Ủy quyền là gì? Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì? Phân biệt thực hiện công việc có ủy quyền và không có ủy quyền?
Trên thực tế, việc ủy quyền được xảy ra khá phổ biến, ủy quyền chính là nền tảng để làm căn cứ phát sinh mối quan hệ chặt chẽ và tin tưởng hơn giữa người với người, giữa bên đại diện và bên được đại diện. Nội dung của ủy quyền đó chính là cơ sở để người, bên ủy quyền tiếp nhận được kết quả pháp lý của những hoạt động cũng như quyết định ủy quyền đó đã mang lại. Pháp luật Việt Nam đã quy định về thực hiện công việc có ủy quyền và thực hiện công việc không có ủy quyền. Vậy để phân biệt được thực hiện công việc có ủy quyền và thực hiện công việc không có ủy quyền cần dựa vào những tiêu chí gì?
– Cơ sở pháp lý:
1. Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là việc giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa cá nhân với nhau mang tính chất tương trợ, giúp đỡ.
Ủy quyền không phải là một dạng giao phó công việc mà ủy quyền chính là việc mà tổ chức/ cá nhân thỏa thuận đồng ý, cho phép một tổ chức/ cá nhân khác có quyền đại diện cho mình, có thể đưa ra quyết định hay thực hiện một công việc gì đó hợp pháp và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc ủy quyền đó.
2. Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì?
Tại Điều 574 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền, theo đó: ” Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”
Như vậy, có thể hiểu rằng, những chủ thể thực hiện công việc không có ủy quyền bao gồm những chủ thể đó là: người thực hiện không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó nhưng đã tự nguyện thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc thực hiện công việc hoàn toàn không do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc. Người thực hiện công việc không có ủy quyền thực hiện công việc này vì lợi của người có công việc và người có công việc là người không biết hoặc nếu biết nhưng không phản đối về việc thực hiện công việc của người thực hiện. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó, người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
– Trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận. Pháp luật quy định người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó theo quy định. Nếu trong trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc. Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
– Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường. Bên cạnh đó, người có công việc phải có nghĩa vụ thanh toán với người thực hiện công việc như: phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình. Ngoài ra, người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.
– Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc thực hiện công việc không có ủy quyền sẽ chấm dứt, theo đó, các trường hợp chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền bao gồm: thực hiện công việc theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện, người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 của Bộ luật dân sự 2015 và người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc, trong trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi người thực hiện công việc không có uỷ quyền thì bên nhận thực hiện công việc cũng sẽ được thanh toán theo quy định của pháp luật thì người thực hiện công việc có quyền yêu cầu người có công việc phải thanh toán cho họ các chi phí hợp lý mà họ đã bỏ ra để thực hiện công việc và người có công việc phải thanh toán những chi phí này kể cả trong trường hợp việc thực hiện công việc không mang lại kết quả không như họ mong đợi.
– Pháp luật cũng quy định về việc trả thù lao cho người thực hiện công việc: Khi người thực hiện công việc đã hoàn thành công việc với sự chu đáo và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích của người có công việc thì họ có quyền được nhận thù lao từ người có công việc ( đối với trường hợp được hưởng thù lao) hoặc Khi người thực hiện công việc đã hoàn thành công việc nhưng không chu đáo và không xuất phát từ lợi ích của người có công việc. Người thực hiện công việc đủ điều kiện để được nhận thù lao nhưng họ từ chối không nhận.( Đối với trường hợp không được hưởng thù lao)
Như vậy, vì người thực hiện công việc khi không có sự ủy quyền là hướng đến lợi ích của người có công việc trong trường hợp người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối, do đó, người thực hiện công việc sẽ không bị ràng buộc về trách nhiệm quá nhiều và họ có nghĩa vụ thực hiện công việc đó phù hợp với khả năng, điều kiện của họ, tuy nhiên người thực hiện công việc đó khi thực hiện công việc thì phải thực hiện một cách nghiêm túc, coi đó như chính là công việc của mình. Trong quá trình thực hiện công việc thì người thực hiện phải báo cho người có công việc biết nếu có yêu cầu của người có công việc, nếu người thực hiện công việc không thể thực hiện công việc đó được thì cũng phải báo cho người có công việc biết và có thể chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền theo quy định của pháp luật.
– Ngược lại với thực hiện công việc không có ủy quyền thì có thực hiện công việc có ủy quyền, theo đó, thực hiện công việc có ủy quyền là việc một người có nghĩa vụ thực hiện công việc của người khác thông qua sự ủy quyền( có thể là giấy ủy quyền,
3. Phân biệt thực hiện công việc có ủy quyền và không có ủy quyền
– Thứ nhất, về trách nhiệm thực hiện:
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền: Người thực hiện không không có trách nhiệm thực hiện nhưng họ tự nguyện tự nguyện
+ Thực hiện công việc có uỷ quyền: Người thực hiện bắt buộc phải thực hiện
– Thứ hai, về mục đích thực hiện:
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền: Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc
+ Thực hiện công việc có ủy quyền: Thực hiện vì mục đích của bản thân mình
– Thứ ba, về cơ sở phát sinh:
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền: ngoài hợp đồng.
+ Thực hiện công việc có ủy quyền: theo hợp đồng.
– Thứ tư, về bên có công việc:
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền: Bên có công việc không biết hoặc biết mà không phải đối
+ Thực hiện công việc có ủy quyền: Người có công việc phải biết (vì đây là hợp đồng)
– Thứ năm, về thù lao:
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền: Được đặt ra khi công việc hoàn thành
+ Thực hiện công việc có ủy quyền: Theo thỏa thuận
– Thứ sáu, về công việc:
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền: Tự nguyện theo ý của người thực hiện
+ Thực hiện công việc có ủy quyền: Theo thỏa thuận
– Thứ bảy, về thời hạn:
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền: Khi công việc hoàn thành không có thời hạn
+ Thực hiện công việc có ủy quyền: Có thời hạn, thời hạn theo thỏa thuận