Trên thực tế có một vài trường hợp xuất cảnh cha mẹ không đi cùng con được. Nếu con đi cùng với người khác theo quy định của từng hãng hàng không bắt buộc phải có giấy ủy quyền hay không? Ông bà hoặc người khác cùng con đi máy bay, đi nước ngoài thì cần phải đem theo những loại giấy tờ nào?
Mục lục bài viết
1. Giải thích các khái niệm giấy uỷ quyền:
Giấy ủy quyền: Theo quy định của pháp luật giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện. Trong đó giấy ủy quyền ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại văn bản này, khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền . Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Thời hạn ủy quyền do người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định.
Xuất cảnh: Theo quy định của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đều được xuất cảnh mà phải đáp ứng được những điều kiện về xuất cảnh đồng thời bên cạnh đó còn có những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh và buộc xuất cảnh.
2. Các giấy tờ thủ tục cần khi công dân Việt Nam xuất cảnh:
Khi muốn di chuyển đến những nơi khác ngoài vùng lãnh thổ của Việt Nam mỗi công dân cần phải thực hiện thủ tục xuất cảnh tại hải quan Việt Nam và xuất trình những giấy tờ cần thiết để đảm bảo việc xuất cảnh là hợp pháp.Theo quy định của pháp luật cụ thể là điều 6 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 khi xuất cảnh cần phải đảm bảo những giấy tờ như sau:
– Hộ chiếu hoặc giấy thông hành. Đối với hộ chiếu thì bao gồm các loại hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
– Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Lưu ý. Mặc dù có đầy đủ giấy tờ nhưng nếu công dân thuộc vào các trường hợp sau thì sẽ không đủ điều kiện để xuất cảnh:
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
– Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
– Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
– Đang có nghĩa vụ chấp hành
– Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
– Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
– Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ
3. Trường hợp đưa trẻ em ra nước ngoài:
Căn cứ Điều 6
“- Hãng hàng không có trách nhiệm xây dựng, đăng ký và ban hành Điều lệ vận chuyển của hãng phù hợp với các quy định của pháp luật.
– Điều lệ vận chuyển phải bao gồm các nội dung sau: quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển; quyền và nghĩa vụ của khách hàng; vé; giá dịch vụ vận chuyển và điều kiện áp dụng; đặt giữ chỗ; lịch bay; quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển trong trường hợp gián đoạn, chậm chuyến, khởi hành sớm, hủy chuyến bay, từ chối và hạn chế chuyên chở; nghĩa vụ hoàn trả tiền; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho hành khách; vận chuyển hành khách đặc biệt.”
Theo quy định của pháp luật các hãng hàng không phải có trách nhiệm xây dựng, đăng ký và ban hành Điều lệ vận chuyển của hãng phù hợp với các đối tượng khách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng thuộc vào nhóm đặc biệt.Tại điều 9 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung quy định về Vận chuyển hành khách đặc biệt.
Như vậy, theo quy định tại Điều 9
Tuy nhiên, hầu hết các hãng đều không để trẻ em không xuất cảnh một mình, có yêu cầu khi trẻ em đi máy bay phải có cha mẹ đi cùng . Bởi vì theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì cha mẹ là người trực tiếp quản lý, chăm sóc, người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, nhân danh vì lợi ích của con để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện của mình.
Trong trường hợp trẻ em không đi với cha mẹ mà đi với người khác thì bắt buộc phải có giấy ủy quyền. Vì khi người khác thực hiện thay nghĩa vụ của cha mẹ phải có căn cứ chứng minh mối quan hệ và việc ủy quyền thực hiện thay này để hãng hàng không chấp nhận là yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật và cũng là để bảo vệ sự an toàn cho trẻ em nói riêng và an toàn hàng không. Tùy vào quy định của từng hãng hàng không sẽ quy định từng độ tuổi nào của trẻ em bắt buộc cần phải có giấy ủy quyền.
Giấy ủy quyền trong trường hợp này do cha mẹ làm và phải được xác nhận của UBND cấp xã, phường nơi cha mẹ cháu bé cư trú. Trong trường hợp giữa cha mẹ cháu bé và bạn làm hợp đồng ủy quyền thì thẩm quyền chứng nhận thuộc về phòng công chứng. Giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền cần phải có bản dịch được công chứng.
4. Ông muốn đưa cháu đi du lịch nước ngoài có cần giấy ủy quyền không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật Dương Gia: Tháng 7 sắp tới tôi và cháu tôi ngoại của tôi sẽ đi du lịch Singapore và Malaysia. Tôi năm nay 66 tuổi và là ông ngoại của cháu. Cháu trai tôi năm nay 7 tuổi, cháu mới làm Passport hồi tháng 3 vừa rồi. Tôi đã mua vé máy bay khứ hồi các nước và đặt phòng khách sạn đầy đủ. Tôi xin hỏi là tôi có cần phải làm Giấy uỷ quyền cho cháu khi đi du lịch hay không? Và tôi cần phải mang theo những giấy tờ nào cho cháu. Tôi xin cảm ơn quý luật sư. Tôi mong chờ sự giúp đỡ của quý luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung quy định:
“- Hãng hàng không có trách nhiệm xây dựng, đăng ký và ban hành Điều lệ vận chuyển của hãng phù hợp với các quy định của pháp luật.
– Điều lệ vận chuyển phải bao gồm các nội dung sau: quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển; quyền và nghĩa vụ của khách hàng; vé; giá dịch vụ vận chuyển và điều kiện áp dụng; đặt giữ chỗ; lịch bay; quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển trong trường hợp gián đoạn, chậm chuyến, khởi hành sớm, hủy chuyến bay, từ chối và hạn chế chuyên chở; nghĩa vụ hoàn trả tiền; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho hành khách; vận chuyển hành khách đặc biệt.”
Cũng theo Điều 9 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT, trẻ em được coi là hành khách đặc biệt. Do đó mỗi hãng hàng không sẽ xây dựng, ban hành điều lệ vận chuyển riêng của hãng mình về việc chuyên chở, vận chuyển đối với trẻ em. Vì vậy bạn cho con bạn đi hãng hàng không nào cần căn cứ vào quy định của hãng hàng không đó.
Thông thường, để đảm bảo an ninh sân bay cũng như đảm bảo an toàn hàng không, các hãng hàng không đều có yêu cầu khi trẻ em đi máy bay phải có cha mẹ đi cùng hoặc đi cùng người khác phải có ủy quyền; nếu đi một mình thì phải thực hiện và đăng ký trước theo thủ tục riêng. Phía an ninh cũng yêu cầu nếu không có bố mẹ bé đi cùng thì người đi cùng bé phải có một loại giấy tờ chứng minh sự liên hệ giữa cháu bé và người đi cùng. Như vậy, để dẫn cháu đi cùng, bạn phải làm giấy ủy quyền theo quy định của các hãng bay.
Các giấy tờ cần mang theo cho cháu mình là trẻ em dưới 14 tuổi đi du lịch nước ngoài bao gồm:
– Hộ chiếu.
– Giấy khai sinh bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
– Giấy ủy quyền.
5. Bà ngoại đưa cháu đi máy bay thì cần giấy tờ thân nhân gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn mẹ tôi cho con tôi về quê ăn Tết bằng máy bay, con tôi mới 1 tuổi rưỡi, tôi đọc được thông tin cần có chứng minh nhân dân của mẹ tôi, giấy khai sinh của tôi và của em bé. Mẹ tôi có chứng minh nhân dân, em bé có giấy khai sinh nhưng tôi thì không có giấy khai sinh, địa chỉ thường trú của tôi xa nên rất bất tiện cho việc xin xác nhận nhân thân, vậy tôi có thể xin xác nhận tại công an xã, phường nơi tôi đang tạm trú được không? Có văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này không? Giúp tôi với, xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Mục I PHỤ LỤC XIII ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về giấy tờ tùy thân mang theo khi lên tàu bay. Theo đó, hành khách dưới 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa khi làm thủ tục đi tàu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy chứng sinh (đối với trường hợp dưới 1 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh);
+ Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận.
Tuy nhiên, theo yêu cầu của an ninh sân bay nhằm đảm bảo an toàn hàng không, trẻ em đi máy bay phải có người lớn đi cùng. Theo quy định của Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT, thì không có quy định nào quy định giấy tờ bắt buộc để lên tàu bay đối với trẻ em dưới 14 tuổi đi cùng người không phải là cha, mẹ thì người đi cùng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ với trẻ em. Tuy nhiên, trong từng hãng hàng không cụ thể lại cần có yêu cầu về giấy tờ cần thiết để xuất trình khi lên tàu bay khác nhau, vì vậy, trong trường hợp này, bạn cần liên hệ trực tiếp với hãng hàng không mà con bạn và mẹ của bạn đi để được giải đáp cụ thể về giấy tờ tùy thân khi lên tàu bay.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 81/2014/TT-BGTVT;
– Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019;