Phân biệt hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt chính và hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt bổ sung. Quy định về hình phạt trục xuất của các nước.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt chính và hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt bổ sung:
Như đã đề cập, hình phạt trục xuất có thể được áp dụng với tư cách là hình phạt chính hoặc bổ sung. Tuy nhiên, với các vai trò khác nhau chúng có những đặc điểm khác nhau nhất định:
Về thủ tục áp dụng: Trục xuất với tư cách là hình phạt bổ sung không được tuyên độc lập mà chỉ được tuyên bố sung cho hình phạt chính, nhưng không phải tuyên với bất cứ loại hình phạt chính nào mà chỉ đối với một số loại tội phạm nhất định, căn cứ vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Trục xuất với tư cách là hình phạt chính được áp dụng đối với người bị kết án một khi
Về hậu quả pháp lý: so với hình phạt chính, hình phạt trục xuất khi được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung gây ra nhiều hậu quả bất lợi hơn, chẳng hạn nếu áp dụng hình phạt trục xuất với tư cách hình phạt chính thì người phạm tội chỉ phải chịu hậu quả là bị buộc phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, trường hợp nếu áp dụng là hình phạt bổ sung thì người phạm tội phải chịu nhiều hậu quả pháp lý bất lợi khác như: tù giam, phạt tiền…. Đối với hình phạt chính, Nhà nước chủ yếu hướng đến mục đích trừng trị, răn đe, cải tạo, giáo dục và phòng ngừa tội phạm; còn đối với loại hình phạt bổ sung, hình phạt trục xuất nhằm hướng đến mục đích phòng ngừa riêng.
2. Phân biệt hình phạt trục xuất trong luật hình sự với biện pháp trục xuất trong hành chính:
Xét về mặt hình thức, giữa hình phạt trục xuất trong luật hình sự và biện pháp trục xuất trong luật hành chính giống nhau trong việc đều buộc đối tượng là người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luật hành chính, nếu trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của pháp luật điều chỉnh liên quan đến vấn đề trục xuất thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý hình phạt trục xuất trong luật hình sự hoàn toàn khác biệt so với biện pháp trục xuất trong pháp luật hành chính, với tính chất là chế tài hành chính,
Về thủ tục áp dụng: trục xuất hành chính là biện pháp (chế tài) áp dụng đối với người nước ngoài có các hành vi vi phạm các quy định pháp luật hành chính. Ngoài ra, người nước ngoài phạm tội buộc phải chịu hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam chỉ khi có quyết định thi hành án của Tòa án có thẩm quyền. Còn trường hợp người nước ngoài vi phạm các quy định về cư trú, nhập cảnh, xuất cảnh hoặc vi phạm một số quy định hành chính khác phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quyết định trục xuất của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải tiến hành xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính (Điều 9, Nghị định số 142/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021, quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất). Biện pháp trục xuất trong luật hành chính được quyết định bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính ban hành, cụ thể Cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 5, khoản 7 Điều 39
Về hậu quả pháp lý: biện pháp trục xuất trong luật hành chính là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật (cố ý và vô ý) phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, còn hình phạt trục xuất trong luật hình sự chỉ được áp dụng với cá nhân người phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Về bản chất pháp lý, biện pháp trục xuất theo quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh,với tính chất là chế tài hành chính khác biệt hoàn toàn so với hình phạt trục xuất trong luật hình sự. Cụ thể, hình phạt trục xuất được quy định trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự là một dạng trách nhiệm hình sự dành cho cá nhân người nước ngoài phạm một trong các tội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước áp dụng đối với cá nhân người phạm tội. Mặt khác, thì việc bị áp dụng hình phạt trục xuất sẽ để lại án tích đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự, còn bị áp dụng biện pháp xử lý trục xuất trong theo hành chính thì không để lại án tích.
3. Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về hình phạt trục xuất:
Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc, ngày 16/12/1966, tuyên bố rằng “không một ai bị tước đoạt một cách độc đoán quyền trở về đất nước của người đó”, “trừ những hạn chế do luật định do cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận” (khoản 3,4 Điều 12 của Công ước).
Điều này có nghĩa rằng việc trục xuất một người nước ngoài phải do luật định, tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia. Qua nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới thì “trục xuất” được quy định ở các luật khác nhau, với tư cách khác nhau, có quốc gia xem đó là một biện pháp cưỡng chế hành chính quy định tại luật di trú, có quốc gia quy định đó là hình phạt trong luật hình sự, tìm hiểu cụ thể pháp luật hình sự một số nước như: Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, tác giả nhận thấy:
Bộ Luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức gồm: 29 chương, 358 điều, nhưng không có điều, khoản nào quy định về trục xuất người nước ngoài phạm tội, cụ thể tại Chương 3, mục thứ nhất của Bộ luật này quy định về các loại hình phạt mà người phạm tội sẽ phải gánh chịu nếu vi phạm pháp luật hình sự Đức, nhưng không có quy định về hình phạt trục xuất. Điều đó có nghĩa, luật hình sự Đức không xử phạt bằng hình phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật hình sự Đức. Việc trục xuất đối với người nước ngoài phạm tội được điều chỉnh theo Luật Di trú của Đức.
Pháp luật hình sự của Thụy Điển cũng có quy định trục xuất người nước ngoài bị kết án. Tuy nhiên, trục xuất trong luật hình sự của Thụy Điển không phải là hình phạt mà chỉ là một biện pháp an ninh, áp dụng đối với người bị kết án về một tội nghiêm trọng. Qua nghiên cứu Bộ luật hình sự Thụy Điển năm 1965 (sửa đổi bổ sung 01/5/1999), tại phần 1, chương I, quy định về tội phạm và chế tài, không có quy định về hình phạt trục xuất, các hình phạt đối với người phạm tội quy định trong Bộ luật này gồm: phạt tiền, phạt tù, hình phạt có điều kiện, buộc phải chịu thử thách, đưa vào cơ sở chăm sóc đặc biệt (Điều 3).
Việc áp dụng hình phạt được thực hiện theo các quy định về các tội phạm cụ thể và các quy định đặc biệt khác. Các chế tài khác có thể được áp dụng theo các quy định chung về áp dụng chế tài đó kể cả trong trường hợp các điều luật về các tội phạm cụ thể không quy định các chế tài này (Điều 4). Luật hình sự Thụy Điển không quy định, không xem trục xuất là một hình phạt như quy định của pháp luật hình sự nước ta.
Theo luật hình sự Nhật Bản, trục xuất không quy định là hình phạt, hình phạt trong luật hình sự Nhật Bản phân chia thành hình phạt chính và hình phạt bổ sung, hình phạt chính bao gồm; tử hình, tù có lao động bắt buộc, tù không có lao động bắt buộc, phạt tiền, phạt giam hình sự, phạt tiền về tội hình sự nhỏ, phạt giam vì không nộp đủ tiền phạt. Hình phạt bổ sung chỉ quy định duy nhất là tịch thu tài sản. Việc pháp luật hình sự Nhật Bản không xem trục xuất là hình phạt không có nghĩa pháp luật Nhật Bản không cưỡng chế buộc người nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Nhật Bản khi đã bị kết án về một tội hình sự nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự Nhật Bản, khi đó vấn đề trục xuất người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Nhật Bản xem như biện pháp cưỡng chế hành chính được quy chiếu, điều chỉnh bằng các quy định tại Điều 24 của Luật quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn Nhật Bản, việc trục xuất và lệnh trục xuất do người có thẩm quyền của cơ quan nào quyết định, giao cho cán bộ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn thực hiện. Người nước ngoài dưới 20 tuổi đang học tập, du lịch, thăm thân, không thuộc diện thường trú nhân tại Nhật Bản nếu phạm tội vẫn bị trục xuất.
Công tác trục xuất của Nhật Bản có thể tóm tắt như sau: Người nước ngoài bị kết án do vi phạm pháp luật hình sự của Nhật Bản, sau khi chấp hành xong các quyết định của Tòa án sẽ bị Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn (thuộc Bộ tư pháp) Nhật Bản đưa vào quản lý tại nhà lưu trú dành cho người nước ngoài vi phạm pháp luật Nhật Bản để quản lý, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nhập cảnh sẽ
Đối với các trường hợp người nước ngoài phạm tội liên quan đến an ninh quốc gia, giết người, ma túy, hiếp dâm nếu bị trục xuất sẽ vĩnh viễn không được phép quay trở lại Nhật Bản, các trường hợp khác tùy thuộc vào sự xem xét của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn của Nhật Bản quyết định.
Đối với pháp luật hình sự Mỹ, trục xuất (Removal) không được quy định là hình phạt, mà chỉ là một biện pháp cưỡng chế hành chính, việc trục xuất một người nước ngoài vi phạm pháp luật của Mỹ nói chung và luật hình sự Mỹ nói riêng đều được điều chỉnh bởi luật di trú của Mỹ, trên cơ sở phán quyết của Tòa án (Bộ Tư pháp Mỹ),cơ quan thực thi về di trú (thuộc Bộ An ninh nội địa, bộ phận nhập tịch và nhập cư) sẽ thực hiện việc trục xuất. Theo Luật di trú Mỹ thì trục xuất gồm hai loại:
Loại thứ nhất (Removal Uder inadmissibility grounds) dành để trục xuất người nước ngoài đang xin nhập cảnh vào Mỹ (Điều 212, luật Di trú Mỹ), việc trục xuất này được thực hiện tại cửa khẩu nhập cảnh, bởi nhân viên cơ quan di trú Mỹ, dựa vào nghi vấn một phía từ cơ quan di trú đối với những người nước ngoài đến Mỹ để du lịch, thăm thân mà có khả năng không quay trở lại nước của họ, có khả năng bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp hoặc người nước ngoài là thường trú nhân tại Mỹ nhưng rời khỏi Mỹ quá 06 tháng hoặc đang trong giai đoạn chờ kết quả chấp nhận cho thường trú nhưng chưa có kết quả mà tự ý rời khỏi Mỹ không xin phép trước cũng có thể bị trục xuất quay trở lại nước của người nước ngoài mang quốc tịch trước khi nhập cảnh vào Mỹ.
Loại thứ hai (Removal Uder Deportation grounds) (Điều 237, Luật Di trú Mỹ) dành để trục xuất người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, khai báo gian dối với cơ quan di trú, cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ để hưởng các quyền lợi về di trú, không thực hiện đúng cam kết với Sở di trú và đặc biệt là trục xuất tội phạm người nước ngoài, thường trú nhân nước ngoài bị kết án hoặc người nước ngoài bị nghi vấn thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Mỹ được phép điều đình (plea bargain) về tội phạm với Tòa án hoặc chấp nhận nhận tội để hưởng khoan hồng cũng bị trục xuất, người nước ngoài cũng sẽ bị trục xuất nếu bị kết án về các tội bị xem có tính cách suy đồi đạo đức (Crimes of Moralturpitude), các tội bị xem là có tính suy đồi đạo đức gồm: Mang một vũ khí được giấu để sử dụng, bạo hành với trẻ em hoặc người phối ngẫu (Child or spousal abuse), hành vi gây rối (disorderly conduct), bắt cóc (Kidnapping), tội giết người và ngộ sát (Muder and volutary manslaughter), cướp (robbery), trộm cắp (theft), biển thủ (embezzlement), mãi dâm (prostitution), hiếp dâm (Rape), giải mạo giấy tờ, chữ ký (Forgery), tội gian lận (Fraud), những tội về ma túy (Drug), tội rửa tiền… Mặc dù, luật hình sự của Mỹ không quy định về hình phạt trục xuất nhưng người nước ngoài phạm tội và bị kết án bởi Tòa án Mỹ vẫn có thể bị trục xuất bởi cơ quan di trú Mỹ, dựa trên căn cứ của Luật di trú Người nước ngoài chưa thành niên thuộc diện thường trú nhân hoặc không người giám hộ hợp pháp vẫn có thể bị trục xuất nếu bị kết án hoặc bị Tòa án áp dụng lệnh trục xuất.
Đối với luật hình sự Trung Quốc phân chia hình phạt thành hai loại; Hình phạt chính và hình phạt bổ sung, theo đó hình phạt chính bao gồm; quản chế, cải tạo lao động, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình, hình phạt bổ sung bao gồm; phạt tiền, tước các quyền lợi chính trị, tịch thu tài sản, được quy định tại các Điều 32, Điều 33, Điều 34 của Bộ luật hình sự Trung Quốc. Theo các quy định về hình phạt nêu trên, tác giả nhận thấy không có quy định về hình phạt trục xuất ở cả hai phân loại về hình phạt được ghi nhận trong Bộ luật hình sự Trung Quốc, tuy nhiên tại Điều 35 của Bộ luật hình sự nước này lại gián tiếp xem trục xuất là loại “hình phạt” mà theo đó, “Trục xuất có thể được áp dụng với tư cách là hình phạt độc lập hoặc hình phạt bổ sung đối với người nước ngoài phạm tội”, có nghĩa là trục xuất được quy định vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.
Ngoài điều 35 của Bộ luật hình sự này đề cập về hình phạt trục xuất, qua tìm hiểu tác giả nhận thấy, không có bất kỳ một điều khoản nào trong Bộ luật hình sự Trung Quốc quy định rõ về điều kiện áp dụng, phạm vi áp dụng, thời hạn thực hiện của hình phạt này và nhiều vấn đề khác như: người nước ngoài là trẻ em dưới 18 tuổi không có cha mẹ thường trú, đang học tập, du lịch, thăm thân hoặc người không quốc tịch vi phạm pháp luật hình sự Trung Quốc thì có bị trục xuất không? Việc cư trú, đi lại, sinh hoạt của người bị áp dụng hình phạt trục xuất sẽ như thế nào trong thời gian chờ trục xuất, chi phí về phương tiện trục xuất thì ai là người phải gánh chịu, tất cả những vấn đề trên có phần giống như pháp luật hình sự của Việt Nam.
* Đánh giá: Từ quy định của một số quốc gia nêu trên, cho thấy hình phạt trục xuất không phải đặc thù riêng của Việt Nam mà nó còn được áp dụng ở một số quốc gia khác trên thế giới. Tùy vào quan điểm lập pháp của từng quốc gia mà “trục xuất” được xem là hình phạt hoặc là biện pháp cưỡng chế hành chính quy định trong luật hình sự hoặc luật hành chính về di trú. Mục đích của việc áp dụng hình phạt này là nhằm loại bỏ và ngăn ngừa tình trạng người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình và nước khác sinh sống trên quốc gia mình.
Đảm bảo được độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, đây có thể xem là một công cụ hữu hiệu để xử lý người nước ngoài phạm pháp luật của nước họ.Với quy định pháp luật liên quan đến trục xuất người nước ngoài trong pháp luật của một số quốc gia trên, tác giả nhận thấy đa số các quốc gia không quy định trục xuất là hình phạt (ngoại trừ Trung Quốc), trục xuất được xem như một biện pháp cưỡng chế hành chính buộc người nước ngoài rời khỏi lãnh thổ của họ, khi người nước ngoài vi phạm pháp luật hình sự. Trục xuất không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự mà còn được điều chỉnh bởi pháp luật hành chính về di trú. Các quy định về trục xuất trong luật di trú các nước gián tiếp quy định một cách rõ ràng về đối tượng, điều kiện, phạm vi áp dụng hình thức cưỡng chế trên.
Ở Việt Nam, trục xuất hiện nay vừa là biện pháp cưỡng chế hành chính vừa là hình phạt. Việc quy định hình phạt trục xuất trong hệ thống hình phạt của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đã làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, là cơ sở pháp lý để Tòa án có thể lựa chọn và áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội với mục đích không chỉ trừng trị mà còn có tác dụng ngăn ngừa một cách triệt để khả năng phạm tội mới của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Hình phạt này như một chế tài, biện pháp hữu hiệu trong giai đoạn đất nước đang hội nhập mạnh mẽ, khi mà hình thức xử phạt trục xuất áp dụng theo thủ tục hành chính không còn đủ tính răn đe; tình trạng phạm tội của người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng gia tăng, dẫn theo nhiều hậu quả xấu. Việc thiết lập một hàng rào pháp lý để bảo vệ những quan hệ xã hội được Nhà nước điều tiết cũng như hạn chế tối đa tình trạng người nước ngoài phạm tội là một trong những vấn đề trọng tâm của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.