Đối tượng thực hiện hoạt động khuyến mại? Quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại? Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử phạt như thế nào?
Hoạt động khuyến mại trên thị trường hiện nay được thực hiện khá phổ biến và rất đa dạng, pháp luật quy định về khuyến mại được ghi nhận tại luật thương mại 2005, theo đó khi thương nhân thực hiện hoạt động này cần thực hiện đúng quy định của luật khuyến mại và không được vi phám những hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Cụ thể những hành vi đó là gì? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật thương mại 2005
1. Đối tượng thực hiện hoạt động khuyến mại
Hiện nay, khuyến mại là hình thức đang rất được sự thu hút bởi nó đánh vào tâm lí của khách hàng, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định tương đối cụ thể và chi tiết về đối tượng được đăng ký khuyến mại. Như vậy nên thương nhân khi đăng ký khuyến mại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định này.
Thương nhân đăng kí khuyến mại cần lưu ý thực hiện đúng quy định về trình tự và thủ tục, có thể thấy đây là thủ tục tương đối phổ biến hiện nay, khi mà nhiều cá nhân tổ chức trong xã hội lựa chọn hình thức này để kích cầu, thu hút người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình. Theo đó nên việc phải có hiểu biết pháp luật về đăng ký khuyến mại là điều cốt yếu để doanh nghiệp được Sở Công thương hoặc Bộ công thương xác nhận, cho phép tiến hành hoạt động khuyến mại.
Theo quy định của pháp luật thương mại đề ra thì với đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối như bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật, có nghĩa vụ thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, có hai chủ thể có trách nhiệm tiến hành thủ tục đăng ký khuyến mại là:
– Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại
– Thương nhân là nhà phân phối thực hiện hoạt động khuyến mại
Bên cạnh đó có thể thấy pháp luật cũng quy định thương nhân trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức chương trình khuyến mại mang tính may rủi và chương trình khuyến mại trong đó quá trình thực hiện có sử dụng mạng internet, phương tiện điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin… phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho phép. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là Sở Công thương chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tại Bộ Công thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và chương trình khuyến mại theo các hình thức khác.
2. Quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
Khi thực hiện hoạt động khuyến mại cần tuân thủ những nguyên tắc và quy định theo Luật Thương mại 2005, theo đó những hành vi sau sẽ bị cấm thực hiện trong hoạt động khuyến mại. Tại Điều 100 Luật Thương mại 2005 quy định những hành vi sẽ bị cấm trong hoạt động khuyến mại đó là:
1. Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
6. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
7. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
9. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
10. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.
Theo như quy định của luật thương mại 2005 quy định cụ thể có nêu về khuyến mại đó là quyền của thương nhân được pháp luật ghi nhận trong hoạt động kinh doanh. Cơ hội khuyến mại mà thương nhận khuyến mại có được là vấn đề nhạy cảm vì nó có thể tạo ra những khó khăn cho thương nhân khác, có thể đụng chạm tới khách hàng và tính lành mạnh của môi trường kinh doanh. Để ngăn ngừa những tác động tiêu cực này, pháp luật quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Cụ thể, các hành vi đó được Luật thương mại 2005 quy định tại Điều 100 đã nêu như trên.
Như vậy gồm có 10 hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, có thể thấy những hành vi này là hành vi cụ thể khác nhau nhưng nó đều có đặc điểm chung là gây hại cho sức khỏe con người, tác động xấu tới con người và ảnh hưởng tới xã hội. Chính vì thế nên pháp luật quy định để cấm thương nhân thực hiện hành vi khuyến mại đó. Nếu có hành vi khuyến mại vi phạm quy định này thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy từng hành vi và mức độ khác nhau sẽ có hình thức xử phạt tương ứng.
3. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử phạt như thế nào?
Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Theo quy định tại điều 34. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Nghị định Số: 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh cụ thể:
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
b) Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
c) Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
d) Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Theo quy định như trên chúng ta có thể thấy pháp luật có quy định cụ thể về mức phạt đối với hành vi này là từ 60.000.000 triệu đồng tới 100.000.000 đồng, tùy theo từng mức độ và hành vi mà áp dụng các mức phạt. Như vậy nên đối với hoạt động khuyến mại, Thương nhân sẽ thực hiện các hoạt động nhằm hướng tới việc lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn đến hàng hóa của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực tế đang diễn ra nhiều hành vi mà thương nhân thực hiện không nhằm mục đích đó. Trên thực tế có rất nhiều các hoạt động khuyến mại được thực hiện với mục đích xấu như là các hành vi làm hạn chế sức ảnh hưởng giữa các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh. Hay đơn giản là làm cho khách hàng nhầm tưởng mặt hàng cùng loại giữa các doanh nghiệp với nhau. Để giảm thiểu các hành vi này tiếp tục diễn ra. Pháp luật đã quy định các chế tài xử phạt đối với các hành vi này.
Hiện nay đối với quy định về chế tài hình sự Nếu hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được đặt ra. Căn cứ pháp lý tại Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” –
Ngoài ra có chế tài dân sự quy định cụ thể là căn cứ theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ pháp lý tại Chương XX –
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại” và các thông tin có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.