Phân chia tài sản do không có di chúc để lại. Tranh chấp tài sản thuộc di sản thừa kế không có di chúc để lại.
Phân chia tài sản do không có di chúc để lại. Tranh chấp tài sản thuộc di sản thừa kế không có di chúc để lại.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư. Luật sư làm ơn cho tôi hỏi về vấn đề sổ hồng: ( tôi là cháu nội rể ) Trước đây khi bà nội và ông nội tôi còn sống thì có xây ra 2 căn nhà kế bên nhau chia cho 2 anh em là ba tôi ( con cả ) và chú ( con thứ 2 ). Căn của chú ( con thứ 2 ) thì toàn quyền cho chú đứng tên sổ hồng với hộ khẩu .. Còn căn của ba tôi ( con cả) thì do ông nội và bà nội tôi đứng tên sổ hồng. Bây giờ cả ông và bà nội tôi mất không để lại di chúc thì căn nhà mà ông và bà nội + ba tôi + mẹ + vợ + tôi đang ở có phải chia cho chú ( con thứ 2 ) không ?? khi mà ba tôi muốn sang tên sổ hồng vì bà và ông nội đã mất ( trước đó bà và ông nội sống chung với gia đình tôi , chăm sóc tận tình đến lúc mất .. cả hàng xóm họ hàng đều biết là nội đã xây 2 căn chia cho 2 anh em ) Bây giờ tôi nhờ luật sư tư vần dùm khi sang tên sổ hồng có cần phải nhờ người chú (con thứ 2) đồng ý hay là không tranh chấp tài sản mới sang tên được không? Vì ông và bà nội mất không có để lại di chúc. Mong Luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn đã đọc !?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Thứ nhất, xác định tài sản của ông bà của anh để lại, ở đây ông, bà anh đã xây hai căn nhà trong đó một căn đã được chú thứ hai của bạn đứng tên sở hữu vì vậy thuộc sở hữu của chú thứ hai của anh. Căn nhà của bố anh thuộc sở hữu của ông, bà vì vậy, trong trường hợp ông, bà chết không để lại di chúc thì căn nhà được ông, bà đứng tên sở hữu sẽ được coi là di sản thừa kế của ông, bà để lại.
Thứ hai, Căn cứ Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
"1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế."
Vì ông, bà của anh mất không để lại di chúc vì vậy căn nhà ông bà đứng tên sở hữu sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật. Những người ở hàng thừa kế thứ nhất căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
"vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"
Như vậy, bố bạn và người chú thứ hai đều có quyền được hưởng thừa kế căn nhà của ông bà đứng tên sở hữu. Bố bạn muốn đứng tên phải có sự đồng ý của chú bạn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế qua tổng đài: 1900.6568
Khi sang tên sổ hồng có cần phải nhờ người chú ( con thứ 2) đồng ý đất không tranh chấp tài sản mới sang tên được hay không?
Bố bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nêu trên thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng ký tên vào
– Bạn sẽ tới phòng công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/chuyên viên thụ lý hồ sơ
– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng
– Hồ sơ công chứng gồm các thủ tục sau:
+ Di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình
Căn cứ Điều 57 Luật công chứng 2014:
"Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng".