Hợp đồng xây dựng là gì? Hợp đồng xây dựng tiếng anh là gì? Quy định về ký kết hợp đồng? Điều kiện của phụ lục hợp đồng?
Hợp Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường được ký kết khi thực hiện mọt giao dịch dân sự hoặc
Cơ sở pháp lý:
– Luật xây dựng 2014
–
1. Phụ lục hợp đồng xây dựng là gì?
Hợp đồng xây dựng là gì?
Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Căn cứ theo Luật xây dựng 2014 thì Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Phụ lục hợp đồng là gì?
Phụ lục của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm rõ, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng xây dựng
2. Quy định về ký kết hợp đồng?
2.1 Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm những nội dung sau:
– Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
– Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
– Hoàn thành xong việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
– Trong trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo Điều 4
– Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
– Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
– Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
– Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
Như vậy, từ những nội dung nêu trên thì nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng phải đảm bảo tình bình đẳng, tự nguyện; Bên nhận thầu phải đáp ứng đủ điều kiện về năng lực hành nghề và năng lực hoạt động. Chủ đầu tư có quyền ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để đảm bảo khối lượng công việc.
2.2. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
Theo Điều 6 của Nghị định 37 Nghi định 37/2015/NĐ-CP đã quy định về Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng như sau:
– Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
+ Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
– Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:
+ Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
+ Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
+ Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
Như vậy, để hợp đồng xây dựng có hiệu lực thì phải đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu như người ký kết phải có đủ năng lực hành vi dân sự, hợp đồng phải được lập bằng văn bản và ký kết bởi người đại diện theo đúng thẩm quyền. Và hợp đồng có thể kèm theo phụ lục hoặc không có phục, để làm rõ hơn các điều khoản trong hợp đồng thì có thể làm phụ lục hợp đồng.
3. Điều kiện của phụ lục hợp đồng?
Căn cứ theo Điều 403
– Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
– Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng.
– Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
– Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
3.1. Khi nào thì ký kết phụ lục hợp đồng xây dựng?
Dựa theo Bộ luật dân sự 2015 ta có thể hiểu phụ lục là một bộ phận không bắt buộc phải có của hợp đồng
Chính vì vậy, khi các chủ thể muốn làm rõ hơn các điều khoản trong hợp đồng thì có thể làm phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
Khi ký phụ lục hợp đồng xây dựng, các bên cần chú ý nội dung của phụ lục để xem xét nội dung này có trái với nội dung trong hợp đồng hay không
Căn cứ theo Điều 37 của
– Thứ nhất, phải ký bổ sung phụ lục đối với hợp đồng trọn gói: Trong trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với
Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.
– Thứ hai, đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu.
3.2. Các điều kiện của phụ lục hợp đồng
Điều kiện về phụ lục hợp đồng gồm hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, điều kiện về nội dung phụ lục hợp đồng
Căn cứ điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung hợp đồng như sau:
– Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
– Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Thứ hai, điều kiện về hình thức của phụ lục hợp đồng
Phụ lục hợp đồng phải lập thành văn bản trong đó
– Đánh số thứ tự tăng dần theo mốc thời gian ký kết hoặc phát sinh hiệu lực nếu hợp đồng có nhiều phụ lục.
– Việc công chứng, chứng thực phụ lục hợp đồng phải tuân theo quy trình ký kết hợp đồng chính.
Như vậy, dựa vào những nội dung trên thì ta có thể hiểu được khái niệm của hợp đồng xây dựng là gì? Phụ lục hợp đồng xây dựng là gì? và pháp luật hiện hành đã quy định rõ ràng về nội dung hợp đồng xây dựng, điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức của phụ lục hợp đồng xây dựng cụ thể được quy định tại Bộ luật xây dựng 2014 và Bộ luật dan sự 2015!