Tính chất của giám sát, kiểm tra văn bản? Kiểm tra trước và kiểm tra sau đối với văn bản pháp luật? Nội dung giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật?
Việc giám sát và kiểm tra việc tuân theo pháp luật đối với văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của các cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Quốc hội sẽ trực tiếp thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Cơ quan có thẩm quyền giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình là Ủy ban thường vụ Quốc hội. Vậy, nội dung giám sát và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Tính chất của giám sát, kiểm tra văn bản:
Giám sát, kiểm tra là một nội dung của hoạt động quản lý nhà nước và mang tính quyền lực nhà nước, được thể hiện rõ nhất là cơ quan giám sát, kiểm tra được quyền áp dụng những biện pháp xử lý mang lại hậu quả bất lợi cho cơ quan ban hành văn bản.
Việc tuyên bố một văn bản là có dấu hiệu sai trái mang tính pháp lý – chính trị, bởi vì ban hành văn bản trái pháp luật chính là hành động làm giảm sự tin cậy từ công dân đối với các cơ quan nhà nước và là biểu hiện tiêu cực của hoạt động quản lý nhà nước.
Theo đó, nội dung giám sát, kiểm tra phải được xác định rõ ràng để một mặt giúp chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản có thể lường trước và tránh để xảy ra vi phạm, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát, kiểm tra, giới hạn phạm vi hành động của cơ quan kiểm tra nhằm tránh sự tùy tiện khi sử dụng những thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước.
2. Kiểm tra trước và kiểm tra sau đối với văn bản pháp luật:
Tiêu chí để xác định nội dung kiểm tra văn bản pháp luật là chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá dưới nhiều góc độ như xét về hợp pháp, hợp lý. Việc thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với kiểm tra sau và điểm chung giữa chúng là hướng tới việc bảo đảm tính đúng đắn cũng như chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, kiểm tra trước là một hoạt động có tính tham mưu, tư vấn. Chính vì vậy, cơ quan thẩm định, thẩm tra được khuyến khích trong việc đưa ra đánh giá về tất cả các vấn đề liên quan đến nội dung văn bản.
Về mặt pháp lý, việc tuyên bố một văn bản có dấu hiệu sai trái phải được căn cứ vào những tiêu chí rõ ràng, minh bạch và xác đáng để tránh sự tùy tiện khi xử lý văn bản. Theo quy định hiện hành, nội dung thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hết sức đa dạng, trong đó có tính khả thi của văn bản. Những khuyến nghị của cơ quan kiểm tra trước về vấn đề nêu trên là hết sức cần thiết vì nó góp phần bảo đảm tính hoàn hảo của hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên để xác định nội dung kiểm tra sau hay trước cần phải xuất phát từ những yếu tố và yêu cầu luật định đối với một văn bản quy phạm pháp luật.
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản được coi là sai trái khi xét thấy có nội dung trái với Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, có nghĩa là nó đã vi phạm đòi hỏi về tính hợp hiến, hợp pháp. nhiên, nếu coi đây là một nội dung của kiểm tra sau thì lại có phần chưa phù hợp. Do vậy, khó có thể áp dụng chế tài cho việc giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Việc giám sát, kiểm tra thực chất là sự xem xét, đánh giá hình thức và nội dung văn bản để kết luận về tính đúng đắn của văn bản quy phạm pháp luật. Những tiêu chí có tính quyết kiểm tra sau đối với văn bản khi bản thân tiêu chí về sự sai trái còn mơ hồ, không xác định và thiếu căn cứ pháp lý. Nếu như những vấn đề thuộc nội dung thẩm định, thẩm tra theo pháp luật hiện hành là tương đối thích hợp, góp phần làm tăng chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật thì nó có thể có tác dụng ngược lại một khi được chuyển một cách cơ học thành nội dung kiểm tra sau. Từ đó, cần phân biệt để tránh xu hướng đồng nhất nội dung kiểm tra trước đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với nội dung kiểm tra sau đối với sản phẩm cuối cùng của quy trình xây dựng pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật.
3. Nội dung giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
3.1. Thẩm quyền ban hành văn bản:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật trước hết phải là văn bản được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng, không phải chủ thể quản lý nhà nước nào cũng có chức năng điều chỉnh pháp luật. Trong hệ thống cơ quan hành pháp, ngoài Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, chỉ các Bộ, cơ quan ngang Bộ mới có thẩm quyền ban hành văn bản có chứa quy phạm pháp luật. Còn đối với các cơ quan chính quyền địa phương, quyền lập quy được giao cho Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và Uỷ ban nhân dân ư cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Các chủ thể khác như cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, mặc dù có thẩm quyền quản lý nhà nước nhưng không có quyền đặt ra các quy phạm pháp luật. phạm pháp luật, Luật quy định hình thức văn bản của mỗi loại cơ quan. Bên cạnh đó, Luật còn xác định thẩm quyền nội dung của từng loại văn bản. Chẳng hạn như Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy định được luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung quản lý nhà nước bởi lẽ, nó phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế và kỷ luật trong hoạt động quản lý, tức là mỗi chủ thể được giao những thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước chỉ được phép hành động trong khuôn khổ và giới hạn thẩm quyền luật định. Hành vi ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai thẩm quyền phải được thừa nhận là sự vi phạm Hiến pháp và luật và đương nhiên, sản phẩm của hành vi đó phải được kịp thời xử lý để khôi phục tính pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Như vậy, một văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành bởi một chủ thể không có thẩm quyền không thể được coi là một văn bản quy phạm pháp luật.
Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Như vậy, giám sát, kiểm tra hình thức văn bản quy phạm pháp luật được tập trung vào những vấn đề sau đây:
– Kiểm tra sự phù hợp của hình thức văn bản của cơ quan nhà nước với hình thức văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan đó có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật;
– Kiểm tra sự phù hợp của nội dung văn bản với hình thức văn bản. Việc vi phạm quy tắc lựa chọn hình một văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng
3.2. Hình thức văn bản:
Văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành theo đúng hình thức của luật định. Để thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước có thể ra các quyết định quản lý trong đó có thể có công văn, thông báo… Riêng đối với văn bản quy thức văn bản quy phạm pháp luật sử dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước thay vì ban hành một văn bản dưới hình thức luật định lại sử dụng công văn, thông báo để đề ra quy phạm pháp luật. Điều này chính là sự vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước làm phá vỡ tính hoàn thiện, thống nhất của hệ thống pháp luật từ đó sẽ dẫn đến hậu quả là vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng văn bản, văn bản sẽ không được công bố, không được gửi để giám sát, kiểm tra…Chính vì vậy, việc xem xét hình thức văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung không thể thiếu trong giám sát, kiểm tra.
Xét về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành bởi một chủ thể có thẩm quyền, phải đúng về hình thức và đúng về nội dung. Giám sát, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản, thực chất là xem xét, đánh giá về mặt nội dung văn bản và đây chính là trọng tâm của hoạt động kiểm tra trước cũng như kiểm tra sau.
Thứ hai, tính thống nhất của hệ thống pháp luật và nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật đòi hỏi sự chấp hành các quy định về thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản có giá trị pháp lý tương đương.
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành không được trái với văn bản chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ khác; văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân không được mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cùng cấp…
Giám sát, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào những điểm chính sau đây:
– Xem xét sự phù hợp của các quy định của văn bản với tinh thần và các nguyên tắc của đạo luật cơ bản;
– Đánh giá sự phù hợp của văn bản với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn theo nguyên tắc văn bản của cơ quan cấp dưới không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên;
– Xem xét sự phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân với nghị quyết của Hội đồng nhân cùng cấp;
– Phát hiện những điểm mâu thuẫn của văn bản được kiểm tra với các văn bản quy phạm pháp luật khác của chính cơ quan ban hành văn bản đó;
– Đánh giá về sự thống nhất giữa các quy định trong cùng một văn bản là đối tượng kiểm tra;
Như vậy, việc giám sát và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước nhằm đánh giá tính đúng đắn của văn bản pháp luật về các nội dung, hình thức có chính xác theo luật định hay không. Để từ đó có những biện pháp sửa chữa và khắc phục.