Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật? Hướng dẫn quy trình lập và đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Như chúng ta có thể thấy, trong hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam được xây dựng và ban hành rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nếu không tìm hiểu một cách chi tiết thì không thể thấy được để ban hành được một văn bản thì phải thông qua rất nhiều quy trình từ việc đề nghị xây dựng văn bản, cơ quan tiến hành soạn thảo phải được xây dựng, phân tích, thông qua chính sách pháp luật.
Luật sư
1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015 và
Thứ nhất là Luật, pháp lệnh.
Thứ hai là Nghị quyết của Quốc hội quy định tại điểm b và c Khoản 2 Điều 15 của Luật; Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 16 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015 trong đó các nội dung của các Nghị quyết bao gồm:
– Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
– Nghị quyết của Quốc hội về tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
– Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ ba là Nghị định của Chính phủ quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015, cụ thể:
Nghị định để quy định vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015 năm 2015 quy định cụ thể các căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Điều 32. Theo đó, căn cứ để lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm:
– Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
– Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
– Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; – Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, để có thể xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì trước hết cơ quan có thẩm quyền soạn thảo và ban hành cần xem xét đối tượng văn bản cần phải được xây dựng, phân tích và thông qua một số chính sách nhất định rồi mới tiến hành soạn thảo. Dựa vào các căn cứ về đường lối chủ trương Đảng và Hiến pháp nước Cộng hòa để làm căn cứ các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Hướng dẫn quy trình lập và đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Để việc lập đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đúng theo quy định thì Sở Tư pháp đề nghị các sở, ban, ngành ở tỉnh khi đề nghị ban hành nghị quyết, quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cần lưu ý để thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất là về đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là văn bản quy định chi tiết trong ban hành văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015
Bước 1: Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết lập hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết. Hồ sơ gồm:
–
– Bản thuyết minh về căn cứ ban hành nghị quyết trong đó bao gồm các đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; nội dung chính của nghị quyết; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; xác định dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết.
Bước 2: Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết đến Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Nội vụ để cho ý kiến về đề nghị. Cơ quan đề nghị có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện và gửi hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, ra quyết định.
Đối với đề nghị ban hành nghị quyết thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND tỉnh (ban hành văn bản theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015 được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết thực hiện các nhiệm vụ quy định từ Điều 112 đến Điều 115 của Luật và hướng dẫn tại Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, 16 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP trước khi gửi hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bước 2: Sau khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Bước 1, cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Hồ sơ gồm:
– Các tài liệu quy định tại Điều 114 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015:
+
+
+ Mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn;
+ Thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết sử dụng theo Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
+ Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết;
+ Mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp đế thực hiện chính sách; các tác đông tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tố chức và lý do lựa chọn; xác định vấn đề giới và tác động giới của chính sách.
+ Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách;
+ Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiêp; bản chụp ý kiến góp ý;
+ Đề cương dự thảo nghị quyết;
+ Tài liệu khác trong trường hợp cần sử đổi, bổ sung hoạc tài liệu liên quan có thể xem xét.
Thứ ba, về đề nghị ban hành văn bản quy phạ pháp luật năm 2017
– Đối với các đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2017 của các sở, ban, ngành đã gửi cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp chưa đảm bảo đúng quy định tại Công văn số 170/SLĐTBXH-VP ngày 13/02/2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 173/SGDĐT-VP ngày 13/02/2017 và Văn phòng điều phối nông thôn mới trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 15/VPĐP-KHTH ngày 10/02/2017, đề nghị các sở, ban, ngành nghiên cứu thực hiện và gửi lại hồ sơ đề nghị theo đúng quy định.
Như vậy, trong việc xây dựng ban hành văn abrn quy phạm pháp luật thứ nhất là phải thông qua các phân tích, chính sách soạn thảo với Luật, Nghị định của Quốc hội ban hành. Sau đó sẽ được hướng dẫn lập đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo ý kiến đề ngị của Sở Tư pháp đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.