Sự ra đời sau của văn kiện pháp lý ACIA là kết quả vượt bậc của cộng đồng các quốc gia ĐNA trong tiến trình xây dựng thành công khu vực đầu tư ASEAN. Dĩ nhiên, sự ra đời muộn màng của ACIA.
A. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định đầu tư toàn diện ACIA
1. Tự do hóa đầu tư
Sự ra đời sau của văn kiện pháp lý ACIA là kết quả vượt bậc của cộng đồng các quốc gia ĐNA trong tiến trình xây dựng thành công khu vực đầu tư ASEAN. Dĩ nhiên, sự ra đời muộn màng của ACIA là sự khỏa lấp đi những thiếu sót cơ bản của hiệp định AIA và bù đắp vào đó là những thỏa thuận mới trên cơ sở kế thừa và phát huy những tiền đề đã có hoặc những quy phạm mới hơn để đảm bảo hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư được thuận lợi hơn hay nói cách khác chính là việc các nguyên thủ của các quốc gia đã đàm phán, thỏa thuận cho ra đời Hiệp định ACIA như là luồng sinh khí mới cho Khu vực đầu tư ASEAN còn non trẻ tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng không chỉ trong nội khối mà cả đối với các nước và khu vực ngoại khối.
Trước hết về khái niệm nhà đầu tư ASEAN được quy định tại Điều 4 ACIA 2009 thì: “Nhà đầu tư ASEAN” được hiểu là công dân của quốc gia thành viên hoặc là một pháp nhân của quốc gia thành viên đang, hoặc đã tiến hành đầu tư trong lãnh thổ nước thành viên khác, do đó khái niệm nhà đầu tư ASEAN được xác định theo dấu hiệu quốc tịch – đã được mở rộng hơn so với quy định tại Hiệp định AIA.[ điều 1 cùa Hiệp định AIA]. Đối với pháp nhân, một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nếu mang quốc tịch của một nước thành viên ASEAN, khi đầu tư sang quốc gia thành viên khác sẽ đương nhiên là nhà đầu tư ASEAN. Đối với cá nhân, không những công dân của các nước thành viên mà ngay cả những người có quyền cư trú lâu dài trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên cũng được coi là nhà đầu tư ASEAN.
Như vậy, Hiệp định ACIA cũng đã có được những định nghĩa phù hợp với các hiệp định đầu tư quốc tế toàn diện và rõ ràng hơn, còn Hiệp định AIA thì hạn chế định nghĩa hơn. Tự do hóa đầu tư không phải là vấn đề mới được đề cập đến trong ACIA mà vấn đề này đã được hình thành từ khi có sự ra đời của ý tưởng thành lập khu vực đầu từ ASEAN, và trên cơ sở đó nó đã được ghi nhận trực tiếp trong văn kiện AIA (hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN). Tuy nhiên, từ thời điểm năm 1998 đánh dấu sự ra đời của AIA đến năm 2001 Nghị định thư về sửa đổi AIA ra đời sửa đổi một số vấn đề được quy định trong AIA và đến năm 2009 ACIA ra đời đánh dấu một bước tiến lớn của khu vực đầu tư ASEAN. Ra đời thay thế AIA điều này chứng tỏ rằng ACIA đã đạt được những điểm mới hơn so với AIA về vấn đề tự do hóa đầu tư. Có thể thấy những điểm mới đó trên các khía cạnh sau:
a. Mở cửa đầu tư:
Trước hết cần khẳng định rằng Hiệp định ACIA là một thỏa thuận đầu tư duy nhất cung cấp sự tương tác rõ ràng hơn về các quy định có liên quan , cung cấp lợi ích trước mắt cho cả nhà đầu tư ASEAN và ASEAN dựa trên các nhà đầu tư nước ngoài. Ngắn hơn thời hạn để đạt được môi trường đầu tư tự do và cởi mở (2015).Còn Hiệp định AIA thì lợi ích nhà đầu tư ASEAN đầu tiên (từ 2003-2010) trong và ngoài ASEAN Các nhà đầu tư (năm 2020).
Nếu như Tại điều 2 của Hiệp đinh AIA chỉ khái quát nêu lên phạm vi mở cửa đầu tư “Hiệp định này sẽ điều chỉnh tất cả đầu tư trực tiếp, nhưng không điều chỉnh:i). đầu tư gián tiếp; và ii). những vấn đề liên quan đến đầu tư đã được các Hiệp định khác của ASEAN điều chỉnh như Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ”. Một cách quy định khá chung chung tạo sự hụt hẫng cho các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào thị trường các nước trong khu vực.Bởi lẽ, với quy đinh này các nhà đầu tư sẽ rất khó xác đinh cụ thể những ngành nghề nào mà ASEAN thực hiện việc mở cửa chào đón các nhà đầu tư.
Quy định này vô hình chung đã tạo một rào cản với các nhà đầu tư trong việc định dạng lĩnh vực mở cửa đầu tư. Khắc phục điều này tại Điều 3 Khoản 3 Hiệp định ACIA đã cụ thể hóa phạm vi mở cửa đầu tư bằng cách liệt kê những lĩnh vực mở cửa cụ thể như: sản xuất, công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khai thác đá, các dịch vụ liên quan đi kèm theo của các lĩnh vực trên. ACIA được soạn thảo trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo nêu trên, trong đó có kế thừa quy định của hai Hiệp định AIA và IGA, đồng thời đưa vào một số quy định mới phù hợp hơn với cơ chế tự do hóa đầu tư, trong đó đặc biệt quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư và khoản đầu tư của họ.
Về cơ bản, phạm vi điều chỉnh của ACIA vẫn giữ nguyên quy định của hai Hiệp định AIA và IGA, tuy nhiên đối tượng hưởng lợi của Hiệp định được mở rộng đối với nhà đầu tư của nước thứ ba có hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lãnh thổ của nước thành viên ASEAN.Với quy đinh này, ACIA không chỉ giới hạn cụ thể những lĩnh vực mở cửa và tự do hóa đầu tư mà còn chỉ rõ những hoạt động đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp đinh này như: các biện pháp về thuế , trợ cấp hoặc viện trợ không hoàn lại được cung cấp bởi một nước thành viên; mua sắm chính phủ; cung cấp dịch vụ của cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan, tổ chức được nhà nước ủy quyền đề nhằm thực hiện các công việc của chính phủ, các biện pháp liên quan đến thương mại dịch vụ được điều chỉnh bởi AFAS.
Liệt kê các lĩnh vực được phép mở cửa và đầu tư hóa cũng nhưng giới hạn những hoạt động đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định là một biện pháp thu hút đầu tư mà ACIA đã làm được, bởi các nhà đầu tư sẽ rất rõ ràng tron việc đầu tư vào lĩnh vực nào được ASEAN mở cửa theo chính sách và thực hiện tự do hóa tránh được việc các nhà đầu tư xác định sai phạm vi mở cửa và tự do hóa gây nên những thiệt hai từ phía nhà đầu tư từ đó làm giảm sức hút đầu từ từ thị trường ASEAN.
b. Xóa bỏ biện pháp hạn chế đầu tư
Nếu việc xóa bỏ các hạn chế đầu tư quy định tại điểm 4 khoản a Điều 3 AIA chỉ được đề cập đến một cách “hời hợt” không dứt khoát rằng : các quốc gia nỗ lực “ giảm dần hoặc loại bỏ những quy định và điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng đầu tư và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN” đây là quy định mang tính chất kêu gọi chưa mang tính quyết liệt cao, không đem lại được hiệu quả triệt để. Việc vẫn thừa nhận các hạn chế đầu tư là một rào cản rất lớn đến việc thu hút đầu tư đến khu vực này, bởi lẽ nhà đầu tư nào khi chọn địa điểm đầu tư đều muốn toàn tâm toàn ý của mình bằng tiền bạc của mình tự mình quyết định ý chí và lý cho trong việc đầu tư có hiệu quả chứ không ai muốn đầu tư lại bị giới hạn bởi các hạn chế đầu tư do chính đất nước mà mình đầu tư vạch ra nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, tư đó làm giảm sức hút từ phía các nhà đầu từ đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Thấy được rõ điều đó, tại ACIA các quy phạm về tự do hóa đầu tư cụ thể là các hạn chế đầu tư không chỉ dừng lại ở mức kêu gọi “hời hợt” mà đã nâng lên một sự quyết liệt cao. ACIA đã “cấm” các hạn chế đầu tư mà AIA mới chỉ kêu gọi giảm dần “Cấm yêu cầu thực hiện Các quy định của Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (TRIMs), không đề cập cụ thể hoặc sửa đổi của Hiệp định này, sẽ được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp, Hiệp định này [khoản 1 Điều 7 ACIA]” .
Tức là quy định đánh giá chung để xem xét cam kết bổ sung (TRIMs-Plus).Tuy vẫn còn thiếu sót là chưa đề cập trực diện bằng cách liệt kê các hạn chế là gì nhưng ACIA đã tham chiếu đến TRIMS tại phụ Lục 1A, chỉ ra các hạn chế đầu tư trong khía cạnh thương mại là gì? Đó là 2 nhóm biện pháp về yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa. Đây là nhóm quy định mà bị các nhà đầu tư phản đối kịch liệt bởi mục đích của các nhà nước với quy định này là nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng lại trực tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Nhóm hạn chế thứ hai là các biên pháp yêu cầu về cân bằng thương mại, Đây cũng là nhóm biện pháp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư mà cần phải loại bỏ ngay tránh tạo tâm lý “chán” thị trường của các nhà đầu tư do cơ chế lệch lạc của các quốc gia khu vực.
Hay như các biện pháp liên quan đến quản trị doanh nghiệp mà nội dung của nó là việc yêu cầu pháp nhân nước ngoài của nước đó phải bổ nhiệm người có quốc tịch nước đầu tư vào vị trí quản lý cấp cao. Thật là quy định phi lý, bởi lẽ cơ cấu tổ chức của pháp nhân thường phải đảm bảo bảo yếu tố đồng nhất chặt chẽ, mỗi cá nhân đều mang một chức năng nhiệm vụ nhất định, mà ở vị trí đó đòi hỏi người đó phải có năng lực nhất định mới có thể đảm đương được. Hơn thế nữa, các pháp nhân trong hoạt động kinh doanh luôn muốn các vấn đề nội bộ hoặc bí mật kinh doanh phải được giữ kín trong nội bộ. Vậy quy đinh như vậy có khác chi là đang chèn ép nhà đầu tư quá mức. Cho nên ACIA đã cấm không áp dụng biện pháp này.
c. Áp dụng nhóm nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong thương mại đầu tư nói riêng và thương mại quốc tế nói chung
Nhóm nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong thương mại nói chung và thương mại đầu tư nói riêng đã được AIA ghi nhân tại điểm b Điều 4 và các Điều 7, 8 AIA. Đây là nhóm nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế được áp dụng cho việc dành những ưu đãi ngang bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài với nhau khi đầu tư vào thị trường nội địa một quốc gia bất kỳ trong khu vực và ngang bằng với nhà đầu tư trong nước trong cùng lĩnh vực đầu tư tại thị trường quốc gia có sự tham gia đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, ACIA đã kế thừa và ghi nhận lại 2 nguyên tắc cơ bản và quan trọng này nhằm đem lại sự công bằng trong thương mại đầu tư cho các nhà đầu tư tranh trường hợp các nhà đầu tư cảm thấy bị phân biệt đối xử khi đầu tư vào khu vực so với các nhà đầu tư nước ngoài khác hoặc các nhà đầu tư trong nước cùng một lĩnh vực đầu tư [Điều 5, 6 ACIA]
Bên cạnh đó, việc quy định các ngoại lệ của nhóm nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong thương mại đầu tư của 2 hiệp định này cũng có điểm mới hơn. Theo đó, tại Điều 13 AIA có liệt kê các ngoại lệ chung của nguyên tắc chống phân biệt đối xử nhưng có thể nói với quy định này thì chưa thật cụ thể và còn nhiều thiếu sót mà những thiếu sót này sẽ ảnh hưởng không phải đến các nhà đầu tư mà là ảnh hưởng đến chính lợi ích của quốc gia.
Bởi lẽ, các quy định ngoại lệ cho phép các quốc gia dựa vào đó mà ngăn cản các hoạt động của các nhà đầu tư nếu có ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của quốc gia, vậy mà biểu ngoại lệ chung lại rất sơ sài như vậy vô hình là quyền lợi của quốc gia chưa được đảm bảo. Do vậy, ACIA đã khắc phục được điểu này bằng cách liệt kê cụ thể, rõ ràng, mình bạch những ngoại lệ chung tại các Điều 9, 10, 17, 18… của ACIA là cơ sở pháp lý vững chắc để kềm chế các nhà đầu tư trong qua trình đầu tư, tự do hóa đầu tư, tránh bị tác dụng ngược từ quá trình đầu tư một mặt đem lại lợi ích kinh tế, mặt khác có thể ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc gia, thuần phong mĩ tục, đạo đức xã hội…
Từ những phân tích , bình luận trên có thể thấy sự ưu việt và tiến bộ vượt bậc của ACIA so với AIA trong vấn đề tự do hóa đầu tư. Và phải khẳng định lại rằng, sự ra đời của ACIA là một bước ngoặt lớn tron quá trình xây dựng thành công khu vực đầu tư ASEAN – tiến tới một khu vực tự do hóa đầu tư lành mạnh, cạnh tranh cao và đầu tư có hiêu quả.
2. Bảo hộ đầu tư
Bảo hộ đầu tư nhằm đảm bảo cho lợi ích của nhà đầu cũng như các khoản đầu tư của họ, ACIA quy định các nước thành viên phải “đối xử bình đẳng và công bằng” với các nhà đầu tư, “bảo hộ đầy đủ” đối với các khoản đầu tư và các lợi ích khác của nhà đầu tư. Kế thừa quy định của IGA, ACIA bảo hộ cho tất cả các lĩnh vực, hình thức đầu tư và chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập, trừ các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ trong phạm vi quy định của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ mà các nước thành viên áp dụng.
Vì mục đích bảo hộ đầu tư liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo phương thức hiện diện thương mại các quy định về đối xử đầu tư; bồi thường trong trường hợp mất ổn định; chuyển tiền; tịch biên và bồi thường; thế quyền và các quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước thành viên sẽ được áp dụng. Trong từng trường hợp cụ thể việc áp dụng các quy định này có thể sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình theo thỏa thuận của các bên nhưng không vượt quá nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định.
Ngoài ra, ACIA không điều chỉnh tất cả các biện pháp thuế (ngoại trừ quy định tại Điều 13 (chuyển tiền) và Điều 14 (tịch biên tài sản và bồi thường) của Hiệp định); trợ cấp của Chính phủ; mua sắm Chính phủ; cung cấp dịch vụ của cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan, tổ chức được nhà nước uỷ quyền (gồm tất cả các loại hình dịch vụ vì mục đích lợi nhuận hay để cạnh tranh) và biện pháp của nước thành viên gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ theo Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS). Bảo hộ đầu tư trong được quy định từ điều 11 đến điều 16 của ACIA và có một số điểm mới so với AIA, cụ thể:
Về chuyển tiền: Khác với quy định về chuyển quyền trong ACIA thì khoản 1 điều 15 AIA lại có quy định về hạn chế việc chuyển tiền, theo quy định này thì trong trường hợp cán cân thanh toán lâm vào tình trạng nghiêm trọng hoặc gặp các khó khăn về tài chính đối ngoại hoặc có sự đe dọa xảy ra các tình trạng trên, quốc gia thành viên có thể đưa ra hoặc duy trì các hạn chế đối với đầu tư mà quốc gia đó đã có các cam kết cụ thể, kể cả việc thanh toán hoặc chuyển tiền để thực hiện các giao dịch liên quan đến các cam kết đó.
Vấn đề chuyển tiền cũng được ghi nhận tại điều 13 của ACIA, theo đó các quốc gia thành viên có nghĩa vụ cho phép thực hiện các hoạt động chuyển tiền liên quan đến đầu tư được tiến hành tự do trong và ngoài lãnh thổ của quốc gia mình. Các khoản tiền này bao gồm: đóng góp tài chính bao gồm cả đóng góp ban đầu; lợi nhuận và các thu nhập khác phát sinh từ khoản đầu tư; thu nhập từ việc bán hoặc thanh lý toàn bộ hoặc một phần các khoản đầu tư; các khoản tiền thường trong trường hợp có xung đột; tiền được trả phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp; tiền công và các thù lao khác của nhân viên được tuyển dụng và làm việc về đầu tư trong lãnh thổ nước đó.
Quy định này của ACIA mở rộng việc tự do chuyển tiền của các nhà đầu tư trong và ngoài lãnh thổ của quốc gia thành viên do vậy sẽ đảm bảo quyền lợi tối đa của các nhà đầu tư, từ đó khuyến khích hơn nữa đầu tư của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo nhóm thì quy định này cũng có phần nào hạn chế bởi việc quy định nhà đầu tư có thể tự do chuyển tiền trong và ngoài lãnh thổ của quốc gia thành viên sẽ có thể tiềm ẩn những nguy cơ về tội phạm xuyên quốc gia, mà đặc biệt là tội phạm rửa tiền; tội phạm kinh tế trong khi cách thức và phương tiện rửa tiền ngày càng tinh vi, đa dạng, quy mô hơn và các quốc gia trong ASEAN nói riêng đang phải đối mặt với tội phạm xuyên quốc gia.
3. Xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư
Xúc tiến đầu tư được tiến hành thông qua các hình thức như phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty xuyên quốc gia; bổ sung công nghiệp và mạng lưới sản xuất; tổ chức đoàn khảo sát đầu tư tập trung phát triển tổ hợp khu vực và mạng lưới sản xuất; tổ chức và hỗ trợ tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư, quy định, chính sách đầu tư và trao đổi những vấn đề có liên quan khác. Các biện pháp xúc tiến đầu tư của ACIA đã cụ thể các vấn đề chiến lược, cơ bản, cốt lỡi mà ASEAN hướng tới.
Một số hoạt động: ngày 9/10/2012, Hội nghị Xúc tiến Đầu tư của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN họp về xúc tiến đầu tư (AFMIS) lần thứ 9 đã chính khai mạc tại Khu Hành chính Đặc biệt Hồng Công thuộc Trung Quốc với sự tham dự của nhiều quan chức hàng đầu của ngành tài chính, ngân hàng ASEAN cũng như trên thế giới. Nhiều chương trình hợp tác thiết thực về xúc tiến đầu tư: với sự phối hợp của Trung tâm các cơ quan đầu mối các nước ASEAN tổ chức 31 Hội thảo về xúc tiến đầu tư tại Tokyo và các tỉnh, thành phố trên khắp Nhật Bản, đồng thời, tổ chức 4 đoàn tìm hiểu đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN. Chín chương trình làm quen với ngành công nghiệp (IFP) cũng được tổ chức thành công… Các sự kiện này không chỉ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư tiềm năng của Nhật Bàn mà còn phổ biến rộng rãi những thông tin về Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (FTA) cũng như Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) tới doanh nghiệp Nhật Bản và các nước ASEAN.
Các hội thảo xúc tiến đầu tư, phái đoàn đầu tư và chương trình làm quen với công nghiệp tiếp tục được triển khai và mở rộng, bao gồm cả việc phổ biến Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) và kết nối ASEAN như Hành lang kinh tế sông Mêkông.
Nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, ASEAN đã thông qua các biện pháp chủ yếu như tạo môi trường cần thiết cho tất cả các hình thức đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư; phổ biến thông tin liên quan đến đầu tư (bao gồm quy định, quy tắc, chính sách); thành lập cơ quan một cửa về đầu tư; củng cố cơ sở dữ liệu trong tất cả hình thức đầu tư nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi trường đầu tư nội khối; tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề đầu tư; cung cấp dịch vụ tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp. Hiệp định… ACIA đã đề ra các hướng cụ thể để xây dựng và phát triển một khu vực đầu tư nhiều thuận lợi hơn. Những định hướng phù hợp với tình hình thực tế khu vực, thích hợp với bối cảnh hiện tại sẽ giúp các nước ASEAN xóa bỏ dần các yếu tố cản trở, dần hình thành những môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào khu vực.
B. Kết cấu của Hiệp định đầu tư toàn diện ACIA
Kết cấu của Hiệp định ACIA bao gồm 3 phần, 49 Điều và 2 phụ lục, 1 mục lục trong khi đó Hiệp định AIA không chia ra các phần cụ thể, bao gồm 21 điều và không có phụ lục kèm theo.Việc tăng số lượng điều so với AIA xuất phát từ sự mở rộng nội dung của ACIA.
ACIA, theo đúng như tên gọi, là một hiệp định đầu tư toàn diện nhằm cải thiện môi trường đầu tư sao cho cạnh tranh, minh bạch, tự do và thông thoáng hơn. Căn cứ vào 2 hiệp định đầu tư ASEAN trước đó là hiệp định ASEAN năm 1997 về việc thúc đẩy và bảo vệ hoạt động đầu tư, cũng được biết đến với cái tên hiệp định đảm bảo hoạt động đầu tư ASEAN (ASEAN IGA) và hiệp định khung về hoạt động đầu tư ASEAN (thường được biết đến với tên gọi hiệp định AIA), ACIA:
– Một lần nữa nhắc lại các điều khoản trong IGA và AIA
– Điều chỉnh căn cứ vào các điều khoản của 2 hiệp định trước đó và căn cứ vào thực tiễn đầu tư quốc tế;
– Bao gồm các điều khoản định hướng cho 4 vấn đề chính là tự do hóa, bảo vệ, lợi thế hóa và thúc đẩy hóa.
Các điều khoản toàn diện của ACIA sẽ bảo vệ hơn nữa cho các hoạt động đầu tư và nâng cao sự tự tin của các nhà đầu tư trong khu vực. Hiệp định này cũng bao gồm các điều khoản mới về giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan tới nhà đầu tư trong nước, chuyển giao và đãi ngộ đầu tư. ACIA cũng đề cập tới một danh sách các hạn chế đầu tư và các tiêu cực trong đầu tư, đồng thời cũng gia tăng tính tự do trong khoảng thời gian định trước theo đúng các pha trong AEC.
Ngoài ra, ACIA còn bao gồm các điều khoản mới về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), hoạt động quản lý và bộ phận lãnh đạo. Những nỗ lực không ngừng của ASEAN nhằm tạo ra một môi trường đầu tư rộng khắp và ưu đãi hơn sẽ thúc đẩy các dòng đầu tư và hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư hơn nữa, đồng thời gia tăng hoạt động đầu tư nội khối ASEAN. ACIA còn nâng cao sự tự tin của các nhà đầu tư trong khu vực và khuyến khích hơn nữa hoạt động đầu tư nội khối ASEAN, đặc biệt là đầu tư của các công ty đa quốc gia trong ASEAN và mở rộng hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME, thúc đẩy sự đóng góp của họ đối với tình hình phát triển kinh tế và hội nhập trong khu vực ASEAN.