Quyền giành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng? Di sản dùng cho việc thờ cúng có được chia không? Khi nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Giải quyết tranh chấp phần đất dùng vào việc thờ cúng?
Khi Bộ luật dân sự của nước ta được ban hành, di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 673 Bộ luật dân sự. Về bản chất, di sản dùng vào việc thờ cúng có thể là hiện vật, tiền (phụ thuộc vào di chúc đã chỉ rõ) và một phần di sản của người chết để lại và phần di sản đó không được phân chia. Quy định khác nhau về di sản thờ cúng giữa PLTK trước đây và Bộ luật dân sự hiện hành đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật ở những điểm sau đây:
- Di sản đó được coi như di sản chưa chia. Khi việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì những người thừa kế (theo pháp luật) của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền hưởng di sản đó…
- Nhưng theo Điều 673 Bộ luật dân sự hiện hành, thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế. Như vậy, di sản thừ cúng là phần tài sản chuyên dùng vào việc thờ cúng, mà không thể chia thừa kế theo pháp luật phần di sản đó.
Di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ là một phần của di sản do người chết để lại còn phần không định đoạt vào việc thờ cúng được chia theo di chúc hay theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, người lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng. Giả định có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì theo nguyên tắc quyền của những người này vẫn được pháp luật bảo đảm. Trong trường hợp này, phần di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ là phần tài sản còn lại sau khi đã lấy tổng giá trị di sản thừa kế trừ đi tổng số di sản mà những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng.
Thứ hai, người lập di chúc định đoạt một phần di sản của mình dùng vào việc thờ cúng, phần còn lại không định đoạt cho ai được hưởng. Cũng với giả định có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, thì quyền lợi của những người này được xác định trên tổng di sản thừa kế của người chết để lại hay trên tổng di sản còn lại để chia theo pháp luật sau khi đã trừ đi một phần di sản được chỉ định dung vào việc thờ cúng?
Để giải quyết vấn đề này, cần xem xét các trường hợp sau:
- Người lập di chúc định đoạt một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, phần còn lại được đem chia theo quy định của pháp luật. Nhưng một suất thừa kế theo pháp luật được xác định từ phần di sản không được định đoạt theo di chúc nhỏ hơn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người chết không để lại di chúc, thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng được dung để bù vào phần thiếu của những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
- Người lập di chúc định đoạt một phần di sản của mình cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, phần di sản còn lại dùng vào việc thờ cúng. Trước hết, cần phải xác định người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng thừa kế theo di chúc đã đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp luật chưa, nếu chưa đủ thì phần còn thiếu được trừ vào phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Việc xác định 2/3 của suất thừa kế theo pháp luật mà người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng xác định trên tổng số di sản thừa kế khi được chia thừa kế theo pháp luật (trường hợp người chết không để lại di chúc). Trong trường hợp này, phải xác định phần của người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 672 Bộ luật dân sự. Phần di sản dùng vào việc thờ cúng được xác định từ phần di sản còn lại.
– Theo điều 673 Bộ luật dân sự, người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng dựa trên một trong hai căn cứ: Theo ý chí của người lập di chúc hoặc do những người thừa kế chỉ định.
Việc xác định người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc hay không thuộc diện thừa kế pháp luật có ý nghĩa pháp lí trong việc hưởng di sản khi”
“Tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”.
Theo quy định trên, di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc quyền sở hữu của người đang quản lí hợp pháp với hai điều kiện:
+ Những người thừa kế theo di chúc đều đã chết;
+ Người đang quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng phải là người thuộc diện thừa kế theo luật của người để lại di sản.
Trong việc thờ cúng có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản, theo quy định ở Điều 673 Bộ luật dân sự, người này có quyền sở hữu di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp những người thừa kế theo di chúc đều đã chết. Quy định trên vẫn đảm bảo tính truyền thống và có sự thừa kế bản sắc dân tộc trong việc bảo tồn những di sản của cha ông cho con, cháu nội tộc theo quan hệ huyết thống sâu sắc.
Quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của con cháu người để lại di sản nhằm loại trừ khả năng di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người khác, ngoài những người trong diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Hơn nữa, quy định trên là sự đặt lòng tin vào những người con cháu, anh, em, vợ chồng của người để lại di sản thực hiện đầy đủ các nghi lễ, tín nghĩa, trách nhiệm đối với cha, ông, tổ tiên trong việc duy trì phong tục tốt đẹp của dân tộc. Đây là cội nguồn của sự bền vững dòng họ, gia đình và mối quan hệ truyền thống của anh em ruột thịt và là cơ sở bảo đảm sự đoàn kết trong dòng tộc.
Người đang quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng không có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hay quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản, khi tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì di sản thờ cúng cũng không thuộc quyền sở hữu của người này.Trường hợp này, di sản thờ cúng phải chuyển giao cho những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thỏa thuận chỉ định người quản lý di sản dung vào việc thờ cúng.
Qua phân tích trên, di sản thờ cúng nằm trong tổng thể khối di sản thừa kế do người chết để lại nhưng giải quyết di sản thờ cúng khác với giải quyết di sản chia thừa kế. Di sản thừa kế luôn luôn được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật, còn di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản không được chia thừa kế. Di sản trước hết được dùng để thanh toán các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại với những người khác theo quy định tại Điều 686 Bộ luật dân sự. Chỉ sau khi thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế, phần di sản còn lại được đem chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật cho những người có quyền hưởng di sản. Còn di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ mang ra thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người đó.
Từ đó, di sản dùng vào việc thờ cúng giải quyết như sau:
Nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại lớn hơn tổng giá trị di sản để chia thừa kế thì phần còn thiếu được lấy ra từ di sản thờ cúng. Di sản thờ cúng là phần còn lại sau khi đã trừ phần còn thiếu của di sản trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.
Nếu toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người đó thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng không còn. Di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ phải mang ra để thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, khi nghĩa vụ về tài sản của người đó cao hơn phần di sản còn lại.
Mục lục bài viết
1. Quyền giành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng
Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và để di tặng
Người lập di chúc có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cúng hoặc để di tặng cho người khác. Phần di sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng không được chia thừa kế. Hiệu lực của việc di tặng về nguyên tắc, được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Người nhận tài sản di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người chết, pháp luật cũng quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” (khoản 2 Điều 671 Bộ luật dân sự) và “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng””(khoản 2 Điều 670 Bộ luật dân sự).
Pháp luật quy định người để lại di sản thừa kế có quyền dành một phần di sản của mình để di tặng là hoàn toàn hợp lý. Theo quy định về di tặng thì, người được di tặng có nhiều ưu tiên hơn người được thừa kế thông thường vì khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người được di tặng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản của người lập di chúc không đủ để thanh toán các khoản nợ của họ. Tuy vậy, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề này, còn tồn tại nhiều vướng mắc, cụ thể: Xét về bản chất, người được di tặng là người được hưởng một phần di sản theo di chúc.
Như vậy, có áp dụng Điều 643 Bộ luật dân sự quy định về “người không được quyền hưởng di sản” đối với người nhận di tặng hay không?. Trường hợp người lập di chúc có cha mẹ già, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, nhưng lại lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình để di tặng cho một người khác thì Tòa án có tuyên bố di chúc đó vô hiệu được hay không?
Vấn đề để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cũng gặp vướng mắc tương tự. Di sản này cũng được hưởng ưu tiên khi thực hiện nghĩa vụ và không bị đem ra chia thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật không quy định rõ phần di sản dùng vào việc thờ cúng của người để lại di sản tối đa là bao nhiêu. Do vậy, trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Trong thời gian tới, pháp luật dân sự cần quy định cụ thể về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng và di tặng để tránh những vướng mắc nêu trên.
2. Di sản dùng cho việc thờ cúng có được chia không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư! Em có 1 việc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ. Hiện tại ba em là người đứng chủ quyền đất do lúc Ông Nội em mất để lại cho ba em để lo cho việc hương hỏa sau này. Bà Nội em vẫn còn sống. Từ lúc đứng tên chủ quyền đất đến giờ thì thì ba em đi làm ăn xa không trực tiếp chăm sóc Bà em.Vì bà em còn sống nên tạm thời phần đất đó ba em để Bà em sử dụng. Bên cạnh đó có 1 người em thứ 7 của ba em ở chung với Bà em.
Nhưng giờ Bà em cũng đã nhiều tuổi, ba em muốn trở về để sửa lại nhà cửa, chăm sóc lại vườn. Nhưng 5 anh chị em của ba em không đồng ý, bắt ba em phải chia đều phần đất đó cho họ. Vậy cho em hỏi họ có quyền chia đất đai đó không ạ? Và Bà em còn sống thì có thể chuyển quyền sử dụng qua cho người con ở chung đó không? Vì ba em đứng tên đất nhưng thời gian khoảng 10 năm không trực tiếp nuôi dưỡng. Em đang rất lo lắng cho ba em Rất mong sự giúp đỡ của Luật sư. Em xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo những dữ liệu mà bạn trình bày thì mảnh đất mà ông bạn để lại cho ba bạn là di sản dùng vào việc thờ cúng. Theo điều 670 “
Như vậy:
Thứ nhất là: mảnh đất là di sản dành cho việc thờ cúng, vậy nên phần di sản này không được chia thừa kế, không ai có quyền chia di sản dành cho việc thờ cúng.
Thứ hai là: ba bạn là người đứng tên sở hữu mảnh đất nói trên và trực tiếp ba bạn là người quản lý mảnh đất nên không ai có quyền chuyển quyền sử dụng mảnh đất trên.
Vậy, trường hợp này, năm anh chị em của bố bạn không có quyền chia mảnh đất này. Đồng thời, bà bạn cũng không có quyền chuyển quyền sử dụng mảnh đất này cho em trai của bố bạn.
3. Khi nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em xin ý kiến về việc: Trong điều kiện nào thì di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý ạ! Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
Theo Điều Điều 648 Bộ luật dân sự quy định về quyền của người lập di chúc “Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;”
Và Điều 670 Luật này quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng:
“1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Như vậy, theo quy định trên thì nếu người để lại di chúc dành một phần tài sản trong khối di sản dùng để thờ cúng và với điều kiện toàn bộ di sản của người chết đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì phần tài sản trong khối di sản đó trở thành di sản thờ cúng. Và người được chỉ định trong di chúc có nghĩa vụ thực hiện việc thờ cúng.
Nếu như không có di chúc, hay có di chúc nhưng không để lại di sản thờ cũng thì những người thừa kế không bắt buộc phải có nghĩa vụ thờ cúng. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận về việc thờ cúng thì pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận này.
4. Giải quyết tranh chấp phần đất dùng vào việc thờ cúng
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư, em có một vấn đề rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía luật sư và công ty: Về quy định thế nào là đất hương hỏa? Có quy định nào không được bán đất hương hỏa? Và về trường hợp em trình bày dưới đây có được coi là đất hương hỏa hay không ? Cấp thẩm quyền nào xử lý về trường hợp của em? Bà nội em mất năm 1988 ( Bà nội em là người dưới tên sổ đỏ ).
Sau khi bà mất, ông nội em chuyển toàn bộ đất 14000 m2 qua cho ba đứng tên nhưng chưa chia đất. Năm 1991 ông nội em mất, để lại di chúc nhưng không hợp lệ (do ông nội em mất tai nạn nên chưa kịp viết xong – chỉ có bản nháp) trên phần đất ba em đứng tên là chia cho 9 người con (5 gái+ 4 trai). Nhưng riêng ba em và người con thứ 9 ( là chú 9 em ) được thêm một phần nữa dùng để giỗ ông bà. Ba em vẫn đứng tên phần đất 14,000 m2 đó đến năm 2008, ba em mất không để lại di chúc thừa kế tài sản. Thành viên trong gia đình em gồm mẹ và 4 chị em (4 gái).
Cùng năm ba em mất, mẹ em chia cho cô chú em theo di chúc nháp ông nội để lại. (Em xin nói thêm là lúc mẹ em chia cho cô chú em là chia theo hình thức tặng cho – mấy chị em em ký từ chối thừa kế tài sản của ba để mẹ sang tên đất cho mẹ ). Hiện tại mẹ em là người đứng tên trên sổ đỏ phần đất còn lại ông nội chia cho ba. Hiện tại, mẹ em đang bán phần đất ông nội cho thêm để giỗ giữ lại phần đất ông nội cho. (Lý do phần đất đó mẹ em không làm được, bán để sửa nhà ).
Nhưng người cô thứ 2 của em làm đơn thưa mẹ em với chính quyền xã là mẹ em bán phần đất hương hỏa (không bán phần đất của mẹ mà bán đất hương hỏa đó). Nhờ chính quyền giải quyết đòi phần đất chuyển phần đất đó qua cho chú chín em. Chính quyền xã không nhận đơn.
Cô em tiếp tục đem lên huyện, huyện trình bày tranh chấp này là tòa án giải quyết? Cô thứ 2 em làm như vậy là đúng không? Nếu xét về pháp luật thì mẹ em có được quyền bán phần đất chia để giỗ đó không? Em có thể kiện lại cô hai em là xúc phạm mẹ em không? Mấy chị em muốn bảo vệ mẹ thì phải làm sao? Mẹ em có thể sang tên bán đất cho người ta được hay không? Vì mẹ em đã nhận đặt cọc tiền bán đất để sửa nhà rồi? Em không biết pháp luật nhờ Luật Sư tư vấn cho em được rõ. Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
“Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Luật sư
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Nội dung bạn đưa ra không rõ ràng, chưa xác định được chính xác căn cứ để phân chia. Nếu như nội dung bạn đưa ra bao gồm:
+ Sau khi bà bạn mất, ông nội bạn chuyển toàn bộ đất 14000 m2 qua cho ba bạn đứng tên nhưng chưa chia đất (chuyển nhượng có giấy tờ gì không? Chuyển toàn bộ nhưng chưa chia là như thế nào? Bạn cần làm rõ tất cả những nội dung trên)
+ Năm 1991 ông nội em mất, để lại di chúc nhưng không hợp lệ (phần tài sản để trong di chúc là phần tài sản nào?)
Dựa vào những căn cứ trên bạn cần hiểu theo hướng sau để áp dụng
1.Phần đất 14.000 m2 chưa tặng cho, là tài sản của ông nội bạn, nếu di chúc không hợp pháp thì sẽ phải chia theo pháp luật:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
= > Không có tài sản nào được xem là di sản dùng vào việc thờ cúng. Mẹ bạn sẽ được bán phần tài sản sở hữu của mẹ bạn.
2. Nếu như có tài sản được cho riêng, có di chúc có làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì việc bán đất của mẹ bạn là không đúng.
Vì những tình tiết bạn đưa ra không rõ ràng, bạn có thể dựa vào những nội dung trên để xác định khi có đủ thông tin chính xác.