Nội dung kết luận thanh tra thuế? Thời hạn ký biên bản thanh tra thuế?
Quy trình thanh tra về cơ bản kết thúc ở giai đoạn ra kết luận thanh tra thuế, kết luận thanh tra thuế là văn bản ghi nhận lại toàn bộ kết quả và hướng xử lý đối với đối tượng thanh tra. Nội dung kết luận thanh tra thuế phải đáp ứng đủ các nội dung luật định. Để hiểu hơn về nội dung này, tác giả sẽ phản ánh ngay trong bài viết dưới đây. Tuy nhiên, với dung lượng bài viết cơ bản còn nhiều, tác giả quyết định cung cấp một nội dung cũng rất quan trọng đó là thời hạn ký biên bản thanh tra thuế, mong rằng những kiến thức mà Luật Dương Gia phân tích sẽ có giá trị tham khảo với người đọc.
Cơ sở pháp lý:
Luật Quản lý thuế năm 2019.
Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
1. Nội dung kết luận thanh tra thuế:
Kết luận thanh tra thuế là văn bản do người ra quyết định thanh tra thuế ban hành, trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra thuế và kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có) và các tài liệu liên quan. Kết luận thanh tra thuế được coi là văn bản đánh dấu kết thúc quy trình thanh tra thuế về cơ bản nếu không phát sinh các vấn đề khác. Kết luận thanh tra được ra đời trong thời hạn là chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Khoản 1, Điều 119 Luật Quản lý thuế).
Thông thường để ra kết luận thanh tra, thì người ra quyết định thanh tra thuế sẽ chỉ đạo trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận thanh tra. Để đảm bảo thêm tính tính chắc chắn, rõ ràng, hay nói đúng hơn là trong trường hợp cần thiết người ra quyết định thanh tra có thể yêu cầu đối tượng thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thanh viên đoàn thanh tra giải trình, báo cáo để làm rõ nội dung thanh tra.
Theo hướng dẫn tại Điều 30, Điều 31
Nội dung kết luận thanh tra thuế phải đảm bảo (Khoản 1, Điều 119 Luật Quản lý thuế):
– Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
– Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
– Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
– Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Nội dung về kết luận thanh tra thuế nêu trên không có sự thay đổi so với quy định tại
Về cơ bản, các nội dung này cũng được xây dựa trên quy định về nội dung kết luận thanh tra được quy định tại Khoản 2, Điều 50 Luật Thanh tra, theo đó, tại điều luật cũng quy định rằng:
“2. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý.“
Như vậy, với các nội dung này, kết luận thanh tra thuế thực sự là văn bản quan trọng, đúc kết quá trình thanh tra và kết quả thanh tra, kết luận thanh gia có giá trị áp dụng triệt để và người nộp thuế phải thực hiện theo kết luận đó.
Xem xét đến tính đồng thuận của người nộp thuế đối với kết luận thanh tra thuế, ta thấy rằng:
– Sự nhận thức đúng đắn về công bằng trong kết quả phụ thuộc vào sự hiểu biết của đối tượng thanh tra và khi người nộp thuế càng hiểu biết pháp luật, người nộp thuế càng dễ dàng đồng thuận với kết luận thanh tra thuế, miễn là kết luận đó chính xác, đúng quy định pháp luật.
– Xác định quy trình, thủ tục thanh tra chuẩn và mạnh dạn mở rộng sự tham gia của các bên hữu quan (biện pháp mở rộng các nguồn thông tin, tạo sức mạnh tác động tập thể) có tác động tích cực đối với sự đồng thuận với kết quả thanh tra và đồng thời nâng cao uy tín của đơn vị tiến hành thanh tra.
– Theo lý thuyết nhận thức về sự công bằng, năng lực và thái độ của chủ thể là yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới nhận thức về sự công bằng của đối tượng và các bên hữu quan. Đối với hoạt động thanh tra thuế và xét ở góc độ người nộp thuế, năng lực và phẩm chất của cán bộ thanh tra – những người trực tiếp trao đổi và tương tác với người nộp thuế sẽ có tác động lớn đến sự nhận thức sự công bằng trong thái độ quan hệ và tác động đến sự đồng thuận của người nộp thuế với kết luận thanh tra. Theo các nghiên cứu, những phẩm chất tốt về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, kỹ năng… của cán bộ thanh tra sẽ tạo lập được niềm tin của đối tượng vào quy trình và kết quả công việc và qua đó khiến người nộp thuế dễ dàng chấp thuận kết luận thanh tra.
Nói tóm lại, kết quả thanh tra, sự đồng thuận của đối tượng thanh tra về kết luận thanh tra có tác động đến nhận thức của đối tượng thanh tra về hình ảnh, vị thế của cơ quan tiến hành thanh tra nhưng đối với xã hội, mặt tích cực cơ bản của hoạt động thanh tra chưa được ghi nhận tương xứng.
2. Thời hạn ký biên bản thanh tra thuế:
Trước khi đi vào phân tích thời hạn ký biên bản thanh tra thuế, tác giả muốn điểm qua một số vấn đề về biên bản thanh tra thuế. Các nội dung mà tác giả cung cấp dưới đây vừa mang tính lý luận vừa mang tính pháp lý, trong đó biên bản thanh tra thuế được ghi nhận chủ yếu tại Quyết định 1404/QĐ-TCT:
– Biên bản thanh tra thuế là văn bản được dùng để ghi lại quá trình thanh tra dựa trên kết quả tại các Biên bản xác nhận số liệu của thành viên đoàn thanh tra và các Biên bản thanh tra tại đơn vị thành viên (nếu có).
– Biên bản thanh tra phải được ký giữa Trưởng đoàn thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế để chứng minh cho tính chính xác, đúng đắn trong nội dung và chứng minh sự tham gia của các chủ thể trong hoạt động thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (bao gồm cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản của người nộp thuế) nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng.
– Biên bản thanh tra phải lập cho mỗi cuộc thanh tra tùy thuộc vào tính chất, nội dung từng cuộc thanh tra, nhưng ít nhất phải được lập thành 03 bản: người nộp thuế 01 bản, đoàn thanh tra 01 bản, cơ quan quản lý thuế trực tiếp người nộp thuế 01 (một) bản. Quy định này đúng với bản chất của biên bản, đó là ghi nhận sự kiện thực tế, và việc lập biên bản thành nhiều bản là đòi hỏi cần thiết để đảm bảo đủ giá trị chứng minh và ai cũng có thể chứng minh.
Thời hạn ký biên bản thanh tra thuế:
Trước đây, trong
Việc không ký biên bản thanh tra thuế được xử lý theo quy định tại Quyết định 1404/QĐ-TCT, cụ thể: “Khi kết thúc thanh tra, trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản thanh tra thì chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình Lãnh đạo cơ quan thuế ban hành
Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, việc bỏ đi thời hạn ký biên bản thanh tra đang làm cho quá trình thanh tra có phần có khó khăn hơn, nhất là giai đoạn kết thúc thanh tra, đảm bảo thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật, mặc dù có dự trù về quy định xử phạt trong trường hợp không ký.