Khái quát về tàu cá và cảng cá? Tàu cá và cảng cá có tên trong tiếng Anh là gì? Quy định đối với tàu cá Việt Nam ra, vào cảng cá? Quy định đối với tàu nước ngoài hoạt động thủy sản tại Việt Nam ra, vào cảng cá?
Việt Nam được biết là một trong các quốc gia có đường bờ biển dài và việc tàu thuyền đi tại và tham gia vào đánh bắt thủy hải sản rất lớn. Chính vì vậy mà việc kiểm soát tàu cá Việt Nam và cả tàu cá nước ngoài ra vào cảng là rất cần thiết. Việc này để đảm bảo được an ninh quốc gia, đồng thời cũng nhằm mục đích quản lý tầu thuyển trên biển và vùng biển nước ta theo như quy định của pháp luật hiện hành. Vậy quy định đối với tàu cá Việt Nam và nước ngoài ra, vào cảng cá ra sao? Hãy tìm hiểu nội dung liên quan đến vấn đề này trong bài viết dưới đây:
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật thủy sản năm 2017.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tàu cá và cảng cá?
Trên cơ sở quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật thủy sản năm 2017, quy định về khái niệm tàu cá là: “20. Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản”.
Tàu cá là một chiếc thuyền hoặc tàu dùng để đánh bắt cá trên biển, trên hồ, sông. Nhiều loại tàu khác nhau được sử dụng trong đánh bắt cá thương mại, thủ công và giải trí. Tổng số tàu cá trên thế giới năm 2016 ước tính vào khoảng 4,6 triệu chiếc, không thay đổi so với năm 2036. Đội tàu ở châu Á là lớn nhất, bao gồm 3,5 triệu tàu, chiếm 75% đội tàu toàn cầu. Ở châu Phi và Bắc Mỹ, số lượng tàu ước tính giảm so với năm 2014 lần lượt chỉ hơn 30.000 và gần 5.000 tàu. Đối với Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Caribe và Châu Đại Dương, tất cả các con số đều tăng lên, phần lớn là do những cải tiến trong thủ tục ước tính.
Rất khó để ước tính số lượng tàu câu cá giải trí. Chúng có nhiều kích cỡ từ xuồng nhỏ đến tàu tuần dương thuê lớn, và không giống như tàu đánh cá thương mại, thường không chuyên dụng chỉ để đánh bắt cá.
Trước những năm 1950, có rất ít tiêu chuẩn hóa tàu đánh cá. Các thiết kế có thể khác nhau giữa các cảng và nhà máy đóng thuyền. Theo truyền thống, thuyền được đóng bằng gỗ, nhưng gỗ hiện nay không thường được sử dụng vì chi phí bảo trì cao hơn và độ bền thấp hơn. Sợi thủy tinh được sử dụng ngày càng nhiều trong các tàu đánh cá nhỏ hơn đến 25 mét (100 tấn), trong khi thép thường được sử dụng trên các tàu cao hơn 25 mét.
Trên cơ sở quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017, quy định về khái niệm cảng cá là: “24. Cảng cá là cảng chuyên dụng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng cá và vùng nước cảng cá.”
Như vậy có thể thấy, Cảng cá được biết đến là địa điểm như bến cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, bến tàu, cầu cảng, nơi cung cấp các phương tiện cập bến, cập bến cho tàu cá và các khu vực lân cận của chúng được bố trí làm bãi sửa chữa, lắp đặt tiếp nhiên liệu, nước đá, hội trường đấu giá, nhà máy chế biến cá và trong các giới hạn đó có thể do Chính phủ quy định tại từng thời điểm
2. Tàu cá và cảng cá có tên trong tiếng Anh là gì?
Tàu cá – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Fishing Vessel.
Fishing vessel means a watercraft with or without a motor, including ships catching aquatic resources, logistics ships catching aquatic resources.
Cảng cá – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Fish Harbour.
Fish Harbour is a specialized port for fishing vessels, including port land and mooring water area. Port land includes wharves, warehouses, factories, administrative areas, logistics services, trade, export and import of aquatic products. (According to the Fisheries Law 2017)
3. Quy định đối với tàu cá Việt Nam ra, vào cảng cá?
Trên thực tế hiện nay, để tránh tàu thuyền va chạm và không có chỗ neo đậu tại cảng thì những tàu cá của Việt Nam vào cảng cá thì thuyền trưởng của các tàu cá cần phải thực hiện việc
Khi tiếp cận và vào trong cảng cá thì thuyền trưởng cần phải tuân thủ sự điều động tàu của tổ chức quản lý cảng cá và nội quy của cảng cá khi tàu vào cảng cá việc này nhằm mục đích bảo đảm an ninh trật tự tại cảng cá và cũng thuận tiện cho việc kiểm soát tàu rcas khi ra vào cảng. Không những phải tuân thù sự điều động tàu của tổ chức quản lý cảng cá mà phải tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chấp hành quy định của pháp luật là việc của chủ tàu và thuyền trưởng phải làm.
Đây là một trong những nghĩa vụ rất quan trong mà pháp luật quy định về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn cho người và tàu cá. Với việc quy định này để nhằm mục đích vảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên biển, tránh tình trạng khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển và gây ra ô nhiễm môi trường. (Khoản 3 Điều 82 Luật Thủy sản 2017)
Cũng giống như việc vào cảng của tàu cá Việt nam thì khi rời cảng thuyền trưởng phải thông báo ít nhất trước 01 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc mà thuyền trưởng phải làm khi ra vào cảng là phải thông báo.
Bên cạnh việc quy định về việ ra vào cảng cũng như quy định về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về việc kha thác và bảo vệ môi trường biển thì pháp luật cũng có quy định về các trường hợp tàu cá không được rời cảng cá theo như quy định tại Khoản 5 Điều 82 Luật Này như sau:
“5. Tàu cá không được rời cảng cá trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện an toàn cho người và tàu cá;
b) Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật;
c) Có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu cá theo quyết định của
Như vậy, có thể thấy rằng, để đảm bảo điều kiện an toàn cho tàu cá và các thành viên trên tàu thì đối với những tàu cá không bảo đảm điều kiện an toàn thì sẽ không được rời cảng. Hay những trường hợp vi phạm pháp luật của tàu cá khi bị tạm giữ phương tiện, có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu cá theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền thì tàu cá cũng không được tiếp tục ra khỏi cảng ca để tránh những hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo sảy ra.
4. Quy định đối với tàu nước ngoài hoạt động thủy sản tại Việt Nam ra, vào cảng cá?
Khác với tàu cá của Việt nam thì tàu cá nước ngoài khi ra vào cảng cá Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định ra vào cảng cá tại Điều 83 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Theo như quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đối với tàu cá nước ngoài ra vào cảng cá Việt nam thì cần phải có giấy phép hoạt động thủy sản hoặc cảng cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận đối với những cảng cá mà tàu cá dó được vào và cảng cá đó phải được ghi rõ trông giấy theo như quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì để vào cảng cá tàu cá phải thông báo ít nhất là 24 giời chứ không phải là 01 giờ như tàu cá Việt Nam.
Trong nội dung thông báo phải bao gồm: tên tàu, hô hiệu, số đăng ký tàu, cỡ loại tàu, cơ quan cấp giấy phép khai thác, sản lượng, loài thủy sản trên tàu, thời gian dự kiến cập cảng và yêu cầu trợ giúp nếu có, đây là những nội dung cần thiết trong việc kiển soát và quản lý ăn ninh trật tự tại cảng cá mà các tàu cá nước ngoài cần phải tuân thủ khi muốn ra vào cảng cá của nước ta.
Bên cạnh đó, theo như quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Này thì thuyền trưởng khi vào cảng cá phải tuân thủ nội quy của cảng cá và sự điều động tàu của tổ chức quản lý cảng cá, xuất trình và khai báo các thông tin, giấy tờ sau đây:
“a) Sổ danh bạ thuyền viên và hộ chiếu của người đi trên tàu;
b) Giấy phép hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
c) Mục đích vào cảng cá;
d) Thời gian chuyến biển;
đ) Khối lượng, thành phần loài thủy sản khai thác hoặc được chuyển tải trên tàu cá đối với tàu khai thác và tàu vận chuyển thủy sản;
e) Vị trí, vùng biển khai thác, sản lượng thủy sản trên tàu đối với tàu khai thác thủy sản”.
Sau khi tàu cá đã vào cảng thì thuyền trưởng, thuyền viên và người trên tàu phải thực hiện thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch theo quy định của pháp luật. Đây được xem là một quy định rất cần thiết trong việc quản lý người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép. hay là những hàng hóa nhập lậu, kể các việc kiểm dịch cũng rất cần thiết để tránh được những nguồn bệnh lạ lây lan vào nước ta.
Đối với khoản thời gian tàu cá rời cảng cá, thuyền trưởng phải thông báo ít nhất trước 12 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá. Khoản thời gian này so với thời gian vao cảng được quy định bằng một nửa. Bê cạnh đó, pháp luật nước ta cũng có quy định về các trường hợp bất khả kháng của tàu cá vẫn được phép ra vào cảng mà không cần phải thông báo trước. Những sao khi vào cảng thì thuyền trưởng cần phải thông báo theo như quy địnhc ủa pháp luật hiện hành.