Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, nhà nước ta đã đề ra chính sách đưa người lao động Việt Nam đi tìm kiếm việc làm ở nước ngoài theo hợp đồng. Vậy trong quá trình soạn thảo hợp đồng xuất khẩu lao động, cần phải có những nội dung bắt buộc như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nội dung bắt buộc của hợp đồng xuất khẩu lao động:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 có quy định cụ thể về
– Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được xem là văn bản, tài liệu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động với người lao động Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đó;
– Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần phải thỏa thuận rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình đưa người đi lao động tại nước ngoài, hợp đồng cần phải phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động, trong hợp đồng đó cần phải ghi rõ và thỏa thuận về tiền dịch vụ và các khoản chi phí khác mà người lao động cần phải chi trả.
Pháp luật cũng quy định cụ thể về nội dung bắt buộc cần phải được thể hiện trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (hay còn được gọi là hợp đồng xuất khẩu lao động). Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về nội dung của hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được ký kết giữa người lao động Việt Nam và các tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, hợp đồng đó cần phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước/vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc. Trong hợp đồng đó cần phải có những nội dung chính như sau:
– Thời hạn làm việc bắt buộc của người lao động;
– Ngành nghề công việc phải làm của người lao động, nước và vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc của người lao động;
– Giáo dục định hướng trước khi đi làm việc của người lao động;
– Điều kiện làm việc, môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động, vấn đề an toàn vệ sinh lao động;
– Tiền thưởng, tiền lương, tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ tiền lương;
– Điều kiện ăn, điều kiện ở, điều kiện sinh hoạt, điều kiện đi lại từ nơi ở từ nơi làm việc, trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc của người lao động và ngược lại;
– Chế độ khám chữa bệnh của người lao động, các quyền lợi và chế độ khác của người lao động, quyền lợi và chế độ của người lao động trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
– Vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của một bên;
– Cơ chế giải quyết tranh chấp, thủ tục giải quyết tranh chấp, pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, thỏa thuận khác không trái với pháp luật Việt Nam và không trái với đạo đức xã hội.
Thứ hai, trong trường hợp hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được ký kết giữa người lao động Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp, hợp đồng đó cần phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật của nước/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, phù hợp với thỏa thuận quốc tế, phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phù hợp với Điều 42 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, hợp đồng cung ứng lao động được ký kết với bên nước ngoài tiếp nhận lao động. Trong hợp đồng cần phải có những nội dung chính như sau:
– Thời gian làm việc, thời hạn làm việc;
– Ngành nghề công việc cần phải làm của người lao động, nước đến làm việc của người lao động, địa điểm làm việc;
– Giáo dục định hướng trước khi người lao động đi làm việc, vấn đề bồi dưỡng kỹ năng nghe và kỹ năng ngoại ngữ cho người lao động;
– Chi phí người lao động cần phải chi trả trước khi đi lao động tại nước ngoài;
– Điều kiện làm việc, môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, vấn đề an toàn và vệ sinh lao động;
– Tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ tiền lương của người lao động;
– Điều kiện ăn ở, điều kiện sinh hoạt và điều kiện đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc và ngược lại của người lao động;
– Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;
– Chế độ khám chữa bệnh của người lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm nghề nghiệp, các quyền lợi và chế độ khác của người lao động;
– Vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;
– Ký quỹ và bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng;
– Việc thanh lý hợp đồng, cơ chế và thủ tục giải quyết tranh chấp, pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
– Các thỏa thuận khác giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy có thể nói, khi giao kết hợp đồng xuất khẩu lao động, người lao động và các công ty kinh doanh dịch vụ cần phải lưu ý các quy định nêu trên, cần phải đảm bảo các nội dung bắt buộc trong hợp đồng xuất khẩu lao động, đồng thời các bên vẫn có thể thỏa thuận các nội dung khác nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình, phù hợp với pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
2. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 có quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể bao gồm:
– Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được ký kết với các đơn vị sự nghiệp để thực hiện các thỏa thuận quốc tế;
– Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về vấn đề đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được Ý với các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân. Cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam chúng thầu, doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, đưa người lao động để nâng cao trình độ và nâng cao kỹ năng nghề ở nước ngoài;
+ Các tổ chức và cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
– Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp ký kết, giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
3. Doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo định kỳ khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
– Định kỳ hàng năm, trước giai đoạn ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo, các doanh nghiệp và tổ chức hoặc cá nhân cần phải thực hiện hoạt động lập báo cáo về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được sử dụng theo mẫu tại phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Báo cáo cần phải thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, báo cáo đó cần phải được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các hình thức như sau: gửi trực tiếp hoặc gửi thông qua dịch vụ bưu chính, hoặc gửi thông qua hình thức trực tuyến;
– Thời gian chốt số liệu báo cáo trong báo cáo định kỳ hằng năm sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo kéo dài cho đến giai đoạn ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Như vậy có thể nói, các doanh nghiệp cần phải thực hiện hoạt động báo cáo định kỳ khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phù hợp với quy định nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
– Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi quy định việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy.