyên một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
- 4 4. Hậu quả pháp lý khi Tòa án tuyên một người bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
- 5 5. Người bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự thì có cần người giám hộ hay không?
1. Thế nào là một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
Tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sư 2015 quy định như sau:
“Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do họ bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Thẩm quyền đưa ra quyết định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Điều 24 Bộ luật dân sư 2015 quy định như sau:
“Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.”
Yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện bởi người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có mối quan hệ với người đó. Tòa án cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Luật sư
3. Quyền yêu cầu tuyên một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Về quyền yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định cụ thể tại Điều 376 của Bộ luật dân sư 2015 như sau:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, những người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự bao gồm:
+ Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.
+ Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.
Những người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự tiến hành làm thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự
+ CMND, căn cước công dân, hộ khẩu thường trú của người có yêu cầu (nếu có)
+ Giấy tờ tùy thân của người giám hộ đỡ đầu
+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự là hợp pháp và có căn cứ.
4. Hậu quả pháp lý khi Tòa án tuyên một người bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Khi một người bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hậu quả pháp lý xảy ra như sau:
– Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Khác với người mất năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của họ đều do người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện; với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, do bản thân họ là người có năng lực hành vi dân sự nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự để tránh việc phá tán tài sản của gia đình nên chỉ những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của họ mới phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày.
– Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khi những căn cứ để tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự không còn thì tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đó sẽ có trở lại là một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không cần phải có người đại diện theo pháp luật nữa và có thể tự mình tham gia được tất cả các giao dịch dân sự.
5. Người bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự thì có cần người giám hộ hay không?
Căn cứ Điều 46 Bộ luật dân sư 2015 thì:
“Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).”
Vậy những trường hợp nào thì cần người giám hộ:
Điều 47 Bộ luật dân sự quy định rõ:
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
Người mất năng lực hành vi dân sự;
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, ta có thể khẳng định rằng trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều cần có người giám hộ.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Anh A bị tâm thần, anh A là một trong những người được thừa hưởng di sản thừa kế từ bố đã mất trước đó và có để lại di chúc. Trong trường hợp này thì những người thân của anh A cần làm thủ tục gửi lên
Người thân của anh A trong trường hợp này có thể là mẹ anh A ( nếu còn sống) hoặc anh, em ruột của anh A là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc chia di sản thừa kế yêu cầu Tòa án nhân cấp quận huyện nơi anh A đang cư trú để Tòa án ra quyết định anh A bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Người thân của anh A cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau để nộp tới Tòa án nhân dân yêu cầu
– Đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự
– CMND, căn cước công dân, hộ khẩu thường trú của người có yêu cầu (nếu có)
-Giấy tờ tùy thân của người giám hộ đỡ đầu
-Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự là hợp pháp và có căn cứ.
Sau khi có quyết định của Tòa án nhân dân về việc anh A bị hạn chế hoặc mất năng lực, Tòa án sẽ quy định người giám hộ cho anh A để việc chia di sản thừa kế được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và câu trả lời mà Luật Dương gia cung cấp để giải đáp những thắc mắc của bạn. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đưa ra những phương án tối ưu nhất để giải quyết được vấn đề mà bạn đang vướng mắc.