Quy định của pháp luật về kết thúc thời gian thử việc. Hậu quả pháp lý khi thời gian thử việc kết thúc. Chấm dứt thử việc.
Quy định của pháp luật về kết thúc thời gian thử việc. Hậu quả pháp lý khi thời gian thử việc kết thúc. Chấm dứt thử việc.
Bộ luật lao động có quy định về việc kết thúc thời gian thử việc như sau:
Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Với quy định trên thấy được rằng pháp luật đã quy định hai nội dung quan trọng liên quan đến thử việc đó là : Thứ nhất đó là việc giao kết
1.Việc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đã hoàn thành thử việc
Khoản 1 Điều 129 đã quy định theo hướng ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đã đạt yêu cầu thử việc mà hai bên đã thỏa thuận. Để thực hiện trách nhiệm này, người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá đối với người lao động thử việc và thông báo kết quả thử việc đó cho người lao động biết.
Thời điểm người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động và thời điểm người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động chính thức đối với người lao động đạt yêu cầu thử việc được quy định cụ thể theo điều 7 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của
2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của
Theo quy định này thì đối với các trường hợp quy định thời gian thử việc tối đa là 60 ngày và 30 ngày, trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử. Còn đối với các trường hợp quy định thời gian thử việc tối đa là 06 ngày làm việc, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử. Với những người lao động không đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có quyền không giao kết với người lao động đó. Đối với những người lao động đạt yêu cầu thì khi kết thức thời gian thử việc , người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Về quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc của các bên
Khoản 2 Điều 129 quy định :Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận
Từ quy định trên thấy được điều kiện các bên cần đáp ứng khi hủy bỏ quan hệ thử việc là chứng minh được bên kia không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Quyền hủy bỏ quan hệ thuộc về cả hai bên. Thông thường, người lao động rời bỏ người sử dụng lao động trong thời gian thử việc thì người sử dụng lao động cũng khó ràng buộc được trách nhiệm gì đối với người lao động, cho dù người lao động không đưa ra được bằng chứng về việc người sử dụng lao động không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận, vì pháp luật không quy định bất kỳ trách nhiệm gì đối với người lao động trong trường hợp này. Nghĩa vụ giải trình ở đây chỉ mang tính hình thức.
Tuy nhiên, đối với người sử dụng lao động hủy bỏ quan hệ thử việc thì rất có thể phải đối mặt với việc bị người lao động khiếu kiện và trong trường hợp này người sử dụng lao động buộc phải chứng minh trước người lao động và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện. Nếu người sử dụng lao động không chứng minh được , không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chấp nhận thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm đối với việc hủy bỏ quan hệ thử việc.