Điều động công chức là khái niệm để chỉ việc công chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định điều chuyển từ cơ quan, đơn vị này đến làm việc tại cơ quan, đơn vị khác. Và dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề điều động công chức từ tỉnh này sang tỉnh khác có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Quy định điều động công chức từ tỉnh này sang tỉnh khác:
Trước hết, điều động công chức có thể được hiểu là việc công chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định điều chuyển từ tổ chức này sang tổ chức khác mà không có sự thay đổi về quyền hạn và chức vụ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể ra quyết định điều động công chức từ tỉnh này sang tỉnh khác. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP, có quy định về trường hợp ra quyết định điều động công chức. Theo đó, việc điều động công chức sẽ được thực hiện khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Có yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
-
Theo kế hoạch hoặc theo quy hoạch sử dụng công chức trong các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Có sự chuyển đổi vị trí công tác, làm việc theo quy định của Đảng và pháp luật.
Như vậy, chỉ có thể ra quyết định điều động công chức từ tỉnh này sang tỉnh khác khi thuộc một trong 03 trường hợp nêu trên.
Đồng thời, cần phải lưu ý về thẩm quyền điều động công chức. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền điều động công chức. Khi đó, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức được phân công quản lý công chức sẽ có thẩm quyền ra quyết định điều động đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình hoặc trình lên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều động công chức theo quy định của pháp luật.
2. Công chức được điều động từ tỉnh này sang tỉnh khác sẽ được hưởng chế độ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP, có quy định về chế độ chính sách đối với công chức được điều động. Theo đó:
-
Công chức giữ chức danh quản lý, giữ chức danh lãnh đạo khi được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới được xác định thấp hơn so với phụ cấp chức vụ hiện tại đang đảm nhiệm thì công chức được điều động sẽ được quyền bảo lưu phụ cấp chức vụ trong khoảng thời gian 06 tháng;
-
Các cơ quan và tổ chức cử công chức biệt phái cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lương cho công chức phải đảm bảo đầy đủ các quyền lợi khác cho công chức trong khoảng thời gian công chức được cử đi biệt phái, bố trí các công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái;
-
Trong trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc và công tác tại nơi vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì sẽ được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, công chức được điều động từ tỉnh này sang tỉnh khác thì vẫn được hưởng đầy đủ chế độ quyền lợi liên quan đến phụ cấp. Trong trường hợp phụ cấp tại nơi công chức được điều động chuyển công tác thấp hơn so với mức phụ cấp chức vụ hiện hưởng thì công chức đó sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong khoảng thời gian 06 tháng.
3. Trình tự điều động công chức được quy định ra sao?
Vấn đề điều động công chức hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019, được hướng dẫn tại Điều 26 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Theo đó, trình tự và thủ tục điều động công chức được thực hiện như sau:
-
Căn cứ vào quy hoạch, căn cứ vào nhu cầu công tác, căn cứ vào năng lực và sở trường của từng công chức khác nhau, người đứng đầu cơ quan và tổ chức được phân công/phân cấp quản lý công chức sẽ tiến hành hoạt động xây dựng kế hoạch, xây dựng quy hoạch, đưa ra các biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý của mình, báo cáo lên cấp có thẩm quyền để xem xét và đưa ra quyết định thực hiện trên thực tế;
-
Lập danh sách công chức cần phải điều động;
-
Đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp nhất định. Riêng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo hoặc công chức giữ chức vụ quản lý thì quy trình, trình tự và thủ tục điều động công chức sẽ được tiến hành giống như trường hợp bổ nhiệm đối với công chức lãnh đạo, công chức quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Theo đó, đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 46 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP, có quy định về trình tự và thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo hoặc giữ chức vụ quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ban ngành, địa phương. Theo đó, thủ tục và quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác đến được tiến hành như sau:
(1) Trong trường hợp nhân sự do các cơ quan, tổ chức đề xuất thì tập thể ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức sẽ tiến hành hoạt động thảo luận, thống nhất về chủ trương đường lối, tiến hành một số công việc như:
-
Gặp mặt nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để tiến hành hoạt động trao đổi ý kiến liên quan đến yêu cầu nhiệm vụ công tác;
-
Tiến hành hoạt động trao đổi ý kiến đối với tập thể ban lãnh đạo và các cấp ủy cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương điều động nhân sự, lấy nhận xét đánh giá của tập thể ban lãnh đạo và nhận xét đánh giá của cấp ủy cơ quan/tổ chức đối với nhân sự được điều động, tiến hành hoạt động nghiên cứu thành phần hồ sơ và xác minh lý lịch của nhân sự được điều động;
-
Tiến hành hoạt động thảo luận, xem xét, đánh giá, nhận xét và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm cần phải đạt mức độ trên 50% tổng số thành viên trong tập thể ban lãnh đạo đồng ý, trong trường hợp nhân sự đạt mức thấp hơn 50% thì sẽ do người đứng đầu ban lãnh đạo quyết định, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau lên cấp có thẩm quyền để cấp có thẩm quyền xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng;
-
Ra
quyết định bổ nhiệm đối với nhân sự theo thẩm quyền hoặc trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(2) Trong trường hợp nhân sự do các cơ quan cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài các cơ quan, tổ chức đó thì cơ quan có trách nhiệm tham mưu về tổ chức cán bộ, nhân sự của cơ quan cấp trên cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện một số công việc như sau:
-
Tiến hành hoạt động trao đổi ý kiến với tập thể ban lãnh đạo và trao đổi ý kiến với cấp ủy của cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự liên quan đến hoạt động dự kiến điều động và bổ nhiệm;
-
Trao đổi ý kiến với tập thể ban lãnh đạo và trao đổi ý kiến với cấp ủy cơ quan, tổ chức nơi nhân sự đang công tác liên quan đến chủ trương điều động, chủ trương bổ nhiệm, đồng thời lấy ý kiến nhận xét và đánh giá của tập thể ban lãnh đạo cùng với ý kiến của cấp ủy cơ quan, tổ chức; tiến hành hoạt động nghiên cứu thành phần hồ sơ và xác minh lý lịch;
-
Tiến hành hoạt động gặp mặt nhân sự dự kiến điều động, dự kiến bổ nhiệm để có thể trao đổi ý kiến chuyên môn liên quan đến yêu cầu nhiệm vụ công tác;
-
Chủ trì và phối hợp với các cơ quan ban/ngành có liên quan để thẩm định nhân sự;
-
Ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, trước khi ra quyết định điều động công chức, người đứng đầu các cơ quan được phân công/phân cấp quản lý công chức đó cần phải tiến hành hoạt động gặp mặt công chức, trong quá trình gặp mặt cần phải nêu rõ mục đích điều động và sự cần thiết của việc điều động để lắng nghe ý kiến của công chức, công chức có thể đưa ra đề xuất ý kiến của mình, trước khi ra quyết định điều động theo thẩm quyền hoặc báo cáo lên cấp có thẩm quyền ra quyết định.
THAM KHẢO THÊM: