Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Quy định về thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sỹ, người có công

Tư vấn pháp luật

Quy định về thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sỹ, người có công

  • 24/10/202124/10/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    24/10/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thủ tục làm thẻ bảo hiểm y tế cho con liệt sỹ. Thời gian xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con liệt sỹ là bao lâu? Quy định về thẻ bảo hiểm y tế cho con liệt sỹ, người có công?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào Luật sư Luật Dương Gia! Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau: Bố tôi là con liệt sĩ. Thủ tục để làm bảo hiểm y tế cho con liệt sĩ cần những gì. Bố tôi đã chuyển hộ khẩu từ Bắc Ninh vào Tp.HCM, đã có đơn xác nhận là con liệt sĩ ở ngoài Bắc Ninh gửi vào do xã xác nhận. Xin cảm ơn luật sư.

    Luật sư tư vấn:

    Theo thông tin bạn cung cấp, bố của bạn là con của liệt sĩ, và đã có đơn xác nhận là con của liệt sỹ.

    Theo Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định:

    “1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:

    a) Cha đẻ, mẹ đẻ;

    b) Vợ hoặc chồng;

    c) Con;

    d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

    Xem thêm: Số điện thoại tổng đài tư vấn luật bảo hiểm y tế trực tuyến miễn phí

    2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:

    a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

    b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    c) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;

    d) Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;

    đ) Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

    e) Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

    Xem thêm: Quyền lợi bảo hiểm y tế khi điều trị nội trú và điều trị ngoại trú

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    g) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

    h) Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này”.

    thu-tuc-lam-the-bao-hiem-y-te-cho-con-liet-sy

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

    Với trường hợp của bố bạn, thuộc đối tượng thân nhân liệt sỹ theo quy định này, sẽ được hưởng các chế độ nêu trên, trong đó được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    Thứ nhất, bạn cần làm hồ sơ xin được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sỹ. Theo Điều 19 Nghị định 31/2013/NĐ-CPquy định hồ sơ bao gồm:

    + Giấy báo tử.

    Xem thêm: Bảo hiểm y tế: Mức đóng, mức hưởng, điều kiện hưởng mới nhất

    + Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ.

    + Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

    Sau đó, bạn gửi đến lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Bạn và gia đình sinh sống- tức là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp.HCM để xin hưởng chế độ ưu đãi mới của nhà nước.

    Thứ hai, thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế đổi với thân nhân liệt sĩ.

    Theo đó, bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

    1. Bản khai của người thuộc diện mua BHYT (Mẫu BH1 hoặc mẫu BH2).

    2. Danh sách tổng hợp đề nghị mua thẻ BHYT của phòng Lao động – Thương binh và xã hội ( Mẫu BHYT-BH1 hoặc Mẫu BHYT- BH2).

    Trình tự thực hiện:

    Xem thêm: Chế độ trợ cấp cho người thờ cúng liệt sỹ

    – Bước 1: Nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên đến Phòng Lao động – Thương binh và xã hội;

    – Bước 2:

    + Phòng Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế, lập danh sách tổng hợp đề nghị cấp thẻ BHYT kèm hồ sơ hợp lệ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội.

    + Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và làm thủ tục mua thẻ bảo hiểm y tế.

    + Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh trên cơ sở danh sách mua bảo hiểm y tế do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến, trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm in thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.

    – Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận thẻ bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

    Như vậy, trong vòng 25 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và xã hội nhận hồ sơ hợp lệ từ Phòng Lao động – Thương binh và xã hội sau khi kiểm tra hồ sơ và lập danh sách tổng hợp đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế, Sở Lao động- Thương binh và xã hội nhận thẻ Bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh và tiến hành trả thẻ.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sỹ, vợ, con ruột của liệt sỹ
    • 2 2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sỹ
    • 3 3. Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sĩ
    • 4 4. Con của liệt sỹ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không?
    • 5 5. Thân nhân Bà mẹ Việt Nam anh hùng có được cấp thẻ bảo hiểm y tế
    • 6 6. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân của Liệt sĩ
    • 7 7. Đổi thẻ bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng
    • 8 8. Hỏi về thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sĩ

    1. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sỹ, vợ, con ruột của liệt sỹ

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xem thêm: Hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật bảo hiểm y tế trực tuyến

    Tôi có bố là liệt sỹ, hi sinh trước năm 1975 và đã được công nhận liệt sỹ. Gia đình chúng tôi đang hưởng trợ cấp của nhà nước từ trước đến nay. Nay qua báo chí, tôi được biết Nhà nước đang có chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sỹ: vợ, con ruột của liệt sỹ,…
    Nhưng gia đình tôi đã làm mất giấy chứng nhận liệt sỹ và chỉ còn bằng tổ quốc ghi công và hồ sơ chứng nhận liệt sỹ lưu ở Sở lao động thương binh xã hội. Vậy xin hỏi Luật sư gia đình tôi phải làm thủ tục như thế nào để được hưởng quyền lợi của thân nhân liệt sỹ? Chân thành cảm ơn quý anh chị.

    Luật sư tư vấn:

    Theo điểm i khoản 3 Điều 12 luật sửa đổi bổ sung một số điều của  Luật bảo hiểm y tế 46/2014/QH13 ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2014 có quy định thêm về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nhóm do Ngân sách nhà nước đóng thì Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ cũng là đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật chưa có văn bản quy định chi tiết thị hành Luật bảo hiểm y tế mới này, nên tôi sẽ áp dụng Nghị định 31/2013/NĐ-CP trong trường hợp của bạn. Để giải quyết vấn đề: chứng minh bố của bạn là liệt sĩ, người có công với cách mạng đã hy sinh. Giúp gia đình bạn được hưởng chế độ ưu đãi mới của nhà nước.

    Thứ nhất, theo quy định tại Điều 19  Nghị định 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định về Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi gồm:

    + Giấy báo tử.

    + Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ.

    + Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

    Thứ hai, gửi hồ sơ lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Bạn và gia đình sinh sống để xin hưởng chế độ ưu đãi mới của nhà nước.

    Xem thêm: Bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi? BHYT đối với hộ cận nghèo?

    2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sỹ

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào Luật sư! Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau:

    Ông nội tôi là Liệt sỹ hy sinh tại Lào. Hiện nay, bà nội tôi đang hưởng chế độ chính sách cho thân nhân liệt sỹ hàng tháng. Mới đây tôi biết thông tin nhà nước có thay đổi bổ sung là cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho các con của Liệt sỹ. Vậy cho tôi hỏi, có quy định nào của Pháp luật để bố tôi và cô, chú của tôi được hưởng chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế không? Nếu có thì cần chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục gì? Tôi xin chân thành cám ơn Luật sư.

    Luật sư trả lời:

    Theo quy định tại  Khoản 1, Điều 14, Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng 2012 sửa đổi, bổ sung về các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sỹ:

    Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:

    a) Cha đẻ, mẹ đẻ;

    b) Vợ hoặc chồng;

    Xem thêm: Luật bảo hiểm y tế năm 2014 sửa đổi bổ sung mới nhất 2022

    c) Con;

    d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

    Theo đó, tại Khoản 2 Điều này quy định Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:

    a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

    b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    c) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;

    đ) Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;

    Xem thêm: Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu? Giá BHYT là bao nhiêu?

    đ) Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

    e) Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    g) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

    h) Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên về thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng.

    Dẫn chiếu Điểm đ, Khoản 2 tại quy định trên, Nhà nước mua Bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sỹ.

    Trong trường hợp của bạn, bạn muốn bố, cô, chú của bạn sẽ được cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo chế độ ưu đãi trên.

    Vì ông nội bạn là Liệt sỹ nên bố bạn có quyền được Nhà nước cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định trên.

    Xem thêm: Chế độ đối với thân nhân liệt sỹ

    Cô và chú bạn sẽ có quyền được cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo chế độ trên nếu cô và chú bạn đều là con của ông nội bạn ( con ruột, con nuôi). Nếu cô và chú bạn không phải con của ông nội bạn thì không được Nhà nước cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định này.

    Theo quy định tại Điều 7a, Pháp lệnh này về Trách nhiệm Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng và đối tượng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý bao gồm:

    – Nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng trong trường hợp: người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; thân nhân của người có công với cách mạng trừ cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

    – Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

    Theo đó, bạn chỉ cần liên hệ với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội gần nơi cư trú để được hướng dẫn thủ tục xác định đối tượng làm căn cứ để cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

    Theo đó, bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

    1. Bản khai của người thuộc diện mua BHYT (Mẫu BH1 hoặc mẫu BH2).

    2. Danh sách tổng hợp đề nghị mua thẻ BHYT của phòng Lao động – Thương binh và xã hội ( Mẫu BHYT-BH1 hoặc Mẫu BHYT- BH2).

    Xem thêm: Thời hạn, trình tự thủ tục gia hạn thẻ bảo hiểm y tế mới nhất 2022

    Trình tự thực hiện:

    – Bước 1: Nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên đến Phòng Lao động – Thương binh và xã hội;

    – Bước 2:

    + Phòng Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế, lập danh sách tổng hợp đề nghị cấp thẻ BHYT kèm hồ sơ hợp lệ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội.

    + Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và làm thủ tục mua thẻ bảo hiểm y tế.

    + Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh trên cơ sở danh sách mua bảo hiểm y tế do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến, trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm in thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.

    – Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận thẻ bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

    Như vậy, trong vòng 25 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và xã hội nhận hồ sơ hợp lệ từ Phòng Lao động – Thương binh và xã hội sau khi kiểm tra hồ sơ và lập danh sách tổng hợp đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế, Sở nhận thẻ Bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh và tiến hành trả thẻ.

    Xem thêm: Quy định khám bảo hiểm y tế trái tuyến? BHYT trái tuyến được hưởng bao nhiêu?

    Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568  để được giải đáp.

    3. Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sĩ

    Tóm tắt câu hỏi:

    Thưa luật sư, ông ngoại em là liệt sĩ, mẹ em là con ruột ông ngoại thì mẹ em có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không? Nếu có thì thủ tục như thế nào?  Em xin cảm ơn!

    Luật sư tư vấn:

    Với câu hỏi thứ nhất: Con của liệt sĩ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không?

    Theo khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTV Pháp lênh ưu đãi người có công cách mạng 2012 sửa đổi, bổ sung quy định như sau:

    “1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:

    a) Cha đẻ, mẹ đẻ;

    Xem thêm: Thủ tục giải quyết chế độ đối với vợ liệt sỹ tái giá

    b) Vợ hoặc chồng;

    c) Con;

    d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ”.

    Với thông tin bạn cung cấp, ông ngoại bạn là liệt sĩ, và mẹ bạn là con của liệt sĩ. Theo như quy định trên, nếu mẹ bạn được cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ sẽ được hưởng các chế độ được quy định tại khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh này như sau:

    “2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:

    “a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

    b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; con liệt sĩ từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

    c) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ đang sống cô đơn không nơi nương tựa; con liệt sĩ mồ côi từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ mồ côi bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp nuôi dưỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên;

    Xem thêm: Các trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả mới nhất

    d) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;

    đ) Thân nhân liệt sĩ được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương;

    e) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí;

    g) Con liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo”.

    Như vậy, mẹ bạn có thể được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chế độ nêu trên nếu như mẹ bạn có Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Với câu hỏi thứ hai: Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế đổi với thân nhân liệt sĩ.

    Theo đó, bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

    1. Bản khai của người thuộc diện mua BHYT (Mẫu BH1 hoặc mẫu BH2).

    Xem thêm: Mức đóng, phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất

    2. Danh sách tổng hợp đề nghị mua thẻ BHYT của phòng Lao động – Thương binh và xã hội ( Mẫu BHYT-BH1 hoặc Mẫu BHYT- BH2).

    Trình tự thực hiện:

    – Bước 1: Nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên đến Phòng Lao động – Thương binh và xã hội;

    – Bước 2:

    + Phòng Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế, lập danh sách tổng hợp đề nghị cấp thẻ BHYT kèm hồ sơ hợp lệ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội.

    + Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và làm thủ tục mua thẻ bảo hiểm y tế.

    + Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh trên cơ sở danh sách mua bảo hiểm y tế do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến, trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm in thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.

    – Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận thẻ bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

    Xem thêm: Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trái tuyến, chuyển tuyến, vượt tuyến miễn phí

    Như vậy, trong vòng 25 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và xã hội nhận hồ sơ hợp lệ từ Phòng Lao động – Thương binh và xã hội sau khi kiểm tra hồ sơ và lập danh sách tổng hợp đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế, Sở Lao động- Thương binh và xã hội nhận thẻ Bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh và tiến hành trả thẻ.

    4. Con của liệt sỹ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin hỏi Luật Sư? Tôi là con Liệt sỹ. Tôi đang làm ở doanh nghiệp nhà nước. Hiện tôi đang đóng bảo hiểm y tế mã DN (doanh nghiệp). Tôi vừa biết nhà nước có thông tư cho con Liệt sỹ được hưởng bảo hiểm y tế trợ cấp 100%. Tôi xin Luật sư tư vấn trường hợp của tôi có được hưởng chính sách đó không? Khi được hưởng tôi còn phải trừ lương hàng tháng đóng bảo hiểm không? Tôi xin cám ơn!?

    Luật sư tư vấn:

    Theo Điều 14 Pháp lệnh 04/2012/PL-UBTV quy định:

    “1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:

    a) Cha đẻ, mẹ đẻ;

    b) Vợ hoặc chồng;

    Xem thêm: Đối tượng được hưởng 100% bảo hiểm y tế? Trường hợp không được hưởng BHYT?

    c) Con;

    d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.”

    Căn cứ Điểm đ, Khoản 2, Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định “Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này”.

    Và căn cứ Điểm i, khoản 3, Điều 12, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định thì thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ thì bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.

    Vì vậy, trong trường hợp này, anh là con của liệt sỹ thì bảo hiểm y tế của anh sẽ do Nhà nước đóng. Anh không phải trừ lương hàng tháng để chi trả bảo hiểm y tế.

    Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế đổi với thân nhân liệt sĩ.

    Theo đó, anh sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

    1. Bản khai của người thuộc diện mua BHYT (Mẫu BH1 hoặc mẫu BH2).

    Xem thêm: Có giấy chuyển viện được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như thế nào?

    2. Danh sách tổng hợp đề nghị mua thẻ BHYT của phòng Lao động – Thương binh và xã hội ( Mẫu BHYT-BH1 hoặc Mẫu BHYT- BH2).

    Trình tự thực hiện:

    – Bước 1: Nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên đến Phòng Lao động – Thương binh và xã hội;

    – Bước 2:

    + Phòng Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế, lập danh sách tổng hợp đề nghị cấp thẻ BHYT kèm hồ sơ hợp lệ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội.

    + Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và làm thủ tục mua thẻ bảo hiểm y tế.

    + Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh trên cơ sở danh sách mua bảo hiểm y tế do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến, trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm in thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.

    – Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận thẻ bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

    Xem thêm: Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế từ đủ 5 năm trở lên mới nhất năm 2022

    Như vậy, trong vòng 25 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và xã hội nhận hồ sơ hợp lệ từ Phòng Lao động – Thương binh và xã hội sau khi kiểm tra hồ sơ và lập danh sách tổng hợp đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế, Sở Lao động- Thương binh và xã hội nhận thẻ Bảo hiểm y tế từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh và tiến hành trả thẻ.

    5. Thân nhân Bà mẹ Việt Nam anh hùng có được cấp thẻ bảo hiểm y tế

    Tóm tắt câu hỏi:

    Bà nội tôi vừa được nhà nước truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ba tôi là người thờ cúng. Vậy ba và cô, bác của tôi có được cấp thẻ BHYT theo quy định không? Cần những giấy tờ gì? Cách làm như thế nào?

    Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Khoản 9 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13quy định về các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bao gồm:

    – Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13;

    – Phụ cấp hàng tháng;

    – Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;

    Xem thêm: Người được thừa hưởng chế độ thân nhân của liệt sỹ và bà mẹ Việt Nam anh hùng

    – Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    – Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13.

    – Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định: 

    “3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm

    …

    i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

    k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;”

    Xem thêm: Trình tự, thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất mới nhất

    Như vậy, chỉ có nhân thân chăm sóc cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi còn sống mới được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

    Với trường hợp của bạn, bà bạn được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bố bạn là người thờ cúng thì bố bạn sẽ được nhận trợ cấp một lần theo quy định tại Nghị định 20/2015/NĐ-CP.

    6. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân của Liệt sĩ

    Tóm tắt câu hỏi:

    Bố tôi hi sinh năm 1969, đến năm 1985 mới công nhận liệt sĩ. Do đó, 16 năm sau, ba chị em tôi đều đã qua 18 tuổi nên không được hưởng tiền trợ cấp thân nhân liệt sĩ (không có sổ trợ cấp lĩnh tiền).
    Nay theo chế độ Nhà nước quy định, chúng tôi muốn làm thủ tục xin cấp thẻ BHYT thì cần những loại giấy tờ nào?
    Hiện nay tôi chỉ còn Bằng Tổ quốc ghi công của Bố.

    Luật sư tư vấn:

    Khoản 1 Điều 41 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định những văn bản, bản sao để làm thẻ BHYT:

    “Điều 41. Thủ tục mua bảo hiểm y tế

    1. Người thuộc diện mua bảo hiểm y tế sau đây lập bản khai (Mẫu BH1 hoặc Mẫu BH2) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã:

    Xem thêm: Các trường hợp được bảo hiểm y tế chi trả, mức chi trả BHYT

    a) Người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

    b) Người có công với cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp một lần; (trường hợp này phải kèm thêm bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến; Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng);

    c) Thân nhân không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng của Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động 61% trở lên;

    d) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

    2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm xác nhận bản khai, lập danh sách đề nghị mua thẻ bảo hiểm y tế tại địa phương gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

    3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này, có trách nhiệm kiểm tra đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế, đảm bảo nguyên tắc không cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế; lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

    4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều này có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và làm thủ tục mua bảo hiểm y tế.”

    Theo đó, ba chị em bạn chỉ cần lập bản khai theo mẫu danh cho nhân thân BH2 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH và gửi UBND cấp xã để được cấp thẻ BHYT.

    Xem thêm: Chế độ đối với thân nhân liệt sỹ đã mất

    7. Đổi thẻ bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang công tác tại Uỷ ban nhân dân xã hiện là công chức Văn Hóa – Xã Hội thời gian công tác của tôi đến nay đã đóng bảo hiểm là 14 năm và được cộng nối thời gian công tác phục vụ trong quân đội là 3 năm tổng = 17 năm quyền lợi đang hưởng thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng công chức được thanh toán viện phí theo thẻ được hưởng 80% nay tôi muốn chuyển đổi thẻ sang thẻ theo đối tượng thuộc Nghị Định 62-CP được hưởng quyền lợi khi thanh toán viện phí là 100% viện phí/lần điều trị được không, nếu được thủ tục xin chuyển đổi thẻ như thế nào xin Luật sư cho tôi biết, Trân trọng cảm ơn.?

    Luật sư tư vấn:

    Bạn nêu bạn có thời gian phục vụ trong quân đội là 3 năm và bạn thuộc đối tượng thuộc Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg. Điều này có nghĩa là bạn thuộc đối tượng người có công với cách mạng được quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC. Bên cạnh đó, bạn hiện đang công tác tại Uỷ ban nhân dân xã và đã đóng bảo hiểm là 14 năm, thì theo Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 bạn lại thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Cụ thể:

    ” Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

    1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động)….”

    Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 thì trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật  bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014. Điều này có nghĩa là bạn sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên được xác định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, tức là đối tượng người lao động vì đối tượng người lao động xếp trên đối tượng người có công với cách mạng.

    Về mức hưởng bảo hiểm y tế của bạn thì theo Điểm a, đ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:

    ” Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

    1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

    a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này.
    ….
    đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

    2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.

    Như vậy, theo quy định trên đối tượng người có công với cách mạng có mức hưởng bảo hiểm y tế cao hơn mức hưởng của người lao động nên bạn sẽ được hưởng bảo hiểm y tế với mức là 100% chi phí khám chữa bệnh theo đối tượng người có công khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

    Theo quy định tại điểm a, Mục 2 Công văn 4996/2014/BHXH-CSYT quy định:

    “2. Chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế

    a) Người có thẻ bảo hiểm y tế mang mã quyền lợi số 3 hoặc số 4 được chuyển đổi lên mã quyền lợi số 2 trong các trường hợp sau:

    – Đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc: có hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 25/01/2012 của Liên Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.”

    Theo đó, trường hợp bạn thuộc đối tượng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, có hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC thì bạn sẽ được chuyển đổi thẻ bảo hiểm y tế lên mã quyền lợi số 2; với mức hưởng bảo hiểm y tế là 100%. Để chuyển đổi mã quyền lợi bảo hiểm y tế thì bạn làm hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Quyết định 959/QĐ- BHXH. Theo đó, để chuyển đổi mức quyền lợi bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

    – Tờ khai theo mẫu TK1-TS;

    – Thẻ bảo hiểm y tế của bạn;

    – Bản sao giấy tờ làm căn cứ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế như giấy tờ chứng minh thời gian bạn phục vụ trong quân đội. Các giấy tờ này được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC.

    Bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi được cấp thẻ bảo hiểm y tế để thực hiện thay đổi quyền lợi bảo hiểm y tế của mình.

    8. Hỏi về thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sĩ

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào Luật sư: Tôi là con liệt sỹ, đang làm ở doanh nghiệp thuộc diện bảo hiểm bắt buộc ở Hà Nội, hiện tôi có tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp. Hỏi thủ tục để được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo diện chính sách con liệt sĩ cần những hồ sơ gì, làm ở đâu? Doanh nghiệp và cá nhân có phải trích đóng 4,5% mức lương tham gia BHXH nữa không? Xin cảm ơn!

    Luật sư tư vấn:

    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là con liệt sĩ – thân nhân liệt sĩ và đang muốn làm hồ sơ hưởng bảo hiểm y tế đối với thân nhân liệt sĩ. Bạn làm hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sỹ. Điều 6 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau đây:

    + Giấy báo tử.

    + Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”.

    + Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.

    + Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân (Mẫu LS5).

    Đồng thời bạn gửi kèm Bản khai của người thuộc diện mua Bảo hiểm y tế (Mẫu BH1 hoặc mẫu BH2). Bạn gửi hồ sơ lên Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi gia đình đang cư trú để giải quyết theo trình tự, thủ tục sau:

    + Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận các giấy tờ trên có trách nhiệm xác nhận bản khai, lập danh sách đề nghị mua thẻ bảo hiểm y tế tại địa phương gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

    + Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định trên có trách nhiệm kiểm tra đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế, đảm bảo nguyên tắc không cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế; lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

    + Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ trên có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và làm thủ tục mua bảo hiểm y tế.

    hoi-ve-thu-tuc-cap-the-bao-hiem-y-te-cho-than-nhan-liet-si

    Luật sư tư vấn thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sĩ:1900.6568

    Về việc đóng bảo hiểm y tế tại công ty: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:

    “2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này. 

    Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. 

    Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.”

    Theo các đối tượng quy định tại Điều 13 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng là nhóm thứ nhất, đối tượng là thân nhân liệt sĩ là nhóm thứ 3 do đó theo quy định trên bạn thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì bạn vẫn tham gia theo thứ tự đầu tiên là người lao động do đó bạn và người sử dụng lao động vẫn phải trích 4,5%/tiền lương hàng tháng để đóng bảo hiểm y tế.

    Về mức hưởng bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất là thân nhân liệt sĩ.

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.182 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bảo hiểm y tế

    Liệt sỹ

    Thẻ bảo hiểm y tế


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Công văn số 2544/BHXH-CST về việc hướng dẫn cấp thẻ bảo hiểm y tế và cấp sổ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 2544/BHXH-CST về việc hướng dẫn cấp thẻ bảo hiểm y tế và cấp sổ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Công văn 5349/BHXH-CST về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ Công an nhân dân năm 2011 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 5349/BHXH-CST về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ Công an nhân dân năm 2011 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

    Công văn 772/BHXH-CST hướng dẫn, xử lý vướng mắc trong phát hành thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 772/BHXH-CST hướng dẫn, xử lý vướng mắc trong phát hành thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

    Công văn 3905/BYT-BH về thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với nạn nhân chất độc hóa học có thẻ bảo hiểm y tế do Bộ Y tế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3905/BYT-BH về thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với nạn nhân chất độc hóa học có thẻ bảo hiểm y tế do Bộ Y tế ban hành

    Công văn 3841/BHXH-CST về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân quân nhân từ đủ 80 tuổi trở lên do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3841/BHXH-CST về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân quân nhân từ đủ 80 tuổi trở lên do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

    Công văn 3282/BHXH-HCTH thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3282/BHXH-HCTH thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Công văn 4321/BHXH-CST về tăng cường quản lý trong công tác phát hành thẻ Bảo hiểm y tế của thành phố Hà Nội

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4321/BHXH-CST về tăng cường quản lý trong công tác phát hành thẻ Bảo hiểm y tế của thành phố Hà Nội

    Công văn 4828/BHXH-NVGĐ1 về chuyển thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4828/BHXH-NVGĐ1 về chuyển thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Công văn 2870/BHXH-CST năm 2013 đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 2870/BHXH-CST năm 2013 đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Công văn 961/BHXH-CST năm 2013 hướng dẫn tính tiền thẻ bảo hiểm y tế trùng năm 2012 do Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 961/BHXH-CST năm 2013 hướng dẫn tính tiền thẻ bảo hiểm y tế trùng năm 2012 do Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí

    Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí. Tư vấn pháp luật về trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900.1950 .

    Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trung tâm dịch vụ việc làm

    Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm? Quyền hạn của trung tâm dịch vụ việc làm? Vai trò của các trung tâm dịch vụ việc làm?

    Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?

    Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm? Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè hay không? Mức xử phạt đối với hành vi ;ấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh?

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02) mới nhất 2022

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022. Hướng dẫn điền mẫu, khai mẫu, ghi mẫu số HK02 theo quy định mới nhất 2022 của Bộ Công An.

    Thực hiện pháp luật là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?

    Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là việc thực hiện các hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo là gì? Nghĩa vụ của bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu giấy cam kết, văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng

    Mẫu giấy cam kết, đơn xác nhận, văn bản thỏa thuận tài sản riêng chi tiết nhất. Cách thức xác nhận tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Quy định về tủ thuốc cấp cứu, danh mục các loại thuốc cần có

    Quy định về danh mục các loại thuốc trong tủ thuốc của doanh nghiệp? Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc?

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung của vợ chồng mới nhất 2022

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung? Mẫu văn bản từ chối tài sản chung của vợ chồng? Đăng ký tài sản chung của vợ chồng? Căn cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng? Quyền định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng? Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Quy định về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất?

    Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Trình tự thủ tục nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Các bước lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch của doanh nghiệp?

    Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục, hồ sơ cần những gì?

    Tìm hiểu về bản sao giấy khai sinh hợp lệ? Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục làm giấy khai sinh bản sao?

    Doanh thu bán hàng là gì? Công thức tính doanh thu bán hàng?

    Doanh thu bán hàng là gì? Doanh thu bán hàng trong tiếng Anh là gì? Cách tính doanh thu bán hàng? Cách tăng doanh thu bán hàng?

    Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức

    Tìm hiểu về nhận thức? Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức? Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Ví dụ về nghiên cứu định lượng?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Nghiên cứu định lượng trong tiếng Anh là gì? Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng? Đặc điểm và ví dụ của nghiên cứu định lượng? Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính?

    Phản ánh trong tâm lý học là gì? Các hình thức của phản ánh?

    Phản ánh theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin? Sự phản ánh trong tâm lý học là gì? Các loại phản ánh trong tâm lý? Các hình thức của hiện tượng phản ánh trong tâm lý?

    Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8

    Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám năm 1945?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh là gì? Ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Phòng đào tạo là gì? Chức năng, nhiệm vụ của phòng đào tạo?

    Phòng đào tạo là gì? Phòng đào tạo tiếng Anh là gì? Chức năng của phòng đào tạo? Nhiệm vụ của phòng đào tạo trong doanh nghiệp?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá