Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động được diễn ra trong ngân hàng, đây là một hoạt động không còn quá xa lạ đối với mỗi cá nhân hay tổ chức khi thực hiện việc vay tín chấp hoặc thế chấp tại ngân hàng. Vậy bảo lãnh trực tiếp là gì? Phương thức bảo lãnh ngân hàng trực tiếp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng là gì?
Trong quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có quy định về khái niệm bảo lãnh ngân hàng như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
Như vậy, đối với hoạt động bảo lãnh trong ngân hàng thì đây cũng được coi là một hình thức huy động vốn đối với người đi vay và là hình thức cấp tín dụng đối với bên ngân hàng. Từ hoạt động bảo lãnh này sẽ phát sinh ra nghĩa vụ tài chính đối với bên đi vay và việc theo dõi đảm bảo khoản vay đối với khách hàng của bên ngân hàng. Việc bảo lãnh này tuy được thực hiện ký kết dựa trên thỏa thuận nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện theo quy định pháp luật của nhà nước.
Hoạt động bảo lãnh là một trong những hoạt động được phép thực hiện trong ngân hàng thương mại, nội dung này được quy định tại Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 như sau:
Điều 98. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Vì đây là một hoạt động được phép thực hiện trong ngân hàng thương mại nên việc quy định cũng rất rõ ràng và chặt chẽ về hình thức thực hiện, quy trình thực hiện và các vấn đề pháp lý liên quan.
2. Các đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng theo quy định pháp luật:
Đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng thì đây là một giao dịch thương mại rất đặc thù trong hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng thì tổ chức tín dụng hay ngân hàng không chỉ có vị trí là người bảo lãnh cho đối tượng được bảo lãnh mà còn có thêm một vị trí là một chủ thể kinh doanh ngân hàng, là chủ thể duy trì hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời nghĩa vụ dân sự đối với các chủ thể liên quan trong nội dung bảo lãnh cũng từ đây mà phát sinh.
Đối với giao dịch bảo lãnh ngân hàng sẽ được thực hiện trên hai loại hợp đồng bao gồm hợp đồng dịch vụ là hợp đồng bảo lãnh và một hợp đồng khác có nội dung cam kết bảo lãnh. Mối quan hệ của hai hợp đồng này mang tính chất tác động nhân quả,nghĩa vụ của hợp đồng này là quyền lợi của hợp đồng kia và ngược lại. Tuy độc lập về nội dung và chủ thể nhưng vè mặt bản chất hai hợp đồng vẫn có sự liên kết và ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất định trong hợp đồng.
Chính vì những đặc tính nêu trên nên giao dịch bảo lãnh trong hoạt động ngân hàn được gọi là một giao dịch kép mặc dù các đặc điểm của nó không khác gì một giao dịch hai bên hay một loại
Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng là một hình thức bảo lãnh vô điều kiện, bảo lãnh độc lập.Bởi nó được thực hiện chủ yếu dựa trên tình thần hoàn toàn tự nguyện và thực hiện một cách tự do dựa trên những nguyên tắc nhất định và tuân thủ theo quy định pháp luật.
Đối với hình thức thực hiện bảo lãnh ngân hàng, các bên tham gia thực hiện luôn phải tuân thủ theo các nguyên tắc. Trong đó nguyên tắc thực hiện theo chứng từ là một nguyên tắc vô cùng quan trọng. Mỗi giai đoạn của bảo lãnh bao gồm cam kết bảo lãnh,trách nhiệm và mức độ bảo lãnh luôn phải được thực hiện bằng văn bản và phải có căn cứ sơ cở xác nhận một cách cụ thể và chi tiết trước khi thực hiện
3. Các hình thức của hoạt động bảo lãnh ngân hàng:
Các loại bảo lãnh ngân hàng được phân loại dựa trên các yếu tố như sau:
Thứ nhất, bảo lãnh ngân hàng được phân loại theo phương thức phát hành gồm có:
+ Bảo lãnh trực tiếp
+ Bảo lãnh gián tiếp
+ Bảo lãnh được xác nhận
+ Đồng bảo lãnh
Thứ hai, bảo lãnh ngân hàng được phân loại theo hình thức sử dụng gồm có:
+ Bảo lãnh có điều kiện
+ Bảo lãnh vô điều kiện
Thứ ba, bảo lãnh ngân hàng được phân loại theo mục đích sử dụng gồm có:
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Bảo lãnh thanh toán
+Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)
+ Bảo lãnh dự thầu
+ Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
+Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
+ Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn
Bên cạnh đó , bảo lãnh ngân hàng còn có các loại bảo lãnh khác như sau:
+ Thư tín dụng dự phòng (L/C)
+Bảo lãnh thuế quan
+Bảo lãnh hối phiếu
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán
4. Tìm hiểu về phương thức bảo lãnh ngân hàng trực tiếp:
4.1. Khái niệm về phương thức bảo lãnh ngân hàng trực tiếp:
Là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm bảo lãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh. Người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh.
4.2. Điều kiện để bảo lãnh trực tiếp:
Người xin bảo lãnh có thể phải ký quỹ thế chấp cầm cố tài sản của mình theo yêu cầu của Ngân hàng để xin ngân hàng mở bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét tình hình tài chính, tư cách pháp nhân, phương án kinh doanh để quyết định xem có bảo lãnh hay không.
(1) Hợp đồng chính kí kết giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh.
(2) Khách hàng yêu câì phát hành bảo lãnh và cam kết bồi hoàn.
(4) Ngân hàng phát hành có thể chuyển văn bamr bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng
(5) Ngân hàng phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiêó cho người thụ hưởng ( sau khi xét duyệt và chấp nhận)
Ưu điểm: Đây là loại bảo lãnh đơn giản nhất và người xin bảo lãnh thì không phải mất phí hoa hồng cho bên ngân hàng đại lý. Bảo lãnh này thường được sử dụng trong các quan hệ kinh tế trong nước và chịu sự điều chỉnh của luật hoặc các quy định về bảo lãnh của nước mà ngân hàng bảo lãnh trực thuộc.
5. Các bước để thực hiện quy trình bảo lãnh:
Đối với quy trình thực hiện bảo lãnh, các bên tham gia thực hiện cần tiến hành theo nguyên tắc và các bước như sau:
Bướcthứ nhất : Ngân hàng cho bên được bảo lãnh tiến hành ký kết hợp đồng với bên nhận bảo lãnh về các nội dung trong hợp đòng bao gồm các vấn đề như việc thanh toán, xây dựng, dự thầu…
Bước thứ hai: Bên được bảo lãnh tiến hành thực hiện việc lập hồ sơ bảo lãnh và gửi hồ sơ bảo lãnh này lên ngân hàng để đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng.
Trong nội dung của bộ hồ sơ thực hiện bảo lãnh ngân hàng yêu cầu phải có các loại giấy tờ sau: các giấy tờ liên quan đến tư cách pháp lý của bên được bảo lãnh, các giấy tờ thể hiện nội dung và mục đích xin bảo lãnh, hồ sơ liên quan đến tài chính đối với doanh nghiệp hoặc cá nhân xin được bảo lãnh, nếu có tài sản đảm bảo thì cũng yêu cầu phải có hồ sơ thông tin về tài sản đảm bảo, và giấy đề nghị xin bảo lãnh.
Bước thứ ba: Ngân hàng sau khi nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của bên được bảo lãnh thì sẽ tiến hành làm thủ tục thẩm định theo trình tự thẩm định các nội dung như sau: Bên ngân hành thực hiện thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ xem đã đầy đủ giấy tờ và có thật giả hay không? Nếu tài sản thẩm định là dự án thì sẽ thẩm định tính khả quan của dự án đó. Tiếp theo là ngân hàng thực hiện việc thẩm định khả năng tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng. Nếu sau bước thẩm định mà khách hàng đạt được yêu cầu của bên ngân hàng đua ra thì bên ngân hàng sẽ tiến hành kí kết hợp đồng bảo lãnh và chấp thuận lời yêu cầu đề nghị bảo lãnh.
Bước thứ tư : Ngân hàng sau khi đã chấp thuận lời đề nghị yêu cầu bảo lãnh sẽ tiến hành việc thông báo việc chấp thuận việc bảo lãnh bằng thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh theo quy định pháp luật.
Đối với nội dung trong thư bảo lãnh phải nêu rõ các quy định liên quan đến các nội dung cơ bản đối với hoạt động cấp bảo lãnh.
Bước thứ năm : Ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng quy định pháp luật với bên nhận bảo lãnh.
Bước thứ sáu: Ngân hàng sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh xong sẽ thực hiện việc yêu cầu đối với bên được bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng đối với nghĩa vụ trả lãi định kỳ hàng tháng, trả gốc đúng thời hạn.