Quy định của pháp luật về vay tín chấp ngân hàng? Trình tự tiến hành cho vay tín chấp ngân hàng được pháp luật quy định như thế nào?
Hiện nay, hoạt động vay tín chấp ngân hàng không còn xa lạ nữa, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ như thế nào là vay tín chấp cũng như trình tự để được vay tín chấp ngân hàng. Pháp luật hiện hành đã quy định rất cụ thể về vấn đề này như sau:
1. Khái niệm
Vay tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp. Khái niệm trên cho thấy, vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảo đảm mà cao hơn, tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay, thông thường là các doanh nghiệp.
2. Đặc điểm
– Một là, vay tín chấp không thể thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.
– Hai là, thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.
– Ba là, người vay (các doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.
– Bốn là, sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng và vì vậy, khó khăn là lẽ đương nhiên.
>>> Luật sư
3. Hình thức vay tín chấp
Theo quy định tại Điều 373 – “Bộ luật dân sự 2015” thì vay tín chấp được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.
4. Trình tự cho vay tín chấp
– Bước 1: Nhận hồ sơ vay tín chấp: Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của bạn nhân viên tín dụng sẽ giúp hướng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp.
– Bước 2: Thẩm định đơn xin vay: Căn cứ vào khả năng tài chính đây là căn cứ rất quy định vì điều kiện xem người vay vốn có khả năng trả nợ hay không? Căn cứ vào nơi cư trú để ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể xác minh cũng như đảm bảo hơn uy tín của người vay tín dụng.
– Bước 3: Phân tích tín dụng: Phía ngân hàng tiến hành đánh giá khả năng vay vốn và hoàn trả vốn vay của khách hàng dựa trên 3 nội dung sau: đánh giá khả năng tài sản của khách hàng, đánh giá các khoản nợ, đánh giá phương án vay vốn của khách hàng.
– Bước 4: Xét duyệt và cho vay: Nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để kiểm tra, xem xét và tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình lên giám đốc duyệt. Khi đó giám độc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định của các cẩm để xem xét việc cho vay hay không. Nếu được duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ
– Bước 5: Ký hợp đồng và giải ngân: sau khi đơn xin vay tín chấp được thẩm định và phê duyệt thì tiến hành ký hợp đồng. Nội dung của hợp đồng đảm bảo yêu cầu tại Điều 373 – “Bộ luật dân sự 2015”.
– Bước 6: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới: Thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm 1 phần khoản vay gốc và số tiền lãi. Số tiền này đã được thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng đã ký trước đó. Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp.
Hoạt động vay tín chấp luôn đi kèm với nó hoạt động thu hồi nợ như thế nào? Với những quy định rõ ràng về vay tín chấp giúp cho mọi người hiểu hơn về hoạt động này có kiến thức nhất định khi tham gia vào quan hệ vay tín chấp ngân hàng.