Các phương thức thức bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự:
- 2 2. Các phương thức thức bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo pháp luật Việt Nam hiện hành:
- 2.1 2.1. Phương thức bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo thủ tục hành chính:
- 2.2 2.2. Phương thức bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bị mật cá nhân, bí mật gia đình theo trách nhiệm dân sự:
- 2.3 2.3. Phương thức bản vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bị mật cá nhân, bí mật gia đình theo trách nhiệm hình sự:
1. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự:
Là tổng hợp các phương thức theo quy định của pháp luật mà cá nhân, pháp nhân tự mình hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện để việc bảo đảm cho các quyền về nhân thân và quyền về tài sản liên quan đến các giao dịch dân sự tránh khỏi những xâm phạm nhất định.
Phương thức bảo vệ quyền dân sự được ghi nhận tại Điều 11 Bộ luật dân sự, cụ thể: “Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
- Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật..
Thứ nhất, công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền dân sự của mình: Theo đó, cá nhân, pháp nhân nếu phát hiện quyền dân sự của mình bị vi phạm thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tôn trọng và thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền dân sự của mình một cách hợp pháp nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình.
Thứ hai, buộc chấm dứt hành vi vi phạm: Đây là biện pháp hầu hết các chủ thể thực hiện đầu tiên khi phát hiện có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình bằng việc yêu cầu các bên có hành vi vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm (Ví dụ: Buộc phải chấm dứt hành vi nói xấu, bịa đặt, xuyên tạc các thông tin nhằm gây mất uy tín, danh dự cá nhân).
Thứ ba, buộc xin lỗi, cải chính công khai: Là việc yêu cầu các chủ thể có hành vi vi phạm thực phải xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đính chính lại những thông tin sai lệch, khôi phục lại danh dự, uy tín cho chủ thể bị xâm phạm.
Thứ tư, buộc thực hiện các nghĩa vụ: Là việc yêu cầu bên chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo những nghĩa vụ mà hai bên đã giao kết, xác lập trong hợp đồng, biên bản thỏa thuận, giấy xác nhận,…và đã được các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền chứng minh là đúng ( ví dụ: Buộc trả lại tài sản đã mượn khi đã hết thời hạn mượn, buộc trả tiền thuê nhà theo đúng hạn thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản…)
Thứ năm, buộc bồi thường thiệt hại: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra: thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Pháp luật không quy định cụ thể mức bồi thường nên hai bên sẽ căn cứ vào những thiệt hại thực tế xảy ra và điều kiện kinh tế của mỗi bên để thỏa thuận khoản bồi thường.
Thứ sáu, hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền: Việc hủy quyết định của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền phải do một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Thứ bảy, các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật: Trường hợp quyền dân sự bị vi phạm hoặc có tranh chấp thì phương thức bảo vệ quyền dân sự được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài.
2. Các phương thức thức bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo pháp luật Việt Nam hiện hành:
2.1. Phương thức bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo thủ tục hành chính:
Được thực hiện trong những trường hợp luật định. Khi người có hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính bằng một quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính. Quyết định này được ban hành bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể được xem xét lại tại Tòa án. Theo đó bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hành chính khi có hành vi xâm phạm. Cụ thể:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ- CP quy định rõ việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Hoặc hành vi bóc mở, chiếm đoạt thư từ của người khác theo Khoản 3 Điều 8
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bóc mở bưu gửi trái pháp luật, tráo đổi nội dung bưu gửi;
b) Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; hủy bưu gửi trái pháp luật;..
2.2. Phương thức bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bị mật cá nhân, bí mật gia đình theo trách nhiệm dân sự:
Khi có hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thì chủ thể bị xâm phạm có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án hoặc tự mình bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai để buộc chủ thể có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi vi phạm; bên cạnh đó có thể yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường các thiệt hại về vật chất/tinh thần nếu có (Điều 11 và điều 14
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
2.3. Phương thức bản vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bị mật cá nhân, bí mật gia đình theo trách nhiệm hình sự:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
– Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào; – Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
– Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
– Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác được thực hiện do lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là hành vi trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn cố ý để mặc hậu quả xảy ra. Người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác có nhiều động cơ khác nhau: động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ của người phạm tội chỉ có ý thức trong việc quyết định hình phạt. Mục đích của người phạm tội là mong muốn xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Tuy nhiên mức độ có khác nhau, có người chỉ mong muốn xem trộm rồi dán lại, có người chiếm đoạt….