Để hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam diễn ra theo đúng quy định của pháp luật thì kiểm tra viên hải quan đóng vai trò vô cùng quan trọng, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa trước khi hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì kiểm tra viên hải quan là gì? Và tiêu chuẩn nghiệp vụ của kiểm tra viên hải quan như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kiểm tra viên hải quan là gì?
Kiểm tra viên hải quan là nhân viên công tác và làm việc tại Tổng cục hải quan, kiểm tra viên hải quan có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu, quá trình lưu thông hàng hóa, phương tiện tại khu vực cửa khẩu, kiểm tra viên hải quan có vai trò đảm bảo các chủ thể cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về thuế, phí và các quy định khác có liên quan đến thủ tục hải quan. Kiểm tra viên hải quan sẽ kiểm tra các loại giấy tờ, tài liệu, chứng từ, thành phần hồ sơ và hàng hóa để có thể đánh giá tính chính xác, tính hợp pháp và đáp ứng quy định trong lĩnh vực hải quan. Kiểm tra viên hải quan thông thường sẽ liên lạc với cơ quan chức năng để giám sát và phối hợp trong các hoạt động có liên quan. Kiểm tra viên hải quan có vai trò quan trọng bảo vệ nguồn ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia, đặc biệt là tại khu vực cửa khẩu. Vì vậy, để có thể trở thành kiểm tra viên hải quan thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 của Thông tư 29/2022/TT-BTC, có quy định cụ thể về kiểm tra viên hải quan. Theo đó, kiểm tra viên hải quan có mã số 08.051. Cụ thể như sau:
(1) Về chức năng. Kiểm tra viên hải quan được xem là công chức hải quan có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản trong lĩnh vực hải quan, kiểm tra viên hải quan trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên.
(2) Nhiệm vụ của kiểm tra viên hải quan, bao gồm các nhiệm vụ cơ bản sau:
– Thực hiện quy trình, thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu, hoạt động quá cảnh, hành khách/phương tiện vận tải thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh/quá cảnh tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật;
– Áp dụng đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để tiến hành thủ tục điều tra, thu thập, xử lý thông tin cần thiết trong quá trình phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
– Đề xuất và đưa ra ý kiến với Ban lãnh đạo để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan.
Theo đó, kiểm tra viên hải quan có nhiều nhiệm vụ quan trọng. Có thể đưa ra khái niệm cơ bản về kiểm tra viên hải quan như sau:
Kiểm tra viên hải quan là khái niệm để chỉ công chức hải quan, kiểm tra viên hải quan có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản trong lĩnh vực hải quan, trực tiếp thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật ghi nhận cụ thể trong quy chế quản lý, trong quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên.
2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của kiểm tra viên hải quan?
Để có thể trở thành kiểm tra viên hải quan, cần phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định, trong đó bao gồm tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Thông tư 29/2022/TT-BTC, có quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm tra viên hải quan. Theo đó, tiêu chuẩn nghiệp vụ để trở thành kiểm tra viên hải quan bao gồm:
– Cần phải nắm giữ chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nắm vững quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam trong công tác hải quan, nắm vững chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và ngành tài chính;
– Cần phải nắm vững và vận động linh hoạt các nguyên tắc, quy chế quản lý, chế độ, quy trình nghiệp vụ hải quan, cần phải có khả năng phân tích đánh giá, nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy chế nghiệp vụ hải quan trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao;
– Cần phải có khả năng tiếp thu, khả năng nắm bắt các thông tin cần thiết, nắm bắt các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác quản lý chuyên môn như kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, kỹ năng sử dụng phương tiện kĩ thuật đã được trang bị;
– Cần phải có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản, cần phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo, sử dụng được các tiếng dân tộc thiểu số đối với các công chức hải quan công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, tiêu chuẩn nghiệp vụ để trở thành kiểm tra viên hải quan bao gồm các tiêu chuẩn nêu trên.
Bên cạnh đó, cần phải đáp ứng thêm điều kiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo. Bao gồm:
– Cần phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
– Cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với các công chức ngạch chuyên viên và cấp tương đương.
Bên cạnh đó, đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên hải quan thì ngoài các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo như phân tích nêu trên, cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện cơ bản, đang giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp hải quan, có thời gian giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp hải quan/cấp tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ đủ 03 năm (trong đó không bao gồm thời gian tập sự và thử việc), và đồng thời cần phải có tối thiểu 12 tháng liên tục giữ chức vụ kiểm tra viên trung cấp hải quan tính đến ngày hết thời hạn nộp thành phần hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
3. Kiểm tra viên hải quan được xếp vào công chức loại mấy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư 29/2022/TT-BTC, có quy định về vấn đề sếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan và dự trữ. Theo đó:
– Ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế (được xác định với mã số 06.036), kiểm tra viên cao cấp hải quan (được xác định với mã số 08.049) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 1 (được xác định với mã A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00. Ngạch kế toán viên cao cấp (được xác định với mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (có mã A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
– Ngạch kiểm tra viên chính thuế (được xác định với mã số 06.037), kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050), kỹ thuật viên bảo quản chính (được xác định với mã số 19.220) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (có mã A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Ngạch kế toán viên chính (được xác định với mã số 06.030) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 2 (có mã A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38;
– Ngạch kế toán viên (được xác định với mã số 06.031), kiểm tra viên thuế (được xác định với mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (được xác định với mã số 08.051), kỹ thuật viên bảo quản (được xác định với mã số 19.221) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Theo đó thì có thể nói, kiểm tra viên hải quan hiện nay đang được áp dụng hệ số lương đối với công chức loại A1, tức là hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.
THAM KHẢO THÊM: