Từ trước đến nay, thủ tục bàn giao tài sản đấu giá luôn là một trong những vướng mắc, khó thực hiện nhất khi tiến hành đấu giá tài sản nếu chủ tài sản không đồng thuận, tự nguyện bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá. Vậy, cá nhân khi không được bàn giao tài sản trúng đấu giá đúng hạn thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật quy định như thế nào trong việc bàn giao tài sản đấu giá?
Giao tài sản đấu giá là một giai đoạn quan trọng trong khi thực hiện đấu giá tài sản, cá nhân sau khi đã trúng đấu giá có các quyền cơ bản về tài sản này. Theo khoản 1 Điều 48
– Kể từ khi biết được bản thân đã trúng đấu giá thì có thể yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc tiến hành trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân có quyền được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp đấu giá tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật thì có thể thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản;
– Pháp luật cũng ghi nhận các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tại Khoản 3
Về nguyên tắc trong trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được đấu giá để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá theo thứ tự từ tài sản có giá trị lớn nhất. Trường hợp số tiền thu được đã đủ để thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại;
Tính từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm thì trách nhiệm đặt ra với người mua được tài sản bán đấu giá là phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự, thời gian để thực hiện việc này là trong thời hạn không quá 30 ngày;
Khi tổ chức giao tài sản cho người mua được tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc này trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng thì có thể thay đổi về thời gian này;
Việc bàn giao tài sản đấu giá cần được đảm bảo đúng thời hạn và các cơ quan có trách nhiệm phối hợp với nhau để thực hiện, theo đó tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Phải làm gì khi chưa được nhận bàn giao tài sản đấu giá?
Hoạt động đấu giá tài sản có thể thực hiện ở nhiều tài sản khác nhau nhưng hiện nay phổ biến nhất là việc đấu giá quyền sử dụng đất nên trong phạm vi bài viết này thì tác giả đề cập đến cách giải quyết nếu bị chậm giao tài sản đấu giá, cụ thể:
Căn cứ theo Điểm d khoản 5 Điều 68
Đối với trường hợp không được bàn giao tài sản đấu giá thì cá nhân trúng đấu giá có thể khiếu nại đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường của UBND huyện nơi bạn mua đất không thực hiện giao đất theo đúng quyết định trúng đấu giá hoặc nếu không lựa chọn hình thức khiếu nại thì hoàn toàn có thể khởi kiện để yêu cầu UBND thực hiện giao đất;
Ngoài thực hiện các hoạt động nêu trên để đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp thì cá nhân có thể đề nghị với nội dung bồi thường thiệt hại, yêu cầu này chỉ được thực hiện nếu chứng minh được việc chậm giao đất này gây thiệt hại cho người trúng đấu giá. Những quy định về Bồi thường thiệt hại hiện được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể phải chịu các khoản bồi thường sau:
+ Bên chậm bàn giao có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng. Thiệt hại được xác định bao gồm cả thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần theo Điều 360, Điều 361, Điều 419 Bộ luật dân sự 2015;
+ Việc bàn giao chậm cũng có thể bị xử phạt theo quy định. Mức phạt vi phạm là không giới hạn và do các bên thỏa thuận theo Điều 418 Bộ luật dân sự 2015.
– Khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bàn giao, bồi thường hoặc mức xử phạt được thực hiện dựa theo hồ sơ, tài liệu sau:
+ Cần chuẩn bị 01 đơn khởi kiện, được thực hiện theo mẫu sẵn (Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
+ Cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu kèm theo để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm như quyết định trúng đấu giá;
+ Giấy tờ tùy thân như căn cước công dân;
+ Ngoài ra cũng có thể chuẩn bị thêm hồ sơ liên quan đến người khởi kiện, đương sự và người có liên quan.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên có thể nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện.
3. Trách nhiệm của thi hành án trong việc chủ sở hữu không bàn giao tài sản gây ảnh hưởng cho người đấu giá thành công?
Như đã đề cập thì người mua trúng đấu giá đã hoàn tất được các nghĩa vụ thì tổ chức bán đấu giá tài sản phối hợp với cơ quan thi hành án tổ chức giao tài sản cho người mua tài sản trong thời hạn 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền. Trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Khi đến thời điểm này thì chấp hành viên tổ chức giao tài sản cho người mua trúng đấu giá bằng những cách thức sau:
– Trường hợp 1: Tự nguyện giao tài sản
Đối với bất động sản: Về việc giao tài sản một cách tự nguyện thì có nhiều thuận lợi trong việc xác định vị trí, ranh giới, diện tích cũng như về việc tự giao tài sản. Chấp hành viên sẽ đứng ra ghi nhận sự thỏa thuận đó bằng biên bản thỏa thuận giao nhận tài sản và các bên chấp thuận thực hiện theo những gì đã thống nhất, không có tranh chấp;
Có thể thấy, đây là cách giao tài sản hiệu quả, nhanh chóng nhất. Khi chủ sở hữu tài sản, người mua trúng đấu giá hòa thuận nhau, việc sử dụng tài sản sau mua trúng đấu giá sẽ được thuận tiện, rất ít khi phát sinh tranh chấp, giữ được tình làng nghĩa xóm, giảm chi phí cưỡng chế và công sức của cán bộ, công chức nhà nước, giảm gánh nặng cho xã hội.
Nếu hai bên thỏa thuận với nhau về việc giao nhận tài sản trúng đấu giá, nhưng bên mua tài sản yêu cầu cơ quan chức năng cắm mốc, xác định ranh giới vị trí tài sản nhằm minh bạch, tránh sự tranh chấp với những hộ liền kề, thì Chấp hành viên tiến hành tổ chức giao tài sản, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tham gia giao tài sản cho người mua trúng đấu giá.
+ Trường hợp thứ 2: Trên thực tế không thể tránh khỏi việc thi hành bị cản trở bởi chủ cũ tài sản đấu giá, cá nhân này thực hiện hành vi chống đối, không tự nguyện giao tài sản, không hợp tác với cơ quan thi hành án dân sự, thì trong trường hợp này chấp hành viên có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế giao tài sản đã được hướng dẫn tại Điều 114, 115, 116, và 117 Luật Thi hành án dân sự.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2023 Luật Đấu giá tài sản;
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.
THAM KHẢO THÊM: