Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình chính vì vậy nhà nước có quyền quản lý người lao động.
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo
Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên, nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị.
Khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì Nhà nước sẽ xây dựng những nội dung quản lý người lao động để họ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như những quy định của pháp luật nước ngoài.
Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước sẽ xây dựng những chiến lược, kế hoạch cụ thể khi người lao động đi làm việc ở nước được đảm bảo và tốt nhất cho người lao động.
Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước sẽ tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động để người lao động hiểu và tuân thủ theo quy định của nước ngoài.
Quy định nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động mới sang nước ngoài nên kiến thức cũng như hiểu biết về pháp luật còn hạn chế chính vì vậy mà Nhà nước cung cấp những tài liệu cần thiết cho người lao động để người lao động thêm những hiểu biết nhất định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; nghiên cứu để thực hiện quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mã số.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tổ chức hoạt động xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; quy định khu vực, ngành, nghề và công việc mà người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài; cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động.
Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.