Hiện nay, vấn đề xây dựng hành lang bảo vệ công trình ngầm, cáp điện ngầm là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vậy quy định về hành lang bảo vệ công trình ngầm, cáp điện ngầm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là công trình ngầm, cáp điện ngầm?
Công trình ngầm được hiểu là những công trình xây dựng được đặt dưới mặt đất hoặc dưới mực nước, thường là những công trình về công nghiệp, giao thông, viễn thông, điện, nước,…Có thể kể đến một số công trình như đường hầm, đường chạy cáp, hệ thống thoát nước, công trình giao thông ngầm (bao gồm đường ô tô, hầm đường sắt đô thị – tàu điện ngầm, hầm cho người đi bộ, nhà ga, bến, bãi đỗ xe và các công trình phục vụ giao thông khác có liên quan,..), đường ống kỹ thuật,…
Cáp điện ngầm là hệ thống cáp được sử dụng với mục đích dẫn tải dòng điện lớn dưới lòng đất hoặc nước. Cáp ngầm được thiết kế với một cấu trúc vô cùng đặc biệt, gồm một ruột đồng cách điện bằng vỏ PVC để bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài và đảm bảo tín hiệu truyền tải tốt. Cáp nhầm được dùng với mục đích chôn ngầm trong tường hoặc nền đất giúp giảm thiểu các nguy cơ va chạm và tổn hại cho hệ thống.
Việc sử dụng cáp điện ngầm đã và đang được ưu tiên sử dụng bởi ưu điểm lớn nhất là không chiếm diện tích bề mặt đất, sẽ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết cũng như môi trường xảy ra xung quanh.
2. Quy định hành lang bảo vệ công trình ngầm, cáp điện ngầm:
Hành lang bảo vệ công trình ngầm, cáp điện ngầm được hiểu là khu vực quy định nhằm mục đích để bảo vệ công trình ngầm, cáp điện ngầm tránh những tác động xấu từ môi trường cũng như bảo vệ an toàn cho con người hoạt động, làm việc tại các khu vực đó.
Hành lang sẽ luôn được đặt bao quanh các khu vực công trình ngầm, cáp điện ngầm với một khoảng cách được quy định theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn.
Cụ thể hành lanh bảo vệ công trình ngầm, cáp điện ngầm được quy định tại Điều 14
– Về chiều dài của hành lang: sẽ được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.
– Về chiều rộng của hành lang:
Theo quy chuẩn chiều rộng của hành lang sẽ được giới hạn bởi yếu tố sau:
+ Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp.
+ Hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước, cụ thể là:
Loại cáp điện | Đặt trực tiếp trong đất | Đặt trong nước | ||
Đất ổn định | Đất không ổn định | Nơi không có tàu thuyền qua lại | Nơi có tàu thuyền qua lại | |
Khoảng cách | 1,0 m | 1,5 m | 20,0 m | 100,0 m |
+ Về chiều cao: xác định sẽ tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp. Trường hợp cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước thì độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5 m.
Đối với trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn trạm điện được quy định như sau:
– Trường hợp các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện, cụ thể là:
+ Với điện áp đến 22kV: khoảng cách sẽ là 2,0m.
+ Với điện áp 35kV: khoảng cách sẽ là 3,0m.
– Trường hợp trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn đến điểm ngoài cùng của móng, kè bảo vệ tường hoặc hàng rào thì chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định như sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 110 kV | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách | 2,0 m | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m |
– Trường hợp các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại: khi đó hành lang bảo vệ sẽ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại.
Lưu ý: đối với nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện sẽ phải đảm bảo những vấn đề sau:
+ Không được làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện.
+ Không xâm phạm đường ra vào trạm điện.
+ Không xâm phạm đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không.
+ Không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm tại khu vực công trình ngầm, cáp điện ngầm:
Tại Điều 4 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm tại khu vực công trình ngầm, cáp điện ngầm bao gồm:
– Hành vi trộm cắp, tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện.
– Trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.
– Khi chưa có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý lưới điện cao áp mà đã có hành vi sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác.
– Tại khu vực gần lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện mà thực hiện hành vi thả diều hoặc vật bay.
– Tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện cao áp mà tiến hành lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác.
– Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.
– Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
– Đào đất gây lún sụt lưới điện cao áp, trạm điện.
– Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.
– Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.
– Hành vi nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của lưới điện.
– Hành vi đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố lưới điện, trạm điện hay nhà máy điện.
– Hành vi điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của lưới điện cáp áp nhỏ hơn 100 m, ngoại trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.
– Khi chặt cây, tỉa cây mà để cây đổ vào đường dây diện.
– Có hành vi lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa lưới điện cao áp để chặt cây.
– Thực hiện các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới đất cao áp.
4. Vai trò của các công trình ngầm, cáp điện ngầm và hành lang bảo vệ:
Hiện tại, ở hầu hết các nước trên thế giới, việc sử dụng công trình ngầm, cáp điện ngầm rất phổ biến và có vai trò quan trọng.
Tùy từng lĩnh vực và việc sử dụng công trình ngầm, cáp điện ngầm sẽ có những vai trò khác nhau. Cụ thể:
– Trong lĩnh vực về điện, công trình ngầm, cáp điện ngầm sẽ có vai trò cho việc truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến các điểm khu dân cư, nhà xưởng hoặc các tòa nhà. Việc sử dụng công trình ngầm, cáp điện ngầm sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tiết kiệm không gian, và đảm bảo tốt trong việc an toàn của người dân hay không gây ảnh hưởng đến quang cảnh đô thị.
– Trong lĩnh vực về viễn thông: công trình ngầm, cáp điện ngầm sẽ có vai trò cho việc truyền tải thông tin hoặc mạng internet; truyền hình vệ tinh, sóng điện thoại hoặc các dịch vụ viễn thông khác,… Tốc độ truyền tải khi sử dụng công trình ngầm, cáp điện ngầm sẽ rất cao và ổn định, tránh được nhiều sự cố.
– Việc xây dựng hành lang bảo vệ công trình ngầm, cáp điện ngầm là điều vô cùng cần thiết và có vai trò lớn. Có thể kể đến như để bảo đảm an toàn cho các công trình đường ống, dây diện và các hệ thống công nghiệp khác. Bên cạnh đó, việc xây dựng hành lang còn giúp bảo vệ sự an toàn của con người. Hệ thống hành lang được tạo ra bằng cách đặt các biện pháp bảo vệ như xây dựng tường rào bảo vệ, biển báo cảnh báo, các biện pháp khác,… khi đó sẽ giúp tránh được các tai nạn hoặc các sự cố không mong muốn xảy ra.
Như vậy, có thể thấy trong cuộc sống hiện tại, việc sử dụng công trình ngầm, cáp điện ngầm có vai trò vô cùng quan trọng, bên cạnh đó việc xây dựng hành lang bảo vệ là rất cần thiết và được ưu tiên.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện.