Khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai, người ta thường quan tâm rằng, đất đó có đang bị tranh chấp hay không. Bài viết dưới đây trả lời cho câu hỏi: Phải làm thế nào để biết đất đang có tranh chấp hay không?
Mục lục bài viết
1. Đất đang có tranh chấp được hiểu như thế nào?
Trong bất kỳ xã hội nào thì đất đai luôn có vị trí và vai trò tương đối quan trọng đối với con người, nó góp phần quyết định vào sự phát triển phồn vinh của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của sản xuất và đời sống thì nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng phong phú và đa dạng. Xuất phát từ lợi ích của các giai tầng trong xã hội và dựa trên đòi hỏi của công việc xây dựng và phát triển đất nước thì nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đất đai nhằm tạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh cho hoạt động khai thác và sử dụng đất hợp lý có hiệu quả.
Những mảnh đất mà có tranh chấp hay còn gọi là tranh chấp đất đai, đó là hiện tượng xã hội xảy ra trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào. Trong xã hội tồn tại lợi ích giai cấp đối kháng thì tranh chấp đất đai mang màu sắc chính trị, đất đai luôn là đối tượng tranh chấp giữa các giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Việc giải quyết triệt để các tranh chấp đất đai ở các xã hội phải được thực hiện bằng một cuộc cách mạng xã hội. Ở xã hội không tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giai cấp đối kháng thì tranh chấp đất đai thường là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế cũng như về quyền và nghĩa vụ của các bên.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai do các bên tự tiến hành thông qua con đường thương lượng và hòa giải hoặc do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dựa trên việc áp dụng các quy định của pháp luật. Vì thế những mảnh đất có tranh chấp sẽ được hiểu là biểu hiện của sự mâu thuẫn cũng như sự bất đồng trong việc quản lý và chiếm hữu, hay sử dụng đối với đất đai, nó phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Ngoài ra có thể hiểu rằng, những mảnh đất mà có tranh chấp đó hầu như phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp
2. Phải làm thế nào để biết đất đang có tranh chấp hay không?
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra rằng đất có tranh chấp hay không một cách phổ biến và chính xác nhất. Thông thường thì các chủ thể khi muốn kiểm tra một mảnh đất đang có tranh chấp hay không có thể sử dụng các cách sau đây:
Thứ nhất, chủ thể có nhu cầu kiểm tra đất có tranh chấp sẽ liên hệ trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp xã phường, thị trấn nơi mà mảnh đất đó đang tọa lạc hoặc có thể liên hệ trực tiếp với công chức địa chính nơi có đất đó để tiến hành hỏi xem đã có đơn từ về quá trình giải quyết tranh chấp đối với mảnh đất đó hoặc hiện tại thì mảnh đất đó đang có tranh chấp bởi bất kỳ chủ thể nào hay không.
Thứ hai, người có nhu cầu kiểm tra mảnh đất có tranh chấp sẽ tiến hành hỏi những người dân xung quanh hoặc những hộ đất liền kề đối với mảnh đất mà mình có nhu cầu kiểm tra. Bởi họ là những người ở đó lâu năm và sống xung quanh bất động sản đó vậy nên họ sẽ nắm bắt được tình hình của mảnh đất đó thông qua quá trình thực tiễn sinh hoạt hằng ngày và có thể đưa ra được những câu trả lời phù hợp cũng như đảm bảo tính chính xác tương đối.
Thứ ba, nơi có nhu cầu kiểm tra mảnh đất có tranh chấp có thể liên hệ với cơ quan có thẩm quyền đó là cơ quan thi hành án dân sự để tiến hành tìm hiểu xem thửa đất đó có liên quan đến việc thi hành của bản án hãy quyết định có hiệu lực nào của
Thứ tư, ngoài những cơ quan nói trên thì người có nhu cầu kiểm tra tính tranh chấp của mảnh đất có thể liên hệ trực tiếp với văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi mảnh đất đó tọa lạc để tiến hành hỏi về tính pháp lý của mảnh đất đó để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
3. Trình tự và thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì quy trình và hồ sơ thủ tục để tiến hành kiểm tra một mảnh đất có tranh chấp hay không sẽ trải qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Người có nhu cầu sẽ chuẩn bị những hồ sơ cần thiết, và chuẩn bị phiếu yêu cầu theo quy định của pháp luật đó là mẫu số 01/PYC hoặc có thể xin mẫu trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Sau đó thì sẽ tiến hành điền vào đơn theo các thông tin được ghi trong phiếu yêu cầu sao cho phù hợp với các danh mục và nội dung được in trong phiếu.
Bước 2: Sau quá trình chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân sẽ tiến hành nổ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ phận một cửa cấp huyện hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện để họ tiến hành xét duyệt và xem xét theo trình tự mà pháp
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên sẽ tiến hành tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người có nhu cầu. Khi nhận được hồ sơ yêu cầu hợp lệ của các chủ thể thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thực hiện các công việc sau đây:
Bước 4: Thời gian thực hiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trả kết quả cho người dân được quy định là trước 15 giờ, tức là phải cung cấp luôn trong ngày. Còn nếu như trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì việc cung cấp thông tin về đất đai sẽ phải thực hiện luôn vào ngày làm việc tiếp theo. Đối với phí kiểm tra về thông tin mảnh đất đó có tranh chấp hay không sẽ được thực hiện theo bảng giá của ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương ban hành, vì thế cho nên có sự khác biệt giữa các địa phương với nhau trên cả nước.
4. Vai trò của quá trình kiểm tra đất có tranh chấp:
Nhìn chung thì theo như phân tích ở trên, thì đất đai là một loại tài sản có giá trị cao vì thế khi mua người ta sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để có thể sở hữu nó. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì khi một người sử dụng đất sử dụng một mảnh đất hợp pháp sẽ được thực hiện các quyền năng của người sử dụng đất bao gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại góp vốn… theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên để thực hiện được hoạt động này thì cần phải đáp ứng được các điều kiện trong đó cần phải đảm bảo rằng đất đó là đất không có tranh chấp, tức là đã sử dụng ổn định lâu dài và được các hộ bất động sản liền kề công nhận. Vì thế việc kiểm tra rằng đất có tranh chấp hay không là một yếu tố vô cùng quan trọng, nếu như đất đó thuộc diện tranh chấp thì tức là người sử dụng đất sẽ không được thực hiện các quyền nêu trên. Tuy nhiên trên thực tế thì những người bán đất thường sẽ ẩn giấu đi những nguyên nhân hay những sơ hở của một mảnh đất đang có tranh chấp với mong muốn đẩy bán nhanh mảnh đất đó. Họ thường giấu đi những giấy tờ cần thiết ví dụ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các loại giấy tờ chứng minh thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật… vì thế cho nên xác định đất có tranh chấp hay không là một vấn đề vô cùng quan trọng để người sử dụng đất thực hiện được các quyền năng mà pháp luật trao cho.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–