Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Ngân hàng

Lịch sử hình thành Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia (CIC)

  • 02/09/202202/09/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    02/09/2022
    Luật Ngân hàng
    0

    Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) là gì? Lịch sử hình thành trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC)? Tính điểm tín dụng cá nhân theo CIC?

      Chắc hẳn trong chúng ta đã nghe về CID nhưng lại có rất ít người biết đến CIC là gì? Cụ thể CIC hay còn gọi là Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia  thực hiện các hoạt động liên quan tới lĩnh vực tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước và theo quy định của pháp luật. Nếu chúng ta còn có những thắc mắc về Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia là gì? Lịch sử hình thành Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia.

      Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) là gì?
      • 2 2. Lịch sử hình thành trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC):
      • 3 3. Tính điểm tín dụng cá nhân theo CIC:

      1. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) là gì?

      Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia trong tiếng Anh là Credit Information Center, viết tắt là CIC.

      CIC được biết đến nghĩa là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, đây là tổ chức sự nghiệp công lập và là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năng đăng kí tín dụng quốc gia và thu nhận, xử lí, lưu trữ, phân tích thông tin tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lí nhà nước của ngân hàng nhà nước, cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo qui định của ngân hàng nhà nước và pháp luật.

      Hiểu theo cách đơn giản CIC là cầu nối để ngân hàng và như tổ chức tín dụng có căn cứ để xác thực tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức.

      2. Lịch sử hình thành trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC):

      Để nâng cao chất lượng kho dữ liệu, CIC luôn tìm tòi mở rộng thu thập thông tin từ các tổ chức trong và ngoài ngành như:

      + Cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp, thông tin báo cáo tài chính doanh nghiệp từ Trung tâm Hỗ trợ đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư

      + Hoàn thành dự án kết nối thông tin với Trung tâm căn cước công dân quốc gia thuộc C06 – Bộ Công an

      + Làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các doanh nghiệp viễn thông để tìm giải pháp kết nối thông tin, khảo sát và làm việc với các công ty Fintech, P2P lending để nắm bắt hoạt động và nhu cầu của các đơn vị…

      Hiện nay chúng ta thấy CIC là tổ chức đã thu thập được thông tin từ 123/123 đầu mối tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.165 quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô chính thức và 75 tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động trung tâm tín dụng với các tỷ lệ cập nhật số liệu thành công từ tổ chức tín dụng luôn đạt mức cao thì CIC sẽ tiếp tục chú trọng mở rộng thu thập thông tin từ các tổ chức tự nguyện, nguồn thông tin trực tiếp từ khách hàng vay, từ các bộ, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý dữ liệu về khách hàng, doanh nghiệp và dân cư, nguồn thông tin từ các tổ chức trung tâm tín dụng nước ngoài…

      Không những thể hiện nay tổ chức CIC đang nghiên cứu và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu trung tâm tín dụng qua việc tích hợp, kết nối đồng bộ cơ sở dữ liệu trung tâm tín dụng quốc gia với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội và  CIC sẽ đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, chuẩn hóa giải pháp, quy trình, nghiệp vụ lõi cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, chuyên gia xử lý dữ liệu để có thể đảm bảo chất lượng nguồn dữ liệu thu thập, nâng cao tỷ lệ tự động hóa trong việc thu thập, xử lý, lưu giữ, cập nhật trung tâm tín dụng.

      Trên thực tế tổ chức CIC đã thực hiện hoạt động để mở rộng cơ sở dữ liệu về trung tâm tín dụng bao gồm cả thông tin truyền thống và thông tin phi truyền thống, nâng cao tính minh bạch, độ chính xác của thông tin và điều này đã giúp chỉ số chiều sâu trung tâm tín dụng cụ thể là một trong hai chỉ số chính để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng tại Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng, từ 5/8 điểm năm 2015 lên điểm tối đa 8/8 năm 2020. Độ phủ trung tâm tín dụng tăng từ 41,8% năm 2015 lên 59,6% năm 2020, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và khu vực nước có thu nhập cao OECD.

      Căn cứ dựa trên quy định pháp luật và chỉ đạo của ngân hàng nhà nước, CIC sẽ mở rộng hơn nữa kho dữ liệu, vừa duy trì các nguồn thông tin trong ngành, vừa đẩy mạnh thu thập các thông tin phi truyền thống từ các bộ, ngành có liên quan, các tổ chức tự nguyện, mở rộng và nâng mức độ bao phủ của tổ chức tín dụng và duy trì điểm số về chiều sâu trung tâm tín dụng.

      Bên cạnh đó CIC  thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của mình đó là hỗ trợ ngân hàng nhà nước trong việc giám sát hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, theo đó nên CIC đã đẩy mạnh phát triển hệ thống các sản phẩm theo yêu cầu dành riêng cho các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước để phục vụ công tác thanh tra, giám sát như báo cáo khách hàng vay có nợ xấu, báo cáo tổng hợp về tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, báo cáo tổng hợp theo vùng, miền, ngành nghề, báo cáo tổng hợp dư nợ các cổ đông của các trung tâm tín dụng, báo cáo thông tin về tình hình nguồn vốn của các DN BĐS có dư nợ lớn… Đối với các trung tâm tín dụng và các đơn vị hỏi tin khác, CIC không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm mới. Bên cạnh đó theo các cáo tín dụng truyền thống, trung tâm thông tin tổ chức tín dụng CIC còn cung cấp thông tin theo lô batch report phù hợp với yêu cầu riêng của từng đơn vị tra cứu.

      3. Tính điểm tín dụng cá nhân theo CIC:

      – CIC tính điểm tín dụng cá nhân cho khách hàng dựa trên các thành phần sau:

      Lịch sử thanh toán nợ

      Đây là chỉ số chiếm 35% trong số điểm tín dụng, phản ánh khách hàng có thanh toán nợ đúng hạn thanh toán hàng tháng, trả hết nợ hay trả trễ hạn…

      Các khoản nợ tín dụng

      Chiếm 30% tổng số điểm tín dụng, điều này phản ảnh tất cả số nợ bạn đã nợ ngân hàng, bao gồm các hình thức vay tín chấp và vay thế chấp. Theo các chuyên gia, người đạt điểm số lí tưởng thường có xu hướng duy trì tỷ lệ nợ tín dụng ở mức trung bình là 7%.

      Lịch sử tín dụng

      Chiếm 15% số điểm tín dụng. Đây là con số hiển thị tuổi thọ của tài khoản tín dụng tính từ thời điểm được mở cho đến hiện tại. Thời gian này càng dài thì càng tốt, bởi các ngân hàng hay tổ chức tín dụng có thể đánh giá hành vi tài chính của khách hàng được tổng thể và toàn diện hơn.

      Tín dụng mới

      Chiếm 10% số điểm tín dụng. Việc mở tài khoản tín dụng mới trong thời gian ngắn sẽ không được các ngân hàng và tổ chức tín dụng chấm điểm cao. Thông thường, một tài khoản tín dụng phải có hoạt động ít nhất là 6 tháng sẽ dễ được tính điểm tốt hơn.

      Loại tín dụng

      Chiếm 10% số điểm tín dụng. Loại tín dụng là chỉ số bao gồm tất cả các hình thức tín dụng mà bạn đang có như: thẻ tín dụng, các khoản vay (vay mua nhà, mua xe, kinh doanh…). Nếu bạn đã từng vay rất nhiều khoản vay khác nhau và có khả năng chi trả đúng hạn và trả hết nợ chứng tỏ bạn là người có khả năng quản lí tài chính của mình rất tốt, sẽ được ngân hàng và các tổ chức tín dụng đánh giá cao.

      – Với các tiêu chí trên, mỗi khách hàng vay vốn sẽ có điểm tín dụng nhất định từ 176 – 753 và được xếp tương đương với 14 hạng rủi ro.

      – Sau khi đã xác định được điểm tín dụng dành cho cá nhân doanh nghiệp, CIC cũng sẽ xếp loại khách hàng vào 5 nhóm tín dụng sau:

      Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn nghĩa là nợ không quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày. Ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể thu nợ được cả gốc lẫn lãi.

      Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý – nợ quá hạn từ 10 đến 89 ngày.

      Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn – nợ quá hạn từ 90 đến 179 ngày.

      Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ – nợ quá hạn từ 180 đến 364 ngày.

      Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn – nợ quá hạn từ 365 ngày trở lên.

      Nhận xét:

      Chúng ta cũng có thể thấy nếu khách hàng bị rơi vào từ nhóm 3 đến nhóm 5 thì đồng nghĩa điểm tín dụng của khách hàng đó rất thấp và khó được các ngân hàng và tổ chức tín dụng đồng ý xét duyệt cho các khoản vay trong tương lai.

      Đôi khi cá nhân hoặc doanh nghiệp phải đợi đến 2 năm, khi nhóm tín dụng trở lại mức bình thường mới có thể được các ngân hàng và tổ chức tín dụng xem xét các hồ sơ có khả năng vay vốn và khách hàng thuộc nhóm 1 và 2 không gặp phải tình trạng trên và dễ dàng hơn khi đi vay vốn mới, và nhiều khi được ưu đãi mức lãi suất rất hấp dẫn.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Hoạt động tín dụng

        Rủi ro tín dụng

        Tín dụng


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Xếp hạng tín dụng là gì? Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp?

        Xếp hạnh tính dụng doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng dùng để đánh giá về mức độ tài chính uy tín, có triển vọng cũng như những rủi ro trên thị trường mà nhà đầu tư có thể xem xét. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quý doanh nghiệp, nhà đầu tư tham khảo.

        ảnh chủ đề

        Rủi ro thị trường là gì? Các loại rủi ro thị trường ngân hàng?

        Rủi ro thị trường còn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác mà không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Dưới đây là bài viết tham khảo về: Rủi ro thị trường là gì? Các loại rủi ro thị trường ngân hàng?

        ảnh chủ đề

        Tăng trưởng tín dụng là gì? Hạn mức tăng trưởng tín dụng?

        Ngân hàng nhà nước có những quy định về hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm để hạn chế việc Ngân hàng thương mại tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng số tiền cho vay ra tới vô cùng từ đó dẫn tới nợ xấu ngân hàng. Vậy tăng trưởng tín dụng và hạn mức tăng trưởng tín dụng là gì?

        ảnh chủ đề

        Thẩm định tín dụng là gì? Tìm hiểu về quy trình tín dụng?

        Quy trình tín dụng đối với khoản vay  là quy trình vay mà bất kỳ khách hàng là cá nhân đều sẽ phải thực hiện để đảm bảo khoản vay được ngân hàng chấp nhận hợp lệ và giải ngân. Số lượng vay sẽ phải phụ thuộc vào mục đích vay, tài sản đảm bảo, khả năng hoàn vốn.

        ảnh chủ đề

        Phi tín dụng là gì? Các loại hình hoạt động tổ chức phi tín dụng?

        Bên cạnh hoạt động tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tài chính thì hiên nay trên thị trường vẫn tồn tại loại hình phi tín dụng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường kinh tế đang hội nhập, phát triển. Vậy, phi tín dụng là gì? Các loại hình hoạt động tổ chức phi tín dụng?

        ảnh chủ đề

        Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân?

        Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân? Hồ sơ để vay vốn tín dụng cá nhân? Hồ sơ để vay vốn tín dụng doanh nghiệp?

        ảnh chủ đề

        Tín dụng tư nhân là gì? Đặc điểm, phân loại tín dụng tư nhân?

        Tín dụng tư nhân là một loại hình thức tín dụng được sử dụng rất nhiều tại nước ta. Với loại hình tín dụng này đã góp phần giải quyết được những vấn đề về nguồn vốn, kinh phí và chi phí sinh hoạt . Vậy, tín dụng tư nhân là gì? Đặc điểm, phân loại tín dụng tư nhân?

        ảnh chủ đề

        Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 là gì? Đặc điểm và vai trò?

        Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 là gì? Đặc điểm của Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968? Vai trò của Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng trong xây dựng luật bảo vệ người tiêu dùng?

        ảnh chủ đề

        Tác hại, hậu quả và phải làm gì khi bị mắc bẫy tín dụng đen?

        Tín dụng đen là gì và đặc điểm của tín dụng đen? Tác hại của tín dụng đen? Hậu quả của tín dụng đen? Làm gì khi bị mắc bẫy tín dụng đen?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|672563|
        "