Mỗi chúng ta đều biết đến chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây được biết đến chính là những tư tưởng chủ đạo, kim chỉ nam cho Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở tại Việt Nam. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quan điểm về nội dung và hình thức theo Chủ nghĩa Mác-Lênin?
Mục lục bài viết
1. Nội dung là gì?
Ta hiểu về nội dung theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin cụ thể như sau:
– Nội dung được hiểu cơ bản chính là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
– Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin thì chúng ta cũng cói thể hiểu nội dung và hình thức là một phạm trù quan trọng trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Theo khái niệm từ từ điển Tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu cơ bản nội dung là mặt bên trong của sự vật, cái được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện một cách cụ thể.
2. Hình thức là gì?
Hình thức được hiểu cơ bản chính là phạm trù được dùng để có thể chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Trong pháp luật, hình thức thể hiện của pháp luật sẽ có cả ở mặt bên trong và bên ngoài:
– Ta hiểu về hình thức bên trong thì đây chính là cơ cấu bên trong của pháp luật, hình thức bên trong là mối liên hệ, liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật, hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc của pháp luật.
– Ta hiểu về hình thức bên ngoài thì chính là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật. Dựa vào hình thức của pháp luật, mà chúng ta sẽ có thể biết được pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào và chúng hiện đang nằm ở đâu.
3. Quan điểm nội dung và hình thức trong Triết học:
Ta hiểu cơ bản thì nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin và nội dung và hình thức là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để nhằm mục đích có thể chỉ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung cũng chính là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật và hình thức là phạm trù được dùng để có thể chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì ta có thể nhận thấy rằng, thực chất thì bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, hay chúng ta có thể hiểu là cơ cấu bên trong của nội dung. Trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu được sử dụng và nó muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, phép biện chứng duy vật trong cặp phạm trù này là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật.
Chúng ta hiểu cơ bản thì nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ta nhận thấy rằng nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Nội dung và hình thức có sự thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau:
Tất cả các sự vật nào khi tồn tại trong thế giới quan thì cũng phải có đồng thời cả hình thức và nội dung, ta nhận thấy rằng, trên thực tế sẽ không có sư vật nào chỉ có hình thức mà không có nội dung hay cũng không thể có một sự vật chỉ có nội dung mà không có hình thức. Chính vì thế, nội dung và hình thức của các sự vật sẽ cần phải thống nhất với nhau thì sự vật đó mới tồn tại.
Sự vật trên thực tế cũng được cấu tạo từ nhiều yếu tố, nhiều mặt khác nhau. Nhưng những yếu tố, những mặt này lại có sự thống nhất với nhau, những yếu tố, những mặt này gắn kết với nhau chứ không có sự tách rời nhau. Như thế, những mặt, những yếu tố được nêu trên thông qua đó lại vừa là chất liệu làm nên nội dung vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Cũng chính bởi vì thế mà ta nhận thấy rằng, nội dung và hình thức không tách rời nhau mà nội dung và hình thức có sự gắn bó rất mật thiết với nhau. Không có nội dung nào không tồn tại hình thức và cũng ngược lại cũng sẽ không có hình thức nào không chứa nội dung.
Cùng một nội dung trong từng tình hình khác nhau thì trên thực tế cũng sẽ có thể có nhiều hình thức khác nhau, và ngược lại cùng một hình thức trong từng tình hình khác nhau thì cũng sẽ có thể thể hiện những nội dung khác nhau.
– Thứ hai: Nội dung sẽ quyết định hình thức:
Trong quá trình vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng, nội dung thông thường sẽ có vai trò quyết định đối với hình thức. Theo đó, ta thấy được rằng, thực chất thì nội dung bao giờ cũng là mặt đồng nhất, nội dung có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi; còn đối với hình thức thì ta thấy rằng đây là mặt tương đối bền vững, khuynh hướng chủ đạo của hình thức đó là ổn định.
Sự biến đổi, phát triến của sự vật hay các hiện tượng trên thực tế bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung; thực chất thì hình thức cũng sẽ biến đổi nhưng sự biến đổi này sẽ chậm hơn, ít hơn so với nội dung. Khi mà nội dung biến đổi thì hình thức của các sự vật hay các hiện tượng cũng bởi vì thế mà buộc phải biến đổi theo để nhằm thông qua đó có thể phù hợp với nội dung mới.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, hình thức của sự vật, hiện tượng sẽ do nội dung của nó quyết định, đây cũng chính là kết quả những thay đổi của nội dung và để nhằm mục đích thông qua đó có thể đáp ứng những thay đổi đó, thì sự thay đổi hình thức sẽ cần phải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó; cũng chính bởi vì vậy muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết chúng ta cần phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.
– Thứ ba: Hình thức không phụ thuộc mà tác động trở lại nội dung:
Ta nhận thấy rằng, tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng trên thực tế thì điều đó không đồng nghĩa là hình thức luôn theo nội dung. Mà ngược lại, hình thức của các sự vật hay các hiện tượng sẽ luôn độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi hình thức đã phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Nếu hình thức lại không phù hợp với nội dung, hình thức của các sự vật hay hiện tượng sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức trên thực tế thông thường sẽ diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật. Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung thực chất sẽ chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức. Tuy nhiên, khi sự biến đổi trong nội dung cứ liên tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó sẽ trở nên chật hẹp và từ đó mà nó cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung. Khi đó, hình thức và nội dung của các sự vật hay các hiện tượng cũng vì thế mà không còn phù hợp với nhau.
Tới một lúc nào đó, hình thức và nội dung cũng sẽ xung đột sâu sắc với nhau, nội dung mới xuất hiện sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới cũng vì thế mà sẽ được hình thành. Trên cơ sở của hình thức mới, nội dung mới cũng sẽ tiếp tục biến đổi, phát triển và nó cũng sẽ dần chuyển sang trạng thái mới về chất.
– Thứ tư: Phương pháp luận:
+ Nhận thức: Như chúng ta đã biết, nhận thức sẽ không được tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức. Vì hình thức và nội dung sẽ phải luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, cần chống chủ nghĩa hình thức.
+ Hoạt động thực tiễn: Cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn trong những giai đoạn khác nhau bởi vì ta nhận thấy rằng, thực chất thì cùng một nội dung trong quá trình phát triển thì sẽ có thể có nhiều hình thức và ngược lại.
+ Để nhằm mục đích có thể nhận thức và cải tạo sự vật, trước hết chúng ta sẽ cần phải căn cứ vào nội dung nhưng hình thức tác động trở lại nội dung nên trong hoạt động thực tiễn của đời sống sẽ cần phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức, từ đó mà sẽ làm cho hình thức có sự phù hợp đối với nội dung.