Phó phòng tín dụng có đủ tư cách để ký hợp đồng thế chấp không? Các trường hợp trưởng phòng tín dụng được ủy quyền lại cho người khác.
Phó phòng tín dụng có đủ tư cách để ký hợp đồng thế chấp không? Các trường hợp trưởng phòng tín dụng được ủy quyền lại cho người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay Gia đình tôi đang vướng vào trường hợp tín dụng và hợp đồng thé chấp đã thực hiện được một phần. Nhưng cả hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp đều do phó phòng tín dụng ký có kèm theo số của văn bản ủy quyền, không có nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền. Tôi xin hỏi. Trưởng phòng tín dụng có đủ tư cách để ký hợp đồng hay không? Nếu trưởng phòng tín dụng có giấy ủy quyền hợp pháp của người đại diện thì người được ủy quyền có được ủy quyền lại cho người thứ ba là phó phòng không? Xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn trình bày thì hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp đều do phó phòng tín dụng ký có kèm theo số của văn bản ủy quyền, không có nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp này, bạn không nói rõ ai ủy quyền cho ai nhưng nếu trưởng phòng tín dụng được người có thẩm quyền ủy quyền hợp pháp cho trưởng phòng tín dụng được ký kết các hợp đồng thì họ sẽ được thực hiện việc ký kết. Còn nếu trong
Theo quy định tại Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 thì một trong những nghĩa vụ của bên được ủy quyền là báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
Và theo Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 thì người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Điều lệ của pháp nhân;
– Nội dung ủy quyền;
– Quy định khác của pháp luật.
Như vậy, trong hợp đồng ủy quyền phải nêu rõ phạm vi ủy quyền, nội dung ủy quyền. Điều này để xác định chính xác thẩm quyền của người ký kết, tránh trường hợp ký vượt quá phạm vi ủy quyền. Theo bạn trình bày là trong hợp đồng ủy quyền chỉ có số văn bản ủy quyền nhưng lại không có nội dung cũng như phạm vi ủy quyền thì không thể xác định được người được ủy quyền có thẩm quyền ký kết hợp đồng hay không. Do đó, hợp đồng ủy quyền này không đúng quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về nội dung và phạm vi ủy quyền: 1900.6568
Về vấn đề ủy quyền lại: được quy định tại Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
"1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu."
Như vậy, theo quy định trên nếu trưởng phòng tín dụng có
(1) Bên ủy quyền đồng ý cho ủy quyền lại. Điều này có nghĩa là người đại diện của công ty đồng ý cho trưởng phòng tín dụng ủy quyền lại cho phó phòng tín dụng.
(2) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được: Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người ủy quyền, trong trường hợp bất khả kháng như ốm đau, bệnh tật, thiên tai, địch họa mà người được ủy quyền không thể thực hiện công việc được ủy quyền dẫn đến ảnh hưởng về quyền và lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền thì có quyền ủy quyền lại cho người khác.