Khi dự dự định mua một thửa đất thì người người mua đất sẽ thường suy nghĩ về vấn đề đất có bị quy hoạch hay đang có tranh chấp xảy ra không. Vậy làm sao để biết được đất có gặp vấn đề gì không và phòng công chứng có biết đất đang bị quy hoạch không
Mục lục bài viết
1. Phòng công chứng có biết đất đang bị quy hoạch không?
Theo quy định của
Về quyền của văn phòng công chứng như sau:
– Được ký
– Được quyền thu phí công chứng, thù lao công chứng, những chi phí khác theo quy định.
– Được cung cấp dịch vụ công chứng trong hay ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
– Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật Công chứng.
– Các quyền khác theo quy định của Luật Công chứng và những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
– Về nghĩa vụ của văn phòng công chứng như sau:
– Quản lý, giám sát công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
– Chấp hành những quy định của pháp luật về thuế, tài chính, lao động, thống kê.
– Thực hiện theo chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
– Niêm yết lịch làm việc, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và những chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho mỗi công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật Công chứng 2014 và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38.
– Tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
– Hằng năm ạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.
– Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra, báo cáo, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
– Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
– Chia sẻ những thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật Công chứng 2014.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Theo quy định trên thì phòng công chứng có chức năng thực hiện những hoạt động liên quan đến thực hiện công chứng. Do đó, phòng công chứng không phải là cơ quan lưu trữ các thông tin về đất đai mà người dân muốn xem đất có bị quy hoạch không thì xem cụ thể về quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Do đó về quy định, phòng công chứng không nắm giữ các thông tin về quy hoạch sử dung đất mà người dân cần biết các thông tin này cần thực hiện tại các cơ quan quản lý về đất đai như Ủy ban nhân dân, cơ quan tài nguyên môi trường hoặc thực hiện tra cứu dữ liệu đất đai trên cổng thông tin điện tử của chính phủ.
Tuy nhiên trên thực tế người dân vẫn có thể đề nghị văn phòng công chứng giúp đỡ cho mình thực hiện việc tra cứu quy hoạch. Mặc dù, đây không phải là nghĩa vụ hay trách nhiệm của phòng công chứng nên văn phòng công chứng vẫn có thể có quyền quyết định có hay không việc giúp đỡ người dân làm thủ tục này. Do đó để có thể tra cứu thông tin đất có thuộc quy hoạch hay không bạn có thể tham khảo một trong các cách tra cứu được đề cập phía trên.
2. Tra cứu quy hoạch đất như thế nào?
2.1. Đất bị quy hoạch là gì?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về quy hoạch sử dụng đất như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo một không gian sử dụng cho các mục tiêu nhằm phát triển kinh tế – xã hội,an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu dựa trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và từng đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Có thể khẳng định đất quy hoạch chính là vùng đất được nằm trong kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương, phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn như một số quy hoạch đất đai phổ biến như là quy hoạch xây dựng đối với khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch để làm đường giao thông.
Việc quy hoạch được đưa ra để làm tiền đề cho hoạch định chính sách, phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo quá trình sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả và đây cũng là cơ sở để Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hay là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất một cách có cơ sở nhất.
Đối với từng địa phương đều có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất dựa trên quỹ đất cũng như là tình hình sử dụng đất thực tế và việc thực hiện kế hoạch này cũng có thể thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn để đảm bảo sự phát triển phù hợp nhất.
2.2. Các cách tra cứu quy hoạch đất:
Theo quy định hiện nay thì công dân hay bất kỳ người nào đều có thể thông qua công thông tin đất đai để truy cập và khai thác dữ liệu đất đai.
– Các hình thức khai thác thông tin đất đai có thể thực hiện gồm những cách sau đây:
+ Khai thác thông tin giữ liệu đất đai qua mạng internet, dịch vụ tin nhắn SMS, hay cổng thông tin đất đai;
+ Khai thác thông tin giữ liệu đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai.
Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 9
– Các thông tin đất đai được phép công bố công khai như sau:
+ Những danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
+ Những thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
+ Bảng khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
+ Thông tin về các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai hiện hành.
Từ những quy định trên thì người dân hoàn toàn có thể khai thác thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
Do đó, hiện nay người có nhu cầu cần tra cứu thông tin về quy hoạch đất hoàn toàn có thể thực hiện bằng các cách sau:
2.2.1. Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại UBND:
Người dân có thể trực tiếp đến UBND cấp xã, phường, thị trấn để gặp cán bộ phụ trách địa chính khu vực nơi mình sinh sống để xin xem quy hoạch tại địa bàn. Cách thức này phù hợp và rất phổ biến với việc giao dịch đất giữa những người trong cùng khu vực.
Tuy nhiên người dân sử dụng cách thức này thường gặp một số nhược điểm như: Dạng thông tin này chỉ gói gọn trong khu vực xã đó quản lý, có một số trường hợp thì một số cán bộ địa chính sẽ không cung cấp thông tin vì sẽ ảnh hưởng đến hiện trạng giao dịch đất trên địa bàn gây khó khăn về quản lý nhà nước.
2.2.2. Tra cứu thông tin trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai:
Ngoài ra, người dân có thể đến trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất để nộp hồ sơ xin trích lục thông tin. Tuy nhiên cách thức này đòi hỏi sẽ phải có chủ đất đồng ý đi cùng đến cơ quan chức năng bởi nếu không có sự đồng ý của chủ bất động sản thì người mua không thể lấy thông tin của mảnh đất này.
Có thể nói, khi thực hiện cách thức này thì tốn thời gian hơn. Vì cần thực hiện thủ tục hành chính và cần sự hợp tác của người bán. Nếu trường hợp người bán có ý định che giấu thông tin; không hợp tác làm việc thì sẽ khó để tra cứu.
2.2.3. Tra cứu thông tin quy hoạch đất thông qua cở sở dữ liệu đất đai:
Hiện nay, dưới thời đại công nghệ phát triển việc tra cứu thông tin trên phương tiện điện tử rất phổ biến. Nhất là khi nhà nước thực hiện triển khai về cơ sở dữ liệu đất đai. Việc tra cứu sẽ trở nên dễ dàng hơn để người dân thực hiện các thủ tục hành chính thông qua cổng dịch vụ công quốc gia.
– Cá nhận, tổ chức khi khai thác dữ liệu đất đai trên mạng internet, cổng thông tin đất đai phải đăng ký tài khoản và được cấp quyền truy cập, khai thác dữ liệu từ hệ thống thông tin đất đai.
Người dân hoàn toàn có thể tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến một cách nhanh chóng, thuận tiện bằng cách truy cập website như sau:
Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến Hà Nội: quyhoach.hanoi.vn
Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến Hà Tĩnh: sotnmt.hatinh.gov.vn
Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến TP. Hồ Chí Minh: thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013.
– Luật công chứng 2014
– Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT được sửa đổi Thông tư 24/2019/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai