Công chứng viên được xác định là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Dưới đây là bài viết về quy định căn cứ xem xét điều kiện làm công chứng viên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát về công chứng viên:
- 2 2. Quy định căn cứ xem xét điều kiện làm công chứng viên:
- 3 3. Các giai đoạn, quá trình được bổ nhiệm làm công chứng viên:
- 4 4. Công chứng viên sau khi được bổ nhiệm công chứng viên có thể làm việc ở những vị trị nào?
- 5 5. Công chứng viên được miễn nhiệm khi nào?
1. Khái quát về công chứng viên:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về công chứng viên. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật Công chứng năm 2018 hiện nay có quy định về công chứng viên như sau: công chứng viên là khái niệm để chỉ những chủ thể có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về công chứng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Nhìn chung thì công chứng viên là một người đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đã đưa ra xoay quanh lĩnh vực này. Về chức năng xã hội của công chứng viên thì cũng được quy định cụ thể tại Điều 3 của Luật Công chứng năm 2018, theo đó thì công chứng viên là chủ thể cung cấp các dịch vụ công do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành ủy nhiệm thực hiện với mục đích đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia trong các giao dịch dân sự, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên trong hợp đồng, công chứng viên còn có vai trò trong việc phòng ngừa các tranh chấp và góp phần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể là cá nhân và tổ chức, thông qua đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung.
2. Quy định căn cứ xem xét điều kiện làm công chứng viên:
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về căn cứ xem xét điều kiện để làm công chứng viên? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu các quy định xoay quanh vấn đề hành nghề công chứng viên. Có thể nói, Điều kiện đầu tiên của một chủ thể muốn hành nghề công chứng đó là phải có bằng cử nhân luật phù hợp với quy định của pháp luật đồng thời đương nhiên tuân thủ theo quy định tại Điều 3 của Luật Công chứng năm 2018 hiện hành – tức là tuân thủ theo các nguyên tắc hành nghề công chứng, phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật, phải đảm bảo được tính khách quan và trung thực. Có thể đánh giá rằng, mặc dù điều kiện hành nghề công chứng nghe có vẻ chỉ mang tính nguyên tắc chung chung, tuy nhiên đây là một số những điều kiện vô cùng cần thiết cho người có quyền hành nghề công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Vì nếu như áp dụng một cách triệt để các điều kiện này thì tất cả những người đã từng vi phạm hiến pháp và pháp luật, hoặc những chủ thể đã từng bị kết án theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc những chủ thể bị xem xét là người thiếu khách quan và thiếu trung thực, thì rất khó được hành nghề và trở thành công chứng viên. Vì thế cho nên theo quy định của pháp luật nước ta, công chứng viên được xem là một trong những chủ thể hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng viên.
Cụ thể, căn cứ theo Điều 8 của Luật Công chứng viên năm 2018 hiện nay, những chủ thể mang quốc tịch Việt Nam và thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ đầy đủ theo các quy định của hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây thì sẽ được xem xét và tiến hành bổ nhiệm với chức vụ là công chứng viên:
– Có bằng cử nhân Luật của các cơ sở đào tạo thành lập theo đúng quy định của pháp luật;
– Có thời gian công tác pháp luật với số năm là 5 năm trở lên tại các đơn vị và các tổ chức, hoặc tại các cơ quan khi đã có bằng cử nhân luật nêu trên;
– Tốt nghiệp khoa đào tạo hành nghề công chứng tại học viện tư pháp;
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Đảm bảo yêu cầu về sức khỏe trong quá trình thực hiện hoạt động hành nghề công chứng.
Như vậy thì để được bổ nhiệm làm công chứng viên cần phải đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn như đã phân tích ở trên.
3. Các giai đoạn, quá trình được bổ nhiệm làm công chứng viên:
Quá trình được bổ nhiệm làm công chứng viên sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản như sau:
– Các chủ thể mang quốc tịch là công dân Việt Nam và thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam, có đạo đức và phẩm chất tốt tuân thủ theo đúng hiến pháp và pháp luật của Việt Nam, đã ra trường và có bằng cử nhân luật theo các cơ sở đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật, sau đó có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật với thời gian từ 05 năm trở lên tại các tổ chức và các cơ quan khi có bằng cử nhân luật, và đảm bảo yêu cầu về sức khỏe trong quá trình hành nghề công chứng. Nếu đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản đó thì các chủ thể này cần phải tham gia khóa đào tạo hành nghề công chứng tại Học viện tư pháp thuộc Bộ Tư pháp trong thời gian 12 tháng để được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khoa đào tạo nghề công chứng theo đúng quy định của pháp luật;
– Sau khi đã có giấy chứng nhận tốt nghiệp khoa đào tạo nghề công chứng tại Học viện tư pháp thì các chủ thể cần phải tập sự hành nghề công chứng tại một tổ chức hành nghề công chứng trong khoảng thời gian đó là 12 tháng, và thời hạn 12 tháng này sẽ được tính kể từ ngày bạn đăng ký tập sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận bạn làm tập sự viên. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, nếu chúng ta không thể liên hệ được với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện để nhận tập sự viên về việc tập sự tại tổ chức đó thì cần phải có đơn đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Tư pháp Ở địa phương nơi mình muốn tập sự để cơ quan này tiến hành hoạt động bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện để nhận tập sự viên công chứng. Sau khi đã hết thời hạn tập sự, thì người tập sự hành nghề công chứng sẽ cần phải báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của chủ thể là công chứng viên hướng dẫn và có xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Tư pháp nơi mà mình đã đăng ký tập sự. Người đã đạt yêu cầu kiểm tra kết quả hành nghề công chứng sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng theo đúng quy định của pháp luật;
– Khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện nêu trên thì các chủ thể cần làm một bộ hồ sơ nộp Đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Tư pháp nơi người đó đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Có nhiều cách thức nộp hồ sơ khác nhau, các chủ thể có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp. Và trong thời hạn luật định đó là 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, tức là khi nhận được bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của các chủ thể có nhu cầu, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Tư pháp sẽ phải có văn bản đề nghị lên Bộ trưởng Bộ tư pháp tiến hành bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, nếu như từ chối đề nghị thì chủ thể có thẩm quyền sẽ cần phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do chính đáng cho người nộp hồ sơ;
– Cuối cùng là trong thời hạn luật định, hiện nay được xác định là 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Tư pháp, thì chủ thể là Bộ trưởng Bộ Tư phải tiến hành xem xét và
4. Công chứng viên sau khi được bổ nhiệm công chứng viên có thể làm việc ở những vị trị nào?
Công chứng viên sau khi được bổ nhiệm hành nghề công chứng đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đã phân tích ở trên thì có thể làm việc ở những vị trí khác nhau, cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng năm 2018 hiện hành, như sau:
– Công chứng viên của các Phòng công chứng;
– Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
– Công chứng viên làm việc theo chế độ
5. Công chứng viên được miễn nhiệm khi nào?
Có thể căn cứ vào tình hình thực tế mà những người được bổ nhiệm làm công chứng viên, theo nguyện vọng của họ hoặc có thể bị miễn nhiệm trong trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Về vấn đề này, căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật Công chứng năm 2018 thì công chứng viên sẽ được miễn nhiệm trong một số trường hợp sau đây:
– Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của chính công chứng viên đó;
– Miễn nhiệm công chứng viên khi công chứng viên đó chuyển sang làm việc tại một công việc khác.
Khi công chứng viên bị miễn nhiệm thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Tư pháp nơi mà công chứng viên đó đang đăng ký hành nghề. Trong thời hạn luật định hiện nay đó là 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của chủ thể là công chứng viên, khi chủ thể có thẩm quyền đó là Sở tư pháp sẽ phải có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi đến Bộ trưởng Bộ tư pháp xem xét và phê duyệt. Trong thời hạn 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên của Sở tư pháp, thì Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ cần phải tiến hành xem xét và quyết định miễn nhiệm công chứng viên theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công chứng năm 2018.