Quy định về giáo viên kiêm bí thư đoàn trường? Mức phụ cấp cho giáo viên kiêm bí thư đoàn trường là bao nhiêu? Các chế độ, chính sách đối với cán bộ đoàn?
Bí thư đoàn là một chức danh trong trường học, đứng đầu Đoàn cơ sở tại trường học, vị trí này do người công tác trong đoàn được bổ nhiệm. Tuy nhiên ở một số trường học, vị trí Bí thư đoàn này có thể do giáo viên kiêm nhiệm. Vậy quyền lợi và mức phụ cấp cho giáo viên kiêm bí thư đoàn trường được quy định như thế nào, các chế độ và chính sách khác đối với giáo viên kiêm bí thư đoàn trường ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan được luật quy định để giúp người đọc hiểu rõ hơn về mức phụ cấp cho giáo viên kiêm bí thư đoàn trường cũng như các quy định về chế độ và chính sách liên quan.
Luật sư
1. Quy định về giáo viên kiêm bí thư đoàn trường?
Bí thư Đoàn cơ sở là người đứng đầu, người chỉ huy của một tập thể các thành viên Đoàn thanh niên, do Đại hội Đoàn cơ sở bầu trực tiếp tại đại hội hoặc do Ban Chấp hành Đoàn cơ sở bầu ra. Bí thư Đoàn cơ sở có vai trò rất quan trọng trong Đoàn cơ sở, là một tổng chỉ huy, là người điều hành công việc của Ban Chấp hành để thực hiện nghị quyết của đại hội, tiến hành triển khai tổ chức các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của đơn vị.
Bí thư Đoàn cơ sở là người có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, là người quản lý toàn bộ các công việc đối nội và hoạt động phối hợp, liên kết với các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể khác trong công tác thanh thiếu nhi.
Giáo viên là người dạy học, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch và tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học trong chương trình giảng dạy của nhà trường.
Theo Điều 2
Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và phải có đầy đủ năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực như: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường, lao động – thương binh xã hội, thể dục thể thao,…
Kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác thì kiêm nhiệm là việc một người giữ nhiều chức vụ khác nhau trong cùng một cơ quan. Theo đó giáo viên là viên chức và theo quy định thì giáo viên có thể kiêm bí thư đoàn trường và được hưởng thêm các phụ cấp quy định theo luật.
2. Mức phụ cấp cho giáo viên kiêm bí thư đoàn trường là bao nhiêu?
Theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi
“Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại
Quyết đinh số 13/2013/QĐ-TTG (thay thế Quyết định số 61/2005/QĐ-TTG) quy định tại khoản 2 Điều 2 cùng với hướng dẫn về mức phụ cấp tại Mục IV Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:
Đối với các đại học:
– Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được hưởng phụ cấp như cấp Trưởng Ban thuộc đại học: Hệ số phụ cấp là 0,5
– Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên được hưởng phụ cấp như cấp Phó Trưởng Ban thuộc đại học: Hệ số phụ cấp là 0,4
– Phó Chủ tịch Hội Sinh viên được hưởng phụ cấp như cấp Phó Trưởng phòng: Hệ số phụ cấp là 0,4
Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học:
– Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Trưởng phòng: Hệ số phụ cấp là 0,45
– Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Phó Trưởng phòng: Hệ số phụ cấp là 0,35
– Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường, Bí thư Liên chi đoàn (đối với Liên chi đoàn có từ 1.000 sinh viên, học sinh trở lên) được hưởng phụ cấp như Phó Trưởng Bộ môn thuộc khoa: Hệ số phụ cấp là 0,2
Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên:
– Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn: Hệ số phụ cấp là 0,25
– Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ phó chuyên môn: Hệ số phụ cấp là 0,15
Trường hợp cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên hoặc không phải là giảng viên, giáo viên giữ chức vụ có phụ cấp tương đương hoặc cao hơn phụ cấp Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn, Phó Tổ trưởng chuyên môn thì được hưởng mức phụ cấp cao nhất.
Theo quy định trên, giáo viên của các trường khi làm Bí thư Đoàn sẽ được hưởng phụ cấp như phụ cấp đối với Tổ trưởng chuyên môn, mức phụ cấp phụ thuộc vào loại trường, hạng trường như Trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông… Phụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội được trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Như vậy, nếu một giáo viên kiêm nhiệm chức Bí thư Đoàn, theo quy định pháp luật thì giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp trách nhiệm Đoàn theo quy định, mức phụ cấp sẽ phụ thuộc vào trường mà giáo viên đang giảng dạy là loại trường gì, ngoài ra giáo viên cũng sẽ được hưởng các chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn khi kiêm nhiệm chức bí thư đoàn.
3. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ đoàn?
Điều 4
– Cán bộ Đoàn, Hội được tạo điều kiện về thời gian, được thanh toán công tác phí khi tham gia hoạt động Đoàn, Hội do cấp trên triệu tập theo quy định của pháp luật hiện hành; được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được ưu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá; được hưởng phúc lợi xã hội như cán bộ quản lý cùng cấp.
– Cán bộ Đoàn, Hội có thời gian công tác Đoàn, Hội từ 03 năm liên tục trở lên và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khi thi tuyển công chức, thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức được ưu tiên xem xét tuyển dụng.
– Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn từ cấp cơ sở trở lên nếu đủ tiêu chuẩn được đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo của nhà trường. Đối với cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt hoàn thành nhiệm vụ, khi hết tuổi công tác Đoàn, Hội, nhà trường có trách nhiệm luân chuyển sang vị trí tương đương, phù hợp với chuyên môn, có điều kiện để phát triển. Đối với cán bộ chuyên trách công tác Đoàn, Hội khi hết tuổi làm cán bộ Đoàn, Hội, nhà trường có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp.
– Chế độ, chính sách đối với các chức danh khác của cán bộ Đoàn, Hội được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng không cao hơn định mức dành cho cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt được quy định ở
– Nhà trường có trách nhiệm bố trí phòng làm việc và cơ sở vật chất phù hợp, bảo đảm cho tổ chức Đoàn, Hội hoạt động hiệu quả.
Như vậy, giáo viên kiêm nhiệm bí thư đoàn cũng sẽ được hưởng các chế độ chính sách như các cán bộ đoàn, cụ thể là các chính sách thời gian, được thanh toán công tác phí khi tham gia hoạt động Đoàn, Hội, cũng như được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được ưu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá; được hưởng phúc lợi xã hội như cán bộ quản lý cùng cấp. Giáo viên kiêm nhiệm Bí thư Đoàn từ cấp cơ sở trở lên nếu đủ tiêu chuẩn được đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo của nhà trường. Đối với các chế độ, chính sách đối với các chức danh khác của cán bộ Đoàn, Hội được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng không cao hơn định mức dành cho cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt.