Những sáng tác của nhà văn Vũ Hùng là những khám phá mới mẻ về thiên nhiên, con người, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người và con người với thiên nhiên. Tác phẩm “Ông một” là một trong những sáng tác tiêu biểu cho điều đó. Bạn đọc hãy cùng có thời gian theo dõi bài viết dưới đây với chủ đề Phân tích tác phẩm Ông Một của Vũ Hùng.
Mục lục bài viết
1. Phân tích tác phẩm Ông Một của Vũ Hùng hay:
Đoạn trích “Ông Một” của nhà văn Vũ Hùng được trích từ tác phẩm “Phái Tây Trường Sơn” được in trong “Những truyện hay viết cho thiếu nhi”. Đoạn trích xuất hiện ở phần mở đầu của “Phía Tây Trường Sơn”, nội dung kể về việc ba người lính và ông Cao – người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn – tình cờ gặp một con voi của Đô đốc Lương Trực. Ông Cao kể lại cho họ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng. Qua đó, đoạn trích thể hiện sâu sắc mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên cũng như trách nhiệm và thái độ sống của con người đối với thiên nhiên xung quanh mình.
Đoạn trích có thể được tìm hiểu dựa trên hai nội dung chính. Thứ nhất là tình cảm của con voi với Đê đốc và người quản tượng. Thứ hai là mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên có thể nói là một phần quan trọng không thể thiếu của cuộc sống con người. Nếu con người không biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, chắc chắn sẽ phải đối mặt với những hậu quả khó lường.
Đoạn trích mở đầu bằng hình ảnh con voi sau ngày rời căn cứ. Kể từ ngày rời căn cứ và không còn chinh chiến với Đê đốc, con voi trở nên ủ rũ. Nó ngày đêm mong nhớ Đê đốc, nhớ về căn cứ, nhớ về những ngày đã cùng chiến đấu vào sinh ra tử với các đồng chí. Nỗi nhớ nhung ấy đã khiến con voi gầy rộc đi. Cuộc sống chật chội, tù túng ở làng quê càng khiến nó trở nên ủ rũ và buồn chán. Mặc dù nó vẫn làm những công việc hàng ngày với người quản tượng như kéo gỗ, phá rẫy, nhưng sau khi hoàn thành công việc là nó lại ủ rũ, không buồn ăn. Nhà văn lúc ấy dường như đang sống và cảm nhận với con vật, hiểu và đồng cảm với những suy nghĩ, trăn trở của nó. Quản tượng cũng không ngoại lệ. Ông đã dành hơn nửa cuộc đời mình gắn bó với con voi, coi nó như người thân của mình. Ông quen nó quá, không muốn rời xa nó nhưng vẫn quyết định thả nó về rừng với đúng môi trường sống quen thuộc bởi ông chỉ nghĩ đơn giản rằng “Một mình ta chịu tù túng cũng là đủ rồi”.
Con voi dù đã được đưa về rừng nhưng nó vẫn rất nhớ làng, không quên được người quản tượng và những người dân làng đã chăm sóc nó. Thế nên, hàng năm nó vẫn xuống làng vào mỗi lúc đầu thu. Nó rống lên lên từ xa. Nghe thấy tiếng voi, cả dân làng nô nức ra đón nó. Lũ trẻ xúm xít, tụ tập dưới chân voi, các trưởng lão cho bao nhiêu là thứ quà, người quản tượng còn dẫn voi đi tắm, trồng sẵn mía và đãi voi một bữa ăn thịnh soạn. Sau này, khi người quản tượng mất, con voi cũng trở nên u buồn. Nó trở về làng, đi vòng quanh giường để tìm hơi ấm của người chủ cũ, thơ thẩn đi trong sân như đang tiếc thương chủ cũ. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tác phẩm đã thể hiện mối quan hệ khăng khít gắn bó giữa con người với thiên nhiên thông qua những chi tiết kể, tả về số phận của con voi cũng như mối quan hệ giữa con voi với người quản tượng. Có thể thấy chủ đề chính của đoạn trích chính là ca ngợi tình cảm động vật, thiên nhiên với con người và ngược lại. Khi con người đối xử tôn trọng với động vật và thiên nhiên thì sẽ nhận lại được tình cảm y như vậy. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là một mối liên kết không thể tách rời.
Đoạn trích được kể ở ngôi thứ ba. Với ngôi kể chuyện này, người kể chuyện có thể dễ dàng đi sâu vào đời sống tình cảm, cảm xúc của tất cả các nhân vật. Chúng ta có thể thấy rằng người kể chuyện có thể hiểu được giọng nói và suy nghĩ của con voi cũng như người quản tượng và dân làng. Bởi vì người kể chuyện hiểu được những cảm xúc này nên có thể dễ dàng khai thác, khám phá và truyền tải chúng một cách chân thành và sâu sắc trên trang giấy đến người đọc. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba tuy đứng ngoài tác phẩm nhưng lại biết toàn bộ nội dung câu chuyện, có thể kể xuôi, kể ngược câu chuyện và không bị giới hạn bởi thời gian, không gian.
Đoạn trích được kể theo mạch tuyến tính với các phần nội dung rõ rệt chủ yếu xoay quanh cuộc đời của con voi – Ông Một: Từ ngày nó rồi căn cứ sống cùng người quản tượng cho đến khi được thả về rừng, thỉnh thoảng có quay lại về thăm làng. Với trật tự kể xuôi, người đọc dễ dàng theo dõi diễn biến, nắm được nội dung của truyện, đồng thời hiểu thêm về đời sống nội tâm của nhân vật. Không chỉ vậy, đoạn trích cũng khắc họa thành công hai hình tượng nhân vật: một là chú voi và một là người quản tượng. Cả hai nhân vật đều có đời sống nội tâm phong phú, đa dạng, để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Có thể nói rằng, đoạn trích “Ông Một” là một trong những đoạn trích xuất sắc nhất trong tổng thể tác phẩm, đã chứng tỏ tài năng ngòi bút kể chuyện xuất sắc của nhà văn Vũ Hùng.
2. Phân tích tác phẩm Ông Một của Vũ Hùng ngắn gọn:
Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Khi đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Hình ảnh Ông Một, nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng cũng tương tự như vậy.
Kể từ khi rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ Đê đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa trong khi làm việc, có lúc nó còn không ăn. Khi người quản tượng mất, con voi trở về làng nhưng không thấy người chủ cũ ra đón, nó rảo bước về nhà, quỳ xuống giữa sân, rống gọi. Khi biết người quản tượng không còn nữa, nó buồn bã và chạy khắp làng để tìm chủ. Kể từ đó, voi chỉ về làng vài năm một lần, thăm ngôi nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.
Thông qua mối quan hệ, tình cảm tốt đẹp, gần gũi, khăng khít gắn bó giữa những chú voi, hai người chủ của chúng và những người dân trong làng, tôi nhận ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên rất gần gũi, mật thiết và rất gắn bó với nhau. Con người và thiên nhiên trở thành những người bạn, người thân hoàn hảo và quan tâm lẫn nhau.
3. Phân tích tác phẩm Ông Một của Vũ Hùng đặc sắc:
Nhà văn Vũ Hùng từng là cựu học sinh trường Chu Văn An, nhập ngũ năm 1950. Khi còn trong quân đội, khoảng thời gian đó đã mang lại cho ông nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán và ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách sáng tác của ông. Các tác phẩm của ông chủ yếu viết về thiên nhiên, động vật, rừng núi của các dân tộc Việt, Lào cùng chung sống trên đường Trường Sơn. Trong số đó, có lẽ để lại ấn tượng nhất là đoạn trích “Ông Một”.
Đoạn trích “Ông Một” nằm ở phần đầu của “Phía Tây Trường Sơn”. Ba người lính cùng với ông Cao – người dẫn đường cho những chiến sĩ vượt Trường Sơn – đã tình cờ gặp một con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đê đốc Lê Trực, một thủ lĩnh của nghĩa quân trong thời kỳ kháng chiến. Ông Cao đã kể cho ba người lính nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng.
Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình yêu vô cùng cảm động, khắc họa sự thấu hiểu và quan tâm mà người quản tượng và con voi dành cho nhau. Đối với người quản tượng, con voi giống như người bạn đồng hành, như một phần của gia đình ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng khao khát, nhớ rừng của voi nên đã để voi trở về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu, nhưng mỗi mùa thu nó lại trở về thăm làng cũ và người quản tượng. Cứ như thế suốt mười năm thì người quản tượng qua đời. Khi voi về không thấy chủ cũ đâu, nó đã về nhà cũ, quỳ xuống, rống gọi và rên rỉ mãi. Con voi giống như một con người đang thể hiện niềm thương xót của mình khi mất người thân. Cứ như vậy, nó đến thăm làng và quay lại vài năm một lần. Mối quan hệ giữa voi và người quản tượng đã trở thành tình cảm ruột thịt. Trong trái tim của người quản tượng và voi luôn được kết nối bởi vì sự chân thành, tình yêu thương và sự thấu hiểu.
Qua đoạn trích “Ông Một”, chúng ta có thể thấy rằng rõ ràng hành vi và thái độ của con người sẽ có tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Vì vậy, chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện và xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với tự nhiên. Đó chính là sự biết ơn đối với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
THAM KHẢO THÊM: