Hoạt động kinh doanh cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện kinh doanh ra sao?
Hoạt động kinh doanh cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện kinh doanh ra sao? Công ty LUẬT DƯƠNG GIA sẽ giải đáp các thắc mắc trên của quý khách hàng về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật như sau
1. Khái niệm điều kiện kinh doanh.
Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy đinh: “Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác”.
2. Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh.
Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy đinh: “Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định”. Theo đó, mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác nhau cần đáp ứng các điều kiện khác nahu theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của
“1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành).
2. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
a) Giấy phép kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
đ) Xác nhận vốn pháp định;
e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
– Về bản chất, giấy phép kinh doanh (GPKD) và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau như sau: GPKD là loại giấy tờ cấp cho những ngành nghề kinh doanh hạn chế. Do đó, có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh do pháp luật quy định nhưng do nó là ngành nghề kinh doanh hạn chế nên vẫn có thể không được cấp GPKD. Còn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là loại giấy cấp cho doanh nghiệp để doanh nghiệp được phép hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh do pháp luật quy định.
Chứng chỉ hành nghề có thể hiểu là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định.
– Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là giấy chứng nhận sự tồn tại hợp pháp của hợp đồng bảo hiểm.
– Xác nhận vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia: