Pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc là gì? Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc? Nội dung pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc? Vai trò của pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc là gì?
Pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề liên quan như về điều kiện và mức hưởng, thủ tục giải quyết hưởng cũng như tài chính thực hiện cho những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động.
Tính chất bắt buộc của Bảo hiểm xã hội hưu trí được thể hiện ở chỗ: Về đối tượng thì mọi Người lao động làm việc theo một thời hạn nhất định trở lên hoặc làm việc theo
2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc:
Bảo hiểm hưu trí bắt buộc là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc vì vậy nó cũng được thực hiện theo các nguyên tắc chung của bảo hiểm xã hội cụ thể là: Mức hưởng bảo hiểm hưu trí được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có sự chia sẻ giữa các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Mức đóng bảo hiểm hưu trí được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Người lao động tham gia cả hai hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng chế độ hưu trí trên cơ sở thời đóng bảo hiểm xã hội.
Khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; Quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và được sử dụng đúng mục đích; được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh các nguyên tắc chung thì bảo hiểm hưu trí bắt buộc còn có một số nguyên tắc riêng đó là:
Thứ nhất, nguyên tắc điều chỉnh hợp lý chế độ hưởng giữa lao động nam và nữ. Nguyên tắc này xuất phát từ sự khác biệt giữa lao động nam và nữ. Về mặt thể lực, sức khỏe, thông thường lao động nữ thường yếu hơn lao động nam. Về mặt tâm sinh lý, trong thời kỳ lao động người phụ nữ phải trải qua các giai đoạn đặc biệt như thai nghén, sinh con làm ảnh hưởng hoặc giảm sút sức khỏe. Ngoài công việc xã hội như nam giới, người phụ nữ với thiên chức làm vợ, làm mẹ vẫn phải dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình con cái nên ít có thời gian để chăm sóc bản thân dẫn đến quá trình lão hóa thường nhanh hơn nam giới.
Chính vì vậy mà pháp luật thường quy định tuổi nghỉ hưu của phụ nữ sớm hơn nam giới. Chẳng hạn theo pháp luật Việt Nam, trước đây tuổi nghỉ hưu của nữ sớm hơn tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 5 năm. Tương ứng với khoảng cách tuổi nghỉ hưu là thời gian đóng bảo hiểm để đạt được mức lương hưu tối đa là 75% thì lao động nữ cần đóng ít nhất là đủ 30 năm, lao động nam thấp nhất phải đủ 35 năm.
Nhưng từ ngày 01/01/2021 thì tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của lao động nam là 60 tuổi 03 tháng và 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ, sau đó điều chỉnh tăng dần theo phương thức mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi lao động nam đủ 62 tuổi và mỗi năm tăng thêm 04 tháng với lao động nữ cho đến khi lao động nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035. Như vậy là tuổi nghỉ hưu của lao động nữ đang được dần điều chỉnh gần với tuổi nghỉ hưu của lao động nam hơn, trước kia tuổi nghỉ hưu của lao động nữ sớm hơn lao động năm 05 năm thì theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ chỉ cách lao động nam có 02 năm.
Thứ hai, nguyên tắc ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Nguyên tắc này thể hiện ở việc pháp luật cho phép những người làm việc trong một số ngành nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, ở những vùng xa xôi hẻo lánh hoặc trong các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng an ninh được nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỉ lệ lương hưu vì thời gian nghỉ sớm đó. Theo quy định của
Nhưng đối với người lao động làm việc trong điều kiện môi trường độc hại, nặng nhọc ở những nơi xa xôi hẻo lánh hoặc trong các lĩnh vực quan trọng thì được giảm độ tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu. Quy định này nhằm bù đắp cho những người làm việc trong điều kiện khó khăn có thể ảnh hướng đến sức khỏe và đời sống bình thường của họ.
Thứ ba, tuổi hưởng các chế độ Bảo hiểm hưu trí bắt buộc được điều chỉnh nâng lên khi tuổi thọ của người lao động và mức sống được nâng cao. Theo xu thế chung của thế giới mức sống của người lao động ngày càng được nâng cao và tuổi thọ trung bình cũng được nâng lên. Khi tuổi thọ của người lao động càng cao thì thời gian hưởng bảo hiểm hưu trí càng dài điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng của quỹ bảo hiểm hưu trí.
Vì vậy tuổi hưởng các chế độ bảo hiểm hưu trí bắt buộc có thể được điều chỉnh theo hướng tăng lên nhằm tận dụng nguồn nhân lực khi nguồn cung lao động ngày càng ít đi do dân số già, tạo điều kiện cho người lao động tăng thu nhập cũng như đảm bảo sự cân bằng của quỹ bảo hiểm hưu trí bắt buộc. Ở Việt Nam bắt đầu từ 01/01/2021 nước ta cũng đã bước vào lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam sẽ tăng dần mỗi năm 03 tháng từ 60 tuổi 03 tháng năm 2021 đến 62 tuổi vào năm 2028, lao động nữ sẽ tăng dần mỗi năm thêm 04 tháng từ 55 tuổi 04 tháng vào năm 2021 đến 60 tuổi vào năm 2035.
3. Nội dung pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc:
3.1. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng của pháp luật được hiểu là giới hạn những ai” phải thực hiện quy định pháp luật đó. Theo đó thì đối tượng áp dụng pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc gồm hai đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận và được trả lương. Trong quá trình làm việc người lao động chịu sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là người thuê mướn, sử dụng lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Tùy theo điều kiện kinh tế-xã hội và quan điểm của Nhà nước mà các quốc gia khác nhau có thể quy định đối tượng áp dụng là Người lao động khác nhau. Có quốc gia chỉ cho phép đối tượng áp dụng là Người lao động chỉ là công dân nước mình (với các điều kiện nhất định). Thậm chí trong từng thời kỳ phát triển kinh tế ở một quốc gia, Nhà nước cũng có thể quy định đối tượng áp dụng là Người lao động cũng không giống nhau. Điển hình cho trường hợp này là Việt Nam. Trước năm 2020, đối tượng áp dụng chế độ hưu trí bắt buộc chỉ là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ 01/01/2022, Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc giấy tờ tương tự cũng được áp dụng chế độ này.
Người sử dụng lao động bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức có sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc như các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã…
3.2. Điều kiện hưởng:
Thông thường, đối với bất kỳ một chế độ bảo hiểm xã hội nào, người lao động muốn được hưởng cũng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định. Tùy từng chế độ bảo hiểm mà điều kiện hưởng được quy định là khác nhau nhưng nhìn chung đều căn cứ trên sự đóng góp của người tham gia và sự thực tế chứng tỏ cần thiết phải áp dụng chế độ bảo hiểm đó.
Đối với chế độ bảo hiểm hưu trí bắt buộc điều kiện cần thiết để người lao động được hưởng chính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và tuổi đời. Bảo hiểm hưu trí là bảo hiểm cho người lao động không còn tham gia quan hệ lao động nữa vì vậy người lao động chỉ có thể nhận được chế độ bảo hiểm này khi không còn tham gia vào quan hệ lao động. Về tuổi đời tùy vào điều kiện và tuổi thọ trung bình mà mỗi nước có những quy định khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, pháp luật về bảo hiểm nước ta đang quy định thời gian tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí là 20 năm (trừ một số trường hợp nhất định).
3.3. Các chế độ hưởng và mức hưởng:
Khi tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc người lao động được hưởng các năm đóng góp nhiều hơn, mỗi năm đóng góp được tính bằng một mức hoặc tỉ lệ nhất định, nhằm đảm bảo công bằng giữa những Người lao động đã đóng Bảo hiểm xã hội cũng như đảm bảo nguyên tắc đóng- hưởng.
Chế độ bảo hiểm xã hội một lần là chế độ bảo hiểm áp dụng với người lao động nếu có yêu cầu trong một số trường hợp đã được quy định cụ thể, ví dụ như: đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội; ra nước ngoài để định cư; mắc các bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng…
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm. Ngoài các chế độ trên thì người lao động khi tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi không đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi hưu trí cho Người lao động khi họ không thể ngay một lần có thể đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.
3.4. Nguồn tài chính thực hiện Bảo hiểm hưu trí bắt buộc:
Như chúng ta đã biết bảo hiểm hưu trí là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất thu nhập do không còn tham gia quan hệ lao động, vì vậy để bù đắp khoản thu nhập này thì cần phải có một nguồn tài chính để chi trả cho người lao động. Để có nguồn tài chính thực hiện chi trả chế độ hưu trí cho người lao động thì pháp luật các nước thường quy định việc hình thành quỹ tài chính với sự đóng góp của nhiều đối tượng. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì đối tượng tham gia đóng góp vào quỹ cũng như mức đóng góp là khác nhau.
Theo pháp luật của Trung Quốc, Bảo hiểm hưu trí được chia làm ba tầng: Bảo hiểm hưu trí đối với công chức, bảo hiểm hưu trí đối với Người lao động tại các doanh nghiệp thành thị và Bảo hiểm hưu trí nông thông. Quỹ Bảo hiểm hưu trí đối với công chức viên chức được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và người lao động không phải đóng.
Quỹ Bảo hiểm hưu trí đối với người lao động tại các doanh nghiệp thành thị được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động theo tỉ lệ người sử dụng lao động đóng 20% tổng quỹ lương vào quỹ lương hưu chung và Người lao động đóng 8% tổng thu nhập vào tài khoản cá nhân bắt buộc. Đối với bảo hiểm hưu trí ở nông thôn nguồn quỹ hình thành từ ba nguồn đóng góp của cá nhân, hỗ trợ của tập thể và trợ cấp của Chính phủ. Mức nộp phí này đều được ghi vào tài khoản cá nhân và thuộc sở hữu cá nhân.
Theo pháp luật của Pháp thì quỹ tài chính chi trả cho bảo hiểm hưu trí lấy từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và của ngân sách nhà nước thông qua thu thuế. Theo pháp luật Việt Nam thì quỹ hưu trí tử tuất là một quỹ thành phần của quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành từ sự đóng góp của Người lao động , người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của nhà nước.
3.5. Hồ sơ thủ tục hưởng Bảo hiểm hưu trí bắt buộc:
Hồ sơ hưởng Bảo hiểm hưu trí bắt buộc là tập hợp các loại giấy tờ liên quan đến quá trình tham gia Bảo hiểm hưu trí của người lao động. Hồ sơ là căn cứ đề cơ quan Bảo hiểm xã hội xác định chế độ hưởng và mức hưởng cho người lao động. Chế độ hưu trí bắt buộc là một trong những chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chế độ này thường áp dụng với người già, người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia vào quá trình lao động nữa vì vậy mà điều kiện để hưởng chế độ hưu trí thường căn cứ vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và tuổi đời.
Để xác định được thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội thì hồ sơ hưởng bảo hiểm hưu trí thường yêu cầu có sổ bảo hiểm xã hội. Sổ Bảo hiểm xã hội sẽ cung cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội thông tin về quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội , mức đóng góp của người lao động cho quỹ tài chính của Bảo hiểm xã hội từ đó có thể xác định được mức hưởng của người lao động khi nghỉ hưu. Sổ bảo Bảo hiểm xã hội có thể ở dạng giấy hoặc dạng điện tử.
Hiện nay ở các nước phát triển hầu hết sổ Bảo hiểm xã hội ở dạng điện tử, ở nước ta sổ Bảo hiểm xã hội cũng đang được thay đổi dần từ sổ giấy sang điện tử thông qua việc cung cấp thông tin trên ứng dụng VssID. Bảo hiểm hưu trí là chế độ bảo hiểm cho người lao động đã kết thúc quá trình lao động vì vậy trong hồ sơ đề nghị hưởng chế độ hưu trí thường yêu cầu có các văn bản xác định việc người lao động đã kết thúc quá trình lao động. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì để xác định người lao động đã kết thúc quá trình lao động thì hồ sơ cần có
Bên cạnh đó thì trong một số trường hợp người lao động được nghỉ hưởng chế độ hưu trí ở điều kiện tuổi đời thấp hơn, thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội ít hơn với nghỉ hưu trong điều kiện bình thường thì hồ sơ phải cung cấp thêm các giấy tờ đáp ứng điều kiện ở mức thấp hơn đó.
Thủ tục hưởng Bảo hiểm hưu trí bắt buộc là trình tự, cách thức thực hiện để người lao động có thể nhận được các mức hưởng bảo hiểm hưu trí. Bảo hiểm hưu trí là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội . Việc giải quyết các thủ tục bảo hiểm xã hội nói chung cũng như Bảo hiểm hưu trí nói riêng thường được giao cho cơ quan Bảo hiểm xã hội đảm nhiệm. Vì vậy người lao động muốn nhận được chế độ bảo hiểm hưu trí thì cần làm chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu và nộp lên cơ quan Bảo hiểm xã hội để có thể xem xét giải quyết.
Người lao động có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ chuyển phát hoặc nộp hồ sơ điện tử. Khi nhận được hồ sơ của người lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ xem xét, xử lý và trả kết quả cho người lao động trong khoảng thời gian theo quy định. Trong quá trình xử lý hồ sơ, cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể yêu cầu người lao động bổ sung thêm các loại giấy tờ để phục vụ cho việc xác định chế độ hưởng và mức hưởng.
4. Vai trò của pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc:
Trong các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc thì chế độ bảo hiểm hưu trí giữ vai trò quan trọng nhất, là hạt nhân của hệ thống Bảo hiểm xã hội , là động lực để người lao động yên tâm làm việc tích khi còn trẻ, hưởng thụ khi về già, là mục tiêu đảm bảo của an sinh xã hội của hầu hết các quốc gia. Nếu như các chế độ khác của bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng với một số đối tượng nhất định như, chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp chỉ áp dụng với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… thì chế độ hưu trí áp dụng cho hầu hết các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy, chế độ bảo hiểm hưu trí có vai trò quan trọng đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như đối với toàn xã hội cụ thể như sau:
Đối với người lao động: Bảo hiểm hưu trí đã đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của người lao động sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động đối với xã hội. Tiền lương hưu mà họ nhận được là khoản tích lũy trong suốt quá trình lao động thông qua việc đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Khoản tích lũy này giúp đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi họ về hưu, khi mà khả năng lao động không còn nữa, không còn khả năng tạo ra thu nhập nữa nhưng vẫn cần phải có một khoản thu nhập để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Khi tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc người lao động được đảm bảo chắc chắn về khoản thu nhập của mình khi nghỉ hưu vì vậy họ sẽ yên tâm trong quá trình lao động do đó có thể làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn.
Đối với người sử dụng lao động: Bảo hiểm hưu trí bắt buộc thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động. Khi tham gia bảo hiểm hiểm hưu trí bắt buộc người sử dụng lao động phải trả một khoản chi phí cho người lao động làm việc cho mình để sau này trả lương hưu cho người lao động. Nếu nhìn nhận ở góc độ trước mắt thì phí này có thể làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận nhưng nhìn ở góc độ sâu hơn thì khi người sử dụng tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc họ đã dần chuyển giao trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro về tuổi tác, khả năng lao động về phía xã hội, giảm bớt gánh nặng tài chính cho người sử dụng lao động. Và khi việc bảo đảm rủi ro được chuyển cho xã hội thì phạm vi rủi ro được điều tiết lớn hơn, xã hội ổn định hơn và người sử dụng lao động có thể yên tâm tổ chức sản xuất.
Đối với xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc đặc biệt là bảo hiểm hưu trí là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Bảo hiểm hưu trí thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm đúng đắn của nhà nước, của xã hội, của người sử dụng lao động đối với những người đã có quá trình lao động đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Chế độ này phản ánh rõ nét các giá trị xã hội, tính nhân đạo của dân tộc, là một trong những nội dung nòng cốt của chính sách an sinh xã hội quốc gia. Bảo hiểm hưu trí được thực hiện theo phương thức lập quỹ, người lao động trước hết phải có trách nhiệm với bản thân trong việc đóng góp vào quỹ hưu trí, dành dụm cho mai sau tránh tình trạng đẩy toàn bộ gánh nặng rủi ro cho thế hệ sau. Khi cuộc sống của người lao động nghỉ hưu được đảm bảo thì cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội, xã hội ngày càng phát triển hơn.