Việc đóng bảo hiểm xã hội phải tuân thủ những quy định nhất định, pháp luật quy định như thế nào về việc đóng bảo hiểm xã hội?
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA với tư cách là một trong những công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Doanh nghiệp – Lao động luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng. Bài viết này, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA bằng các quy định của pháp luật, chúng tôi đưa đến cho bạn đọc các kiến thức cơ bản về việc đóng bảo hiểm xã hội
1. Phương thức tư vấn
– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA
– Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật sư: 1900.6568
– Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ tới hòm thư của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA
2. Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động:
1. Hàng tháng, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại các mục a, b, c, d kể trên đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
2. Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng BHXH hàng tháng cũng tính bằng 5% mức tiền lương, tiền công; phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần.
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động:
1. Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại các mục a, b, c, d kể trên như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH.
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp.
+ 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
2. Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động tại mục đ kể trên như sau:
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp.
+ 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức là 22%.
3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hàng tháng cũng như quy định tại khoản 1 kể trên; phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, hàng quý hoặc sáu tháng một lần.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong
3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 kể trên cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
2. Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006
– Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006
– Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 1 năm 2007