Nội dung pháp luật quản lý người lao động nước ngoài. Vai trò của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài trong quan hệ pháp luật lao động tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Nội dung pháp luật quản lý người lao động nước ngoài:
Thứ nhất, về chủ thể quản lý người lao động nước ngoài
Với vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện về môi trường pháp lý, xác lập các mối quan hệ lao động, cũng như duy trì và phát triển, quản lý nhà nước về lao động còn góp phần điều tiết các mối quan hệ lao động trong mọi thành phần kinh tế. Trong quan hệ lao động thì quản lý nhà nước đóng vai trò đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước đối với sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong việc điều tiết các quan hệ lao động luôn xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, đảm bảo hiệu quả hoạt động của pháp
Theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài ở Việt Nam bao gồm: Chính phủ; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Uỷ ban nhân dân các cấp.
Để tạo điều kiện cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cũng như thu hút nguồn nhân lực nước ngoài có chất lượng, các văn bản pháp luật quy định việc quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hướng chủ động và tăng cường quản lý được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ.
Đối tượng quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài bao gồm hai đối tượng cơ bản là người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài.
Thứ hai, về tuyển dụng người lao động nước ngoài
Người lao động nước ngoài vào làm việc là xu thế khách quan không thể tránh được và tuy có mang đến một số ảnh hưởng tích cực nhưng rõ ràng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề việc làm của lao động trong nước. Lao động trong nước có thể sẽ mất cơ hội việc làm khi lao động nước ngoài vào làm việc. Chính vì vậy, để bảo hộ việc làm cho lao động trong nước, pháp luật của hầu hết các quốc gia đều có quy định về điều kiện tuyển dụng đối với lao động nước ngoài như: hình thức lao động nước ngoài vào làm việc, điều kiện cấp phép và thủ tục tuyển dụng… Đối với NLĐ nước ngoài, quy định về điều kiện của NLĐ nước ngoài là những yêu cầu của quốc gia tiếp nhận đối với người lao động nước ngoài muốn vào làm việc. Quy định về điều kiện của NLĐ nước ngoài là một biện pháp pháp lý nhằm hạn chế lao động nước ngoài tràn lan, bảo vệ người lao động trong nước. Đây cũng chính là một biện pháp của Chính phủ nhằm tận dụng những ảnh hưởng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của lao động nước ngoài khi tham gia vào thị trường lao động.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế – xã hội, mỗi một quốc gia lại có những quy định về điều kiện của NLĐ nước ngoài khác nhau. Vì vậy, có những quốc gia chỉ tuyển dụng NLĐ nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và ngược lại, có những quốc gia chỉ tuyển lao động phổ thông hoặc tuyển dụng lao động ở tất cả các trình độ. Phụ thuộc vào chính sách đối với người lao động nước ngoài mà quy định về điều kiện của NLĐ nước ngoài khi làm việc tại một quốc gia có thể dễ dàng hoặc chặt chẽ, khó khăn. Song nhìn chung, điều kiện của NLĐ khi tham gia làm việc gồm những quy định về các vấn đề: năng lực hành vi, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, lý lịch tư pháp (không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay đang chấp hành hình phạt hình sự), giấy phép lao động do quốc gia tiếp nhận phê duyệt. Hầu hết các quốc gia đều yêu cầu NLĐ nước ngoài phải có Giấy phép lao động (hay Giấy phép làm việc) như Singapore, Đài Loan, Đây được coi là một biện pháp nhằm quản lý lao động một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, pháp luật của các nước còn quy định về trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài rất khác nhau phụ thuộc vào bộ máy hành chính của từng quốc gia. Có những quốc gia gọn nhẹ nhưng lại có những quốc gia rất rườm rà, phức tạp. Ví dụ như theo pháp luật của Đài Loan, trước khi xuất cảnh sang Đài Loan, NSDLĐ phải gửi cho phía NLĐ nước ngoài bản giới thiệu công việc và
Thứ ba, về
Dưới góc độ kinh tế việc thuê mướn, sử dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại một quốc gia là đòi hỏi nhân lực tất yếu và việc quy định điều kiện tuyển dụng, làm việc của NLĐNN theo hình thức HĐLĐ cũng là yêu cầu tất yếu. Dưới góc độ pháp lý, quan hệ HĐLĐ là đối tượng điều chỉnh của pháp
Pháp luật điều chỉnh HĐLĐ đối với NLĐNN sẽ tạo cơ sở pháp lý để NLĐNN và NSDNLĐNN thiết lập, duy trì quan hệ HĐLĐ. Các quy định sẽ сụ thể hóa vấn đề về giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐNN. Trên cơ sở các đặc trưng của HĐLĐ đối với NLĐNN cần xác định các vấn đề pháp lý cơ bản khi giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐNN. Quy định chặt chẽ về nội dung, hình thức HĐLĐ đối với NLĐNN nhưng vẫn đảm bảo tính chất bảo vệ NLĐNN. Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HĐLĐ đối với NLĐNN đặc biệt là các quyền, nghĩa vụ bị tác động bởi yếu tố quốc tịch, hoặc đối với NSDNLĐNN có những quyền được nhà nước trao mang tính chất quản lý hành chính. Tiền lương và các chế độ đối với NLĐNN phải đặt trong mối tương quan với quan hệ HĐLĐ thông thường. Trong trường hợp các bên không tuân thủ các quy định pháp luật, cần xác định hậu quả pháp lý và các chế tài tương thích.
Để nhà nước quản lý đối tượng NLĐNN vào Việt Nam làm việc theo hình thức HĐLĐ thì pháp luật điều chỉnh HĐLĐ đối với NLĐNN là cơ sở pháp lý quan trọng. Việc nhà nước từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý NLĐNN làm việc theo HĐLĐ thể hiện quá trình chuyển biến tích cực trong quản lý lao động nói riêng, phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động nói chung. Quản lý nhà nước đối với HĐLĐ với NLĐNN có tính chặt chẽ hơn so với HĐLĐ thông thường, nhà nước giám sát cả hai bên chủ thể và không chỉ giám sát đối với hành vi vi phạm HĐLĐ của mỗi bên với nhau mà còn giám sát những vi phạm do chủ thể hợp đồng gây ra ảnh hưởng lợi ích chung. Sự giám sát này là cần thiết nhưng cũng không được tác động quá sâu hạn chế tính chủ động, tự định đoạt của quan hệ hợp đồng.
Thứ tư, về biện pháp quản lý người lao động nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng mà pháp luật các quốc gia đều quy định khi sử dụng lao động nước ngoài chính là vấn đề quản lý lao động. Để quản lý lao động nước ngoài, có nhiều các thức khác nhau nhưng nhìn chung pháp luật các nước thường quy định lao động nước ngoài vào làm việc phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Giấy phép lao động được coi là điều kiện để lao động nước ngoài vào làm việc và cũng là cơ sở để nhà nước quản lý lao động nước ngoài. Công ước năm 1990 về bảo vệ quyền của tất cả những lao động di trú và các thành viên gia đình họ cũng quy định người lao động được coi là hợp pháp khi họ có “giấy tờ” để được phép vào, ở lại và tham gia làm một công việc được trả lương tại quốc gia tiếp nhận lao động (Điều 5). Đài Loan, Malaysia, Singapore hay Việt Nam đều coi giấy phép lao động là biện pháp quản lý lao động hiệu quả.
Cơ quan quản lý lao động nước ngoài theo pháp luật các nước thường là các cơ quan chuyên ngành trực thuộc chính phủ quản lý về lao động như Bộ Lao động hay Cục Nhân lực tùy thuộc vào từng quốc gia.
Thứ năm, về xử lý vi phạm trong quản lý lao động nước ngoài
Các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương thường xuyên kiểm tra lao động nước ngoài làm việc tại các địa phương và đưa ra các giải pháp phù hợp. Bởi tính chất phức tạp và đa dạng của việc quản lý lao động nước ngoài, các giải pháp linh động phù hợp với hoàn cảnh là quan trọng sống phải trên căn bản các nguyên tắc của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài. Quản lý lao động nước ngoài là một vấn đề khá nhạy cảm, có ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế. Do tính chất đặc thù về quốc tịch và khả năng di chuyển của người lao động nước ngoài, nên chế tài xử lý vi phạm đối với đối tượng này của pháp luật Việt Nam cũng có sự khác biệt so với lao động trong nước, nằm ở chế tài thu hồi giấy phép lao động và trục xuất về nước đối với người lao động nước ngoài
2. Vai trò của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài:
Xét mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước từ học thuyết nhà nước pháp quyền, có thể thấy pháp luật quản lý lao động nước ngoài có vai trò to lớn. Trước hết, do nhà nước bị ràng buộc bởi pháp luật là một cấu trúc pháp lý nên đã thiết lập các nguyên tắc quản lý và mô hình quản lý đối với lao động nước ngoài. Điều đó có nghĩa là nhà nước và các đạo luật được sinh ra từ luật gốc (Hiến pháp). Việc xây dựng các đạo luật để xác định nguyên tắc và mô hình quản lý lao động nước ngoài xuất phát từ nhu cầu quản lý đối với lao động nước ngoài. Theo đó các điều ước bao gồm: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948; Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Công ước quốc tế về việc bảo vệ quyền của tất cả người lao động di trú và thành viên gia đình họ năm 1990 … đã chi phối các nguyên tắc và mô hình quản lý lao động nước ngoài. Cụ thể, Công ước số 150 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) các quy tắc về vấn đề quản lý lao động đã được thể hiện rõ sự chi phối trong Công ước. Tại Điều 1, khoản b của Công ước này nhận định:
Thuật ngữ “hệ thống quản lý lao động” bao gồm mọi cơ quan hành chính quản lý nhà nước có trách nhiệm và hoặc có hoạt động quản lý lao động, dù đó là cơ quan ở bộ hoặc các thể chế công cộng, kể cả cơ cấu nửa nhà nước và các cơ quan hành chính khu vực hay địa phương, hoặc mọi hình thức hành chính phi tập trung khác, cũng như mọi cấu trúc thể chế được thiết lập nhằm phối hợp các hoạt động của những cơ quan đó và nhằm thực hiện việc tham khảo ý kiến và sự tham gia của người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức của họ.
Với quan niệm như vậy, Công ước này còn ấn định nghĩa vụ cho các quốc thành viên như sau:
Mọi quốc gia thành viên phê chuẩn Công ước này, theo pháp luật hoặc tập quán quốc gia, có thể ủy nhiệm hoặc giao phó một vài hoạt động quản lý lao động cho các tổ chức phi chính phủ, nhất là các tổ chức của người sử dụng lao động và của người lao động, hoặc khi thích đáng, cho các đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động (Điều 2).
Tóm lại thiết lập nên các nguyên tắc và mô hình hay hệ thống quản lý là vai trò trước hết của pháp luật về quản lý. Có thể thấy rằng pháp luật là một công cụ hay phương thức quản lý quan trọng nhất của chính quyền thông qua mối quan hệ giữa chính sách và trách nhiệm quản lý nhà nước với pháp luật từ góc độ vai trò sử dụng pháp luật của nhà chức trách cụ thể. Điều đó có nghĩa là thông qua các quy tắc pháp luật được ban hành phù hợp với chính sách và các nhiệm vụ quản lý xuất phát từ nhu cầu quản lý lao động nước ngoài, nhà nước thiết kế chính sách, và thực thi chính sách, cũng như nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình. Ở nghĩa này TS. Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh tới ban hành các quy định pháp luật về quản lý lao động nước ngoài như một “phương diện hoạt động chủ yếu” của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên có thể hiểu quốc hội hay nghị viện không phải là cơ quan quản lý nhà nước, có nghĩa cơ quan trong bộ máy hành pháp xuất hiện là khi nói tới cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy các văn bản dưới luật hay văn bản lập pháp ủy quyền được ban hành dựa trên các quy định pháp luật được các cơ quan quản lý nhà nước ban hành, tức là việc ban hành các văn bản này với tính cách là một công cụ quản lý nhà nước phải được luật cho phép. Do đó nói một cách chính xác, các quy tắc pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành là công cụ quan trọng của việc quản lý nhà nước nói chung và của việc quản lý lao động nước ngoài nói riêng.