Quy định hưởng bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi. Bị tai nạn giao thông cấp cứu khác tỉnh có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính mong Luật sư giúp tôi – Mẹ tôi sinh năm 1925, nơi đăng ký hộ khẩu xã Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam,thẻ BHYT khám chữa bịnh ban đầu ở địa phương trên, mẹ tôi vào sài gòn thăm con, vào ngày 02/04/2016 bị tai nạn, đưa vào bệnh viện Chợ rẫy cấp cứu đến ngày 18/4/2016 mẹ tôi được cho xuất viện nhưng bệnh viện không cho mẹ tôi được hưởng chế độ BHYT của người già trên 80 tuổi, tôi xin hỏi bệnh viện xử sự như vậy có đúng không? Nếu không đúng thì tôi phải làm thế nào Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư đã cho tôi được biết?
Luật sư tư vấn:
Theo Luật người cao tuổi 2009 về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi quy định như sau:
“Điều 12. Khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:
a) Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;
b) Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
2. Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;
b) Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;
c) Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.”
Như vậy, người 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước trên bệnh viện toàn quốc, được hưởng những ưu đãi phù hợp với người cao tuổi
Mẹ bạn đã tham gia bảo hiểm y tế do đó theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định về chính sách bảo hiểm ý tế thì được hưởng các ưu đãi sau:
1, Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng quy định, mức hưởng BHYT, Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
+ 100% chi phí đối với người có công với cách mạng; trẻ em dưới 6 tuổi; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân.
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tổng chi phí của một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu.
+ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội và trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
+ 80% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2, Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng quy định có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
+ 100% chi phí đối với đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi; người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát
Luật sư
+ 100% chi phí đối với người có công với cách mạng, nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó.
+ 95% chi phí đối với người hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội và trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó.
Theo Điều 28 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định:
“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.”
Như vậy, mẹ bạn có bảo hiểm y tế và được đưa vào trong trường hợp cấp cứu sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, tùy theo mức độ điều trị công nghệ cao hay thuộc những đối tượng chính sách của xã hội mẹ bạn sẽ được hưởng các mức tương ứng nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
Việc phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 6 Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
– 90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là quỹ khám bệnh, chữa bệnh) được sử dụng cho các mục đích:
+, Chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và Điều 4 Nghị định 105/2014/NĐ-CP.
+, Trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế để mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao, trang thiết bị và dụng cụ y tế thông thường để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Mức trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bằng 7% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục có tham gia bảo hiểm y tế (kể cả học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng khác) và mức đóng tương ứng đối với từng đối tượng theo quy định tại Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP; bằng 5% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số trẻ em dưới 6 tuổi đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non.
Vào tháng đầu của năm học hoặc khóa học, tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền nêu trên cho các cơ sở giáo dục và tổng hợp số kinh phí này vào quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý. Cơ sở giáo dục nhận kinh phí có trách nhiệm sử dụng, thanh quyết toán với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
+, Trích để lại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức y tế cơ quan để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý (trừ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức y tế cơ quan có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu với tổ chức Bảo hiểm xã hội). Mức để lại bằng 1% tổng số tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng cho tổ chức Bảo hiểm xã hội.
Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này về điều kiện, quy mô tổ chức; nội dung chi; quản lý và thanh quyết toán nguồn kinh phí này.
– 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng và được quy định như sau:
+, Tổng mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế hằng năm do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định trong tổng chi phí quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+, Quỹ dự phòng là phần còn lại sau khi đã trích trừ chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế.
– Việc quản lý và sử dụng số tiền thu bảo hiểm y tế thực hiện như sau:
+, Bảo hiểm xã hội các cấp thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp thu tiền đóng bảo hiểm y tế của các đối tượng và chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời nhu cầu kinh phí cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố để tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
– Hằng năm, căn cứ số liệu quyết toán năm đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt, phần kinh phí chưa sử dụng hết của các tỉnh, thành phố có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm được sử dụng như sau:
+, Phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh chưa sử dụng hết năm 2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hạch toán toàn bộ số tiền vào quỹ dự phòng;
+, Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hạch toán 80% vào quỹ dự phòng, đồng thời thông báo 20% số kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh chưa sử dụng hết cho địa phương để thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 35 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
Căn cứ số kinh phí chưa sử dụng hết được sử dụng tại địa phương, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch sử dụng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chuyển kinh phí cho các đơn vị để thực hiện.
Các đơn vị được phân bổ kinh phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành và quyết toán với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để tổng hợp vào quyết toán chi của quỹ bảo hiểm y tế của tỉnh, thành phố bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch.
+, Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hạch toán toàn bộ phần kinh phí chưa sử dụng hết vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.
2. Chế độ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi khi thực hiện phẫu thuật có chi phí cao
Tóm tắt câu hỏi:
Ngoại của tôi sinh năm 1923 hộ khẩu thường trú tại quận Phú Nhuận thành phố HCM. Ngày 23/7 ngoại bị té gãy cổ xương đùi và đưa vào bệnh viện Gia Định đc bsi chỉ định mổ. Lần đầu đóng 3 triệu nhập viện, sau đó lên lịch mổ vào ngày 28/7 và yêu cầu đóng 25 triệu vào ngày 27/7 nhưng do ngoại không đủ sức khỏe nên không thể mổ và trở về phòng bệnh. Sau đó đến ngày 29/7 gia đình được yêu cầu đóng 40 triệu để mua dụng cụ mổ (đc biết chi phí cuộc phẫu thuật là 60 triệu). Xin hỏi ngoai tôi đã trên 90 có được miễn giảm hay hưởng chế độ cao tuổi gì không và bệnh viện có làm đúng hay không ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Theo quy định khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
“5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.”
Như vậy, có thể hiểu bà của bạn có thể thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 5 như trên, nếu bà của bạn không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì bà của bạn thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định tại Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định:
“1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
l, Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b, khoản 5 Nghị định này.”
Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội theo Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP là 270.000 đồng. Do vậy, bà của bạn sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng là 270.000 đồng/tháng.
Theo Điều 7 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
“1. Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
3. Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em.
4. Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV.
5. Bản sao giấy khai sinh của con của người đơn thân đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con.
6. Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”
Bên cạnh đó, bà bạn còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế căn cứ theo Điều 9 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 9. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 5 Nghị định này;
b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này là đối tượng được cấp nhiều thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.”
Trường hợp mẹ bạn được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì khi khám chữa bệnh sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
1, Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng quy định, mức hưởng BHYT, Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
+ 100% chi phí đối với người có công với cách mạng; trẻ em dưới 6 tuổi; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân.
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tổng chi phí của một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu.
+ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội và trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
+ 80% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2, Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng quy định có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
+ 100% chi phí đối với đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi; người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát
+ 100% chi phí đối với người có công với cách mạng, nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó.
+ 95% chi phí đối với người hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội và trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó.
Theo Điều 28 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định:
“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.”
Như vậy, thời điểm bà bạn đi khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế thì khi đó bệnh viện sẽ làm thủ tục hưởng bảo hiểm y tế cho bà của bạn theo tùy mức độ điều trị công nghệ cao hay thuộc những đối tượng chính sách xã hội.
Thứ hai, bạn đang thắc mắc việc bệnh viện yêu cầu đóng 25 triệu để phẫu thuật cho ngoại và 40 triệu để mua dụng cụ mổ là đúng hay sai?
Vấn đề này bạn lên hỏi trực tiếp phía bệnh viện để giải trình về khoản tiền đóng 25 triệu là bao gồm chi phí gì và 40 triệu để mua dụng cụ là bao gồm những dụng cụ gì? Cần phải làm rõ số tiền 40 triệu dùng để mua và phục vụ cho cuộc phẫu thuật của bà ngoại bạn như thế nào (có thể là mua máu cho bà của bạn,…)? Bởi thông thường để mua dụng cụ phẫu thuật cho bệnh viện thì phải do bệnh viện chi trả chứ không thể yêu cầu bệnh nhân đóng để mua dụng cụ cho bệnh viện. Và nếu bà của bạn không được phẫu thuật do không đủ điều kiện sức khỏe thì cần phải được hoàn trả lại số tiền 25 triệu đồng và 40 triệu đồng (nếu đã đóng trước đó).
3. Có thẻ hộ cận nghèo rồi thì khi mua có được giảm phí bảo hiểm không?
Tóm tắt câu hỏi:
cho em hỏi là giờ em muốn mua thẻ BHYT của bệnh viện phụ sản trung ương thì mua ở đâu ạ và em có thẻ hộ cận nghèo rồi thì khi mua có được giảm phí bảo hiểm không và nếu được giảm thì số tiền em mua thẻ là bằng nào nữa ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo căn cứ Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế gồm:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Người lao động làm việc theo
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.
8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
9. Người có công với cách mạng.
10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.
11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.
12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.
14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
15. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
16. Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu;
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.
17. Trẻ em dưới 6 tuổi.
18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
19. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
21. Học sinh, sinh viên.
22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
23. Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
25. Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.”
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 50 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 quy định:
“Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp
……
3. Đối tượng quy định tại các khoản 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 12 của Luật này khi chưa thực hiện quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 51 của Luật này thì có quyền tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ”
Theo Khoản 3 Điều 50
– Học sinh, sinh viên nếu chưathực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2010
– Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp chưa thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
– Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống và xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trong cùng hộ gia đìnhđược thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Như vậy, những đối tượng khác quy định tại Điều 12
4. Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ có giấy chứng sinh thì có được hưởng bảo hiểm y tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi con em được 8 tháng tuổi, chỉ có giấy chứng sinh chưa làm khai sinh. Tuần trước bé nhập viện thì được hưởng bảo hiểm. Nhưng do không hết bệnh nên bé phải nhập viện lần 2. Lần này thì các nhân viên y tế nói là giấy chứng sinh của bé chỉ được hưởng quyền lợi duy nhất 1 lần, lần 2 này không được hưởng. Tư vấn giúp em!
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định cụ thể về trường hợp khám chữa bệnh của trẻ em dưới 6 tuổi:
“Điều 8. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(…)
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.”
Luật sư
Hiện nay, không có quy định nào quy định giấy chứng sinh của bé chỉ được hưởng quyền lợi về khám chữa bệnh duy nhất 1 lần. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi mà chưa có bảo hiểm y tế thì khi đi khám bệnh, chữa bệnh, cần xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh, việc nhân viên y tế nói bạn xuất trình lại giấy chứng sinh cho con bạn không được hưởng bảo hiểm y tế lần 2 là không có căn cứ. Con của bạn vẫn được hưởng bảo hiểm y tế nếu xuất trình được giấy chứng sinh.