Phải làm gì khi công ty giữ bằng gốc không trả. Hành vi giữ bằng gốc của người lao động trái phép có bị xử phạt không?
Phải làm gì khi công ty giữ bằng gốc không trả. Hành vi giữ bằng gốc của người lao động trái phép có bị xử phạt không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm nhân viên lưu trữ hợp đồng cho một công ty bất động sản. Khi ký hợp đồng, công ty nói công việc của tôi giữ nhiều giấy tờ quan trọng nên buộc tôi phải giao bằng đại học gốc cho công ty giữ. Tuy nhiên, mới đây mẹ tôi bị đột quỵ nên tôi đã xin công ty nghỉ, công ty đồng ý nhưng nhất quyết không trả bằng và nói: cần phải rà soát xem hồ sơ thế nào mới trả. Tôi phải làm gì thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại “Bộ luật lao động năm 2019”:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tại khoản 3 Điều này quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Như vậy, kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, quá 30 ngày mà công ty vẫn chưa trả cho bạn bằng đại học gốc là trái với quy định.
Trường hợp công ty vẫn cố tình không giải quyết thì bạn có thể khởi kiện vụ án lao động đến tòa án cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Ngoài mức phạt tiền nói trên, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải trả lại bản chính văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hậu quả của việc lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài bỏ trốn
– Chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn có được trả lương?
– Thời hạn báo trước chấm dứt hợp đồng có tính thứ 7, chủ nhật?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại