Chuyến du hành về tuổi thơ của Trần Mạnh Cường là một văn bản thông tin giới thiệu chung về tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được giảng dạy trong chương trình ngữ văn lớp 8. Dưới đây là bài viết phân tích về Chuyến du hành về tuổi thơ, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phân tích Chuyến du hành về tuổi thơ của Trần Mạnh Cường hay nhất:
Tuổi thơ được xem là một quãng thời gian vô cùng đẹp đẽ, trong sáng và tràn đầy màu sắc. Đối với tôi, những tháng ngày ấy luôn luôn tràn ngập tiếng cười và nhiều niềm vui trong cuộc sống. Những nơi tôi từng sinh sống có lẽ đều in đậm những kỷ niệm khó phai, từ những buổi trưa hè nóng bức cho đến những trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy lò cò, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, trốn tìm,… Tuổi thơ ấy rất đơn giản, yên bình, không phải lo lắng về cuộc sống mưu sinh hằng ngày. Tuy nhiên khi lớn lên, cuộc sống đã trở nên bận rộn, con người phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau. Khi còn nhỏ, chúng ta có thể tự do làm những điều mình thích, nhưng khi chúng ta trưởng thành, chúng ta phải làm những điều mà người khác mong muốn để có thể mưu sinh kiếm sống. Chính vì vậy, giữa trẻ con và người lớn có lẽ luôn luôn tồn tại những khác biệt, khoảng cách sâu sắc.
Bản thân tôi biết đến tác giả Nguyễn Nhật Ánh từ rất lâu, thế nhưng mãi đến gần đây thì tôi mới có cơ hội đọc tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Một trong những cuốn sách khiến cho tôi ấn tượng nhất đó chính là Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, đây là tác phẩm đã đạt giải thưởng văn học Asean vào năm 2010. Cuốn sách với trang bìa màu vàng, in hình một cậu bé, ngay từ lời giới thiệu đầu tiên đã khiến tôi phải suy nghĩ: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em”. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã rất khéo léo tài tình vẽ lên một bức tranh tuổi thơ thông qua 12 trang truyện kể về nhiều nhân vật khác nhau như thằng Cu Mùi, thằng Hải Cò, con Tí Sún và con Tũn.
Trong chương đầu tiên “Tóm tắt đã hết một ngày” và chương 2 “Bố mẹ tuyệt vời” là hai chương để lại trong tôi nhiều ấn tượng cảm xúc nhất. Câu chuyện khiến tôi càng thêm biết ơn bố mẹ của mình, chương đầu tiên đã giúp tôi cảm nhận rõ tình yêu thương và sự lo lắng của cha mẹ dành cho tác giả khi còn nhỏ, mẹ luôn luôn là người quan tâm đến sức khỏe của con cái, điều mà khi còn nhỏ chúng ta thường không để ý đến, tuy nhiên khi càng lớn lên, chúng ta nhận ra rằng sức khỏe rất quan trọng đối với con người. Khi đọc sách, nhiều ký ức của tuổi thơ bỗng dưng ùa về trong tâm trí của tôi, tôi nhớ lại những ngày thơ ấu khi tôi mới 7-8 tuổi, tôi chẳng bận tâm nhiều về câu chuyện tình cảm. Nhưng càng ngày càng lớn, tình cảm đối với gia đình ngày càng sâu đậm. Chương 2 tiếp tục kể về những trò chơi của tác giả và người bạn trong xóm, mang lại cho tôi nhiều tiếng cười thú vị. Và tôi tin rằng, nếu các bạn đọc nội dung này, các bạn cũng sẽ có những cảm nhận giống như tôi.
Ngoài ra, tôi cũng rất thích nội dung “Đặt tên cho thế giới”. Các nhân vật cùng nhau thay đổi tính cách, suy nghĩ, nhìn nhận của mình về thế giới xung quanh. Họ gọi “cánh tay là cái miệng”, “đi chợ thay cho đi ngủ”, “cái cặp thành cái giếng”,… họ quyết tâm thay đổi cách đặt tên cho mọi thứ xung quanh để biến thế giới trở nên mới mẻ và thú vị hơn. Những câu chuyện không chỉ mang lại tiếng cười cho chúng ta mà còn cho thấy tuổi thơ tươi đẹp của tác giả, tràn đầy niềm vui và sự sáng tạo. Cuối tác phẩm, tác giả đã viết “Để sống tốt hơn, đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn” và đây là một câu nói đúng, tuổi thơ mang lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm quý giá, khi nhỏ chúng ta luôn mong muốn trở thành người lớn để có thể tự do làm điều mình thích, tuy nhiên khi lớn lên thì chúng ta mới nhận ra rằng cuộc sống của người lớn còn phức tạp hơn nhiều so với cuộc sống của trẻ con. Chính vì vậy đôi khi chúng ta lại mong ước được quay trở về tuổi thơ hồn nhiên ấy để rồi thốt lên rằng: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…”.
2. Phân tích Chuyến du hành về tuổi thơ của Trần Mạnh Cường ngắn gọn:
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một tuổi thơ thật đẹp. Bản thân tôi cũng có một tuổi thơ rất đẹp với nhiều niềm vui và những kỷ niệm đáng nhớ. Những nơi tôi từng sinh sống luôn đong đầy ký ức về những ngày hè nắng gắt, những buổi trốn ngủ trưa để ra ngoài chơi, những trò ô ăn quan hay nhảy lò cò cùng bạn bè. Đó là khoảng thời gian vô tư, không lo âu về cuộc sống mưu sinh hay cô đơn. Nhưng khi lớn lên, cuộc sống trở nên bận rộn, đầy ắp những lo toan và suy nghĩ. Trẻ con thì sẵn sàng làm những gì mình muốn, còn người lớn lại thường chỉ làm những điều người khác mong đợi. Vì thế, giữa trẻ con và người lớn luôn có nhiều sự khác biệt. Tôi đã biết đến tác giả Nguyễn Nhật Ánh từ lâu nhưng mãi đến bây giờ mới có dịp đọc các tác phẩm của ông. Một trong những cuốn sách để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, tác phẩm này đã được trao giải thưởng văn học ASEAN năm 2010. Bìa sách màu vàng, in hình một cậu bé và trên tờ bìa sau, tác giả đã viết: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em.” Tác giả Nguyễn Nhật Ánh kể về tuổi thơ của 04 nhân vật Cu Mùi, nhân vật Hải Cò, nhân vật Tí Sún và nhân vật Tũn qua 12 chương đầy thú vị của tác phẩm. Vì thế nên bản thân tôi đặc biệt ấn tượng với chương 1, chương này viết về nội dung “Tóm lại đã hết một ngày” và chương 2 với nội dung “Bố mẹ tuyệt vời”, bởi chúng khiến tôi thêm biết ơn bố mẹ mình. Trong chương 1, tình yêu thương và sự lo lắng của mẹ dành cho tác giả lúc nhỏ hiện lên rất rõ. Mẹ luôn quan tâm đến sức khỏe của con, điều mà trẻ con thường không để ý, nhưng khi lớn lên, chúng ta mới thấy sự quan tâm ấy vô cùng đúng đắn và quan trọng. Đọc sách, nhiều ký ức tuổi thơ ùa về trong tôi. Tôi nhớ lại những ngày mình 7, 8 tuổi, không nghĩ gì nhiều về tình cảm, nhưng càng lớn, sự quan tâm dành cho gia đình càng trở nên sâu sắc.
3. Dàn ý phân tích Chuyến du hành về tuổi thơ của Trần Mạnh Cường:
a. Mở bài:
Khái quát chung về văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ: Đây là một văn bản thông tin giới thiệu chung về tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
b. Thân bài:
Phân tích Chuyến du hành về tuổi thơ của Trần Mạnh Cường:
-
Tóm tắt ý chính của văn bản:
+ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ giống như một chuyến tàu đưa con người ta trở về với tuổi thơ ấu. Nguyễn Nhật Ánh đã trao tận tay quý độc giả trước vẻ quay trở về ngày xa xưa, sống lại những kỉ niệm tinh khôi, đắm mình trong dòng suối mát của những năm tháng thiếu thời, vô lo, vô nghĩ;
+ Từng câu chữ, trang viết trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ có lẽ đều thấm đượm dư vị ngọt ngào của những ngày xưa, phảng phất hương thơm dịu ngọt của kỷ niệm đẹp đẽ khó phai, khiến người đọc chúng ta phải bật cười;
+ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ thực sự được xem là một tác phẩm ý nghĩa cho những ai mong muốn được quay trở về những ngày tháng xa xưa, được lắng đọng vài giây để chiêm nghiệm về quá trình trưởng thành của mỗi con người.
-
Phân tích Phần 1 “Thông tin cuốn sách”:
+ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, đây là một cuốn sách đáng đọc;
+ Phương thức biểu đạt và tác dụng: Thuyết minh kết hợp với nghị luận;
+ Cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm, thể hiện nhận xét của người viết.
-
Phân tích Phần 2 ”Nội dung cuốn sách”:
+ Nội dung chính của văn bản: Đây là sự hồi tưởng của nhân vật chính và những người bạn về trò chơi nghịch ngợm trong quá khứ;
+ Từng câu văn trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đều thấm lượng dư vị ngọt ngào của ngày xưa, những kỷ niệm đẹp đẽ khiến cho người đọc phải thích thú. Khi đọc cuốn sách này chúng ta vui sướng khi nhìn thấy hình ảnh của chính bản thân mình, ngỡ ngàng vì thời gian trôi qua thật nhanh;
+ Phương thức biểu đạt và tác dụng: Thuyết minh, nghị luận, tự sự, biểu cảm.
-
Phân tích Phần 3 ”Khẳng định giá trị cuốn sách”:
+ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được xem là tác phẩm của bất cứ ai mong muốn quay trở về ngày tháng xa xưa;
+ Phương thức biểu đạt và tác dụng: Nghị luận, được sử dụng để nhận xét về giá trị của tác phẩm.
c. Kết bài:
Sau khi học xong bài Chuyến du hành về tuổi thơ, em nhận thấy:
-
Nhận xét và phân tích được đặc điểm của các văn bản thông tin giới thiệu về một cuốn sách, bộ phim đã từng xem;
-
Chỉ ra được mối quan hệ tương quan giữa đặc điểm văn bản và mục đích;
-
Phân tích được những thông tin cơ bản, vai trò quan trọng của các chi tiết trong quá trình thể hiện thông tin cơ bản của văn bản đó.
THAM KHẢO THÊM: