Quy định về mức phụ cấp tiền ăn ca đối với người lao động. Mức phụ cấp tiền ăn ca của người lao động là bao nhiêu, có bị giới hạn không?
Quy định về mức phụ cấp tiền ăn ca đối với người lao động. Mức phụ cấp tiền ăn ca của người lao động là bao nhiêu, có bị giới hạn không?
I. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 10/2012/TT-BLĐTBXH;
– Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
II. Luật sư tư vấn:
“Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
“Điều 23. Nội dung
hợp đồng lao động 1.
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
….
Điều 102. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương
Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.”
Như vậy, theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” các khoản phụ cấp nói chung (bao hồm cả phụ cấp tiền ăn ca) là nội dung không được pháp luật cụ thể mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. Việc phụ cấp tiền ăn ca có thể thực hiện dưới hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn hoặc trả tiền trực tiếp cho người lao động. Mức phụ cấp này không bị pháp luật giới hạn.
Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC có quy định:
“g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.”
>>>
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2012/TT-BLĐTBXH quy định:
“3. Các công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước, từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.’
Như vậy, mức phụ cấp tiền ăn ca thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động không bị giới hạn mức tối đa nhưng nếu vượt quá 680.000 đồng/người/tháng thì sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân phần vượt quá đó đối với người lao động.