Hải quan là một trong những ngành đặc thù thực hiệm việc giám sát, kiểm tra hàng hoá được vận chuyển qua lại trong nước và quốc tế. Đối tượng làm việc trong ngành phải sử dụng trang phục riêng, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng. Dưới đây là quy định về quản lý và sử dụng trang phục trong ngành hải quan.
Mục lục bài viết
1. Quản lý và sử dụng trang phục trong ngành hải quan:
1.1. Quy định về sử dụng trang phục trong ngành hải quan:
Hiện nay, trong một số ngành nghề đặc thù thì các đối tượng phải tuân thủ trang phục khi tham gia làm nhiệm vụ, và các hoạt động khác. Một trong số đó phải kể đến quy định về trang phục trong ngành hải quan, theo điều 5 Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về sử dụng trang phục xuân – hè, thu – đông thể hiện như sau:
– Cá nhân làm việc trong ngành hải quan phải mặc trang phục xuân – hè, thu – đông hi làm nhiệm vụ, tham dự các lớp học, tập huấn, đào tạo, hội nghị của ngành (trừ các trường hợp mặc: thường phục dân sự quy định tại khoản 3 Điều 2; lễ phục quy định tại khoản 1 Điều 4; trang phục chống buôn lậu quy định tại khoản 1 Điều 6 và trang phục bảo hộ lao động quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế này);
– Khi mang, mặc trang phục xuân – hè, thu – đông, người sử dụng phải mặc trang phục đồng bộ theo mẫu số 02 đính kèm Quy chế này, trong đó:
+ Đối với nam thì trang phục xuân – hè đồng bộ phải có đặc điểm là : áo ngắn tay hoặc áo dài tay, quần, phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất chân, giày da đen, biển tên, mũ kê pi theo quy định.
+ Trong trường hợp trang phục xuân – hè đồng bộ cho nữ sẽ là: áo ngắn tay hoặc áo dài tay, quần hoặc juýp, phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, giày da đen, biển tên, mũ kê pi theo quy định;
+ Khi thời tiết sang thu đông thì cá nhân sẽ sử dụng trang phục thu – đông đồng bộ cho nam gồm: áo thu – đông, áo sơ mi trắng, quần, cà vạt, phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất chân, giày da đen, biển tên, mũ kê pi theo quy định;
+ Trang phục thu – đông đồng bộ cho nữ gồm: áo thu – đông, áo sơ mi trắng, quần hoặc juýp, cà vạt, phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, giày da đen, biển tên, mũ kê pi theo quy định.
– Quy định về thời gian mang mặc trang phục phù hợp:
Theo Điều 3 của Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 thời gian mang, mặc trang phục kiểu dáng xuân – hè, thu – đông như sau:
+ Sẽ tiến hành sử dụng trang phục kiểu dáng xuân – hè: từ tháng 4 đến hết tháng 10 hàng năm.
+ Trang phục kiểu dáng thu – đông được sử dụng đối với thời tiết từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau.
– Việc đưa ra quyết định sử dụng trang phục phải căn cứ vào nhiệt độ của môi trường làm việc, thời tiết tại từng đơn vị, thủ trưởng đơn vị điều chỉnh thống nhất thời gian sử dụng trang phục kiểu dáng xuân – hè, kiểu dáng thu – đông tại điểm a, b khoản này: trong trường hợp nhiệt độ thời tiết hoặc môi trường làm việc dưới 20°C thì công chức, viên chức, người lao động mặc trang phục kiểu dáng thu – đông, nếu nhiệt độ từ 20°C trở lên thì mặc trang phục kiểu dáng xuân – hè nhưng khi sinh hoạt tập trung phải mặc loại trang phục do thủ trưởng đơn vị quyết định.
– Tranh phục mặc trong ngành hải quan cũng có thể thay đổi linh hoạt bởi công chức, viên chức, người lao động khi đi công tác, dự hội nghị của ngành sẽ phải tuân thủ quy định của Tổng cục hoặc tại Hải quan địa phương nếu những cơ quan này có yêu cầu thực hiện mang, mặc trang phục theo quy định của chương trình công tác, hội nghị hoặc của đơn vị đến công tác (trong trường hợp chương trình công tác, hội nghị không có quy định riêng).
1.2. Quy định về quản lý trang phục:
– Khi nhận được trang phục cấp theo mùa khác nhau thì cá nhân là Công chức, viên chức, người lao động phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định. Hành vi tự ý cho, mượn, đổi, bán trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan là vi phạm quy định nên sẽ bị nghiêm cấm tuyệt đối;
Đối với trường hợp công chức khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì Đơn vị trực tiếp quản lý công chức này phải tiến hành hoạt động thu hồi hải quan hiệu, cấp hiệu, biển tên, phù hiệu, mũ kêpi đã cấp;
– Công chức, viên chức, người lao động khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi, nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát.
2. Cơ quan nào chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch may sắm, cấp phát hàng năm trang phục Hải quan?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 có quy định về trách nhiệm của các đơn vị trong hoạt động liên quan đến may săm, cấp phát hàng năm trạng phục Hải Quan như sau:
– Đối tượng là Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan sẽ phải chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị mình và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định này.;
– Quy định về trách nhiệm trong triển khai may sắm:
+ Cục trưởng Cục Tài vụ – Quản trị sẽ có trách nhiệm tổng hợp, lập kế hoạch may sắm, cấp phát hàng năm trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức trang phục hải quan tại Quyết định số 322/QĐ-BTC ngày 19/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và đề xuất của các đơn vị; thực hiện may sắm, cấp phát trang phục hải quan cho các đơn vị; hướng dẫn cho các đơn vị trong Ngành tổ chức may trang phục theo đúng mẫu quy định.
– Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách cấp 3 thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch may sắm trang phục hải quan hàng năm cho công chức, viên chức, người lao động đảm bảo nguyên tắc tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 322/QĐ-BTC ngày 19/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; trang phục bảo hộ lao động cho công chức, viên chức, người lao động và trang phục bảo vệ, trang phục khác cho người lao động trong đơn vị cũng được cơ quan này đưa ra quyết định việc may sắm, cấp pháp;
– Hoạt động triển khai may sắp cũng phải được giám sát chặt chẽ nên theo quy định thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì cùng các đơn vị chức năng giúp Lãnh đạo Tổng cục kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong Ngành thực hiện Quy định này; Cá nhân này có trách nhiệm giám sát và kịp thời phát hiện, đề xuất lãnh đạo Tổng cục xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân thực hiện không đúng quy định và xem xét thi đua, khen thưởng các đơn vị, cá nhân chấp hành tốt Quy chế này.
– Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai ,mà xuất hiện các vướng mắc phát sinh, các đơn vị không được tự ý giải quyết mà phải báo cáo về Tổng cục Hải quan (qua Cục Tài vụ – Quản trị) để kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
3. Có phải đơn vị hay cá nhân nào làm việc trong Cục Hải quan hay Chi cục hải quan đều được trang bị trang phục chống rét:
Hiện nay danh mục đơn bị được trang vị trang phục chống rét đã được quy định Kèm theo Quyết định số 1062/QĐ-TCHQ ngày 09/4/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Theo đó, Đơn vị/Cá nhân được trang bị sau đây sẽ được cấp trang phục thu đông này gồm:
– Đầu tiên, phải kể đến các cá nhân là Công chức, viên chức, người lao động làm việc trên tàu tuần tra, kiểm soát thuộc: Hải đội 1 thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu và các Cục Hải quan tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An;
– Nếu làm việc trong Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng thì được trang bị những trang phục này;
– Đồng thời, tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên cũng được cấp trang phục chống rét;
– Ngoài ra, còn có Cục Hải quan tỉnh Hà Giang;
– Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn;
– Cục Hải quan tỉnh Lào Cai;
– Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Bắc Phong Sinh, cảng Vạn Gia thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong khi đến mùa đông thời tiết khắc nghiệt nên sẽ được cấp phát;
– Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa;
– Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thuộc Cục Hải quan tỉnh Nghệ An;
– Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh;
– Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình;
– Chi cục Hải quan A Đớt thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên – Huế;
– Chi cục Hải quan Đà Lạt thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk;
– Chi cục Hải quan cửa khẩu Nam Giang thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.
Trên đây là tất cả các đơn vị làm việc trong Cục Hải quan,Chi cục hải quan được cấp trang phục chống rét khi công tác trong ngành Hải quan.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 về Quy chế quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành.
THAM KHẢO THÊM: