Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng gặp tai nạn và không may qua đời, để lại những người con bơ vơ không ai chăm sóc. Vậy trong trường hợp này: Ông bà nội ngoại, ai sẽ được nuôi cháu khi bố mẹ cháu chết?
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại với cháu:
Pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện nay đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu. Cụ thể ông bà có các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc và giáo dục cháu của mình. Trong phạm vi gia đình thì, ông bà đượ xác định là thành viên lớn tuổi nhất và có vị trí cao nhất về thức bậc. Vì vậy cho nên ông bà sẽ có trách nhiệm giáo dục cho tất cả những người cháu của mình, đặc biệt là các cháu còn nhỏ trong gia đình. Tuy nhiên thì trách nhiệm này của ông bà chỉ mang tính chất hỗ trợ cha mẹ cháu khi cha mẹ cháu còn sống, chứ không phải là trách nhiệm chính thuộc về ông bà;
– Ông bà sẽ có trách nhiệm sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các người cháu của mình nói theo. Trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta thì con người Việt Nam luôn tôn trọng và đề cao truyền thống “kính lão đắc thọ”. Theo đó thì trong gia đình, những người con và những người cháu bao giờ cũng phải yêu thương và kính trọng ông bà, cha mẹ của mình. Tuy nhiên để con cháu kính trọng và yêu thương cũng như để xây dựng một mối quan hệ gia đình hòa thuận và hạnh phúc, lành mạnh và bền vững thì ông bà phải có trách nhiệm làm gương tốt cho các cháu noi theo. Đây là điều kiện tiên quyết trong vấn đề xây dựng văn hóa gia đình hiện nay;
– Đối với trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự và không có khả năng lao động, họ cũng không có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình, không có người nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật, thì khi đó ông bà nội, ông bà ngoại sẽ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho những người cháu của mình cho đến khi họ có khả năng lao động, hoặc họ tìm được người nuôi dưỡng mới. Quy định này của pháp luật hiện nay nhằm xác định nghĩa vụ của ông bà trong trường hợp cháu rơi vào hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện để sinh sống, tuy nhiên vấn đề này chỉ đặt ra khi ông bà còn khả năng nuôi dưỡng cháu, tức là ông bà có tài sản, có sức khỏe …
2. Ông bà nội ngoại, ai được nuôi cháu khi bố mẹ cháu chết?
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Ông bà nội vàông bà ngoại, ai sẽ có quyền nuôi cháu khi bố mẹ cháu qua đời? Để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta cần tìm hiểu các quy định của pháp luật xoay quanh lĩnh vực dân sự và hôn nhân gia đình. Trước tiên cần căn cứ theo Điều 47 Bộ luật Dân sự năm 2015 về chế định người giám hộ, cụ thể như sau: Người được giám hộ bao gồm những đối tượng sau đây:
– Người chưa thành niên không có cha, không có mẹ hoặc không xác định được cha và mẹ;
– Người chưa thành niên có cha mẹ nhưng cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, cha mẹ đều khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, cha mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, hoặc cha mẹ đều bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con cái, cha mẹ nếu không có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con cái này có yêu cầu người giám hộ;
– Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi;
– Ngoài ra thì một người chỉ có thể có một người giám hộ, trừ trường hợp cha mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông bà cùng giám hộ cho cháu theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, bao gồm những đối tượng cụ thể sau đây:
– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả sẽ làm người giám hộ theo quy định của pháp luật, nếu anh cả hoàng chị cả không đủ điều kiện để làm người giám hộ theo quy định của pháp luật thì khi đó anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo sẽ được xác định là người giám hộ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
– Trường hợp không có người giám hộ là anh chị em theo như phân tích ở trên, thì khi đó chủ thể là ông nội, bà nội, ông ngoại và bà ngoại sẽ được xác định là người giám hộ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, hoặc những người này có thể tự ngồi lại thỏa thuận với nhau cử một hoặc một số người trong số họ đứng ra làm người giám hộ;
– Trường hợp không có các chủ thể trên là người giám hộ thì khi đó các chủ thể là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, hoặc dì ruột ra được xác định là người giám hộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, ông bà nội và ông bà ngoại đều có thể được quyền nuôi cháu khi bố mẹ của cháu qua đời (căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015), nếu như trong trường hợp cháu không có anh chị em ruột thì khi đó, ông bà nội và ông bà ngoại sẽ được xác định là người giám hộ theo như đã phân tích ở trên. Gia đình bên nội và gia đình bên ngoại có thể thỏa thuận với nhau chọn ra một hoặc một số trong những người đó để nuôi cháu bé. Hoặc là gia đình có thể gửi đơn kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án để giải quyết, tòa án khi đó sẽ dựa vào điều kiện về vật chất và tinh thần, dựa trên cơ sở tốt nhất cho sự phát triển của cháu bé để quyết định bên nào sẽ là người có quyền nuôi cháu.
Vậy thì đối với câu hỏi: Ông bà nội và ông bà ngoại ai sẽ được mời cháu khi bố mẹ cháu qua đời? Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể rằng ông bà nội hoặc ông bà ngoại có quyền nuôi cháu, cả ông bà nội và ông bà ngoại đều có quyền nuôi cháu khi bố mẹ cháu mất, vì thế cho nên vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, nếu như không đạt được sự thống nhất chung về mặt ý chí thì khi đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án sẽ căn cứ trên nhiều phương diện khác nhau để đưa ra quyết định cuối cùng, về việc ai sẽ là người nuôi cháu để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho đứa bé.
3. Ông bà được làm người giám hộ của cháu trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 52 của Bộ luật Dân sự năm 2015, có quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, cụ thể như sau:
– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả sẽ làm người giám hộ theo quy định của pháp luật, nếu anh cả hoặc chị cả không đủ điều kiện để làm người giám hộ theo quy định của pháp luật, thì khi đó, anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo sẽ được xác định là người giám hộ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
– Trường hợp không có người giám hộ là anh chị em ruột theo như phân tích ở trên, thì khi đó chủ thể là ông nội, bà nội, ông ngoại và bà ngoại sẽ được xác định là người giám hộ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, hoặc những người này có thể tự ngồi lại thỏa thuận với nhau cử một hoặc một số người trong số họ đứng ra làm người giám hộ;
– Trường hợp không có các chủ thể trên là người giám hộ thì khi đó các chủ thể là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, hoặc dì ruột ra được xác định là người giám hộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo phân tích trên có thể thấy, những người cháu sẽ được giao cho ông bà nội hoặc ông bà ngoại giám hộ khi người giám hộ đương nhiên của người chưa vị thành niên thuộc trường hợp tại Điều 47 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và anh chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ.
4. Ông bà có được giành lại cháu để nuôi khi biết cháu không được nuôi dưỡng tốt không?
Căn cứ tại Đièu 84 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có quy định về việc chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, cụ thể như sau:
– Người thân thích, là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời, trong đó bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại …;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo đó, ông bà có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi cháu nếu xét thấy cần thiết và có lợi cho người cháu. Ngoài ra thì, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên;
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo đó, ông bà có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trên các căn cứ cho rằng cha hoặc mẹ đang nuôi cháu không đủ điều kiện trực tiếp chăm nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.