Các khái niệm về tạm trú, thường trú, bầu cử? Bỏ phiếu tại nơi tạm trú khi chưa chuyển hộ khẩu thường trú?
Công dân có quyền được bầu cử những người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua hình thức bỏ phiếu theo từng nhiệm kỳ. Công dân sẽ tiến hành đi bỏ phiếu tại các địa điểm bỏ phiếu tại các địa phương mà mình được ghi tên trong danh sách cử tri. Vậy việc bầu cử được thực hiện theo các nguyên tắc nào, công dân sẽ thực hiện quyền bầu cử ở đâu? Trường hợp cá nhân đang ở nơi tạm trú và chưa chuyển hộ khẩu thường trú sẽ thực hiện việc bỏ phiếu ở đâu? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định của Luật liên quan đến vấn đề này.
Luật sư
1. Các khái niệm về tạm trú, thường trú, bầu cử?
– Theo quy định của Luật cư trú thì nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
– Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
– Hộ khẩu thường trú là sổ do
– Bầu cử là việc chọn lựa người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể. Người được người dân lựa chọn sẽ là người nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Bầu cử đại biểu quốc hội vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Cử tri sẽ dùng các lá phiếu để bỏ phiếu cho người mà mình lựa chọn sẽ là người nắm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước. Bầu cử với tư cách là một cách thức để lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước và là một quyền bầu chọn của người dân, bầu cử có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà nước và xã hội hiện đại.
2. Bỏ phiếu tại nơi tạm trú khi chưa chuyển hộ khẩu thường trú?
Để đảm bảo cho công dân được thực hiện quyền bầu cử bình đẳng, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định:
“Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách ở một nơi mình thường trú hoặc tạm trú” (Điều 29) và “Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.” (Điều 69)
Nguyên tắc mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách ở một nơi mình thường trú hoặc tạm trú
Theo Điều 29 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 việc lập danh sách cử tri được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận, Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn của công dân. Khi công dân có quyền bầu cử thì sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri trừ các trường hợp không được ghi tên, xóa tên khỏi danh sách cử tri theo quy định tại Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
– Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú:
Căn cứ vào tình hình thực tế sự di chuyển, biến động của người dân liên tục và phức tạp cũng như cơ cấu thành phần dân cư đa dạng, các xã, phường, thị trấn trong quá trình lập danh sách cử tri cần nêu cao tính chủ động trong việc rà soát, lập và niêm yết danh sách cử tri. Quá trình lập danh sách cử tri được yêu cầu thực hiện nghiêm túc, cán bộ lập danh sách cử tri luôn hỏi kỹ xem công dân có nguyện vọng bỏ phiếu ở địa phương không, kể cả với đối tượng tạm trú hay thường trú để tránh tối đa danh sách cử tri ảo nhằm đảm bảo tỷ lệ cao cử tri đi bỏ phiếu.
Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
Như vậy để đảm bảo cho quá trình bỏ phiếu được minh bạch và chính xác thì mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
– Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
Theo đó cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú.
Mỗi cử tri có quyền bỏ một lá phiếu
Theo Điều 69 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 việc bỏ phiếu được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
Điều này thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong bỏ phiếu. Đây là môt nguyên tắc quan trọng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Nguyên tắc bình đẳng trong bỏ phiếu nhằm bảo đảm tính khách quan, không thiên vị để mọi công dân đều có khả năng như nhau tham gia bầu cử và ứng cử; nghiêm cấm mọi sự phân biệt, kỳ thị dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử được thể hiện ở việc mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình cư trú và mỗi người chỉ được ghi tên vào danh sách những người ứng cử ở 01 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc 01 đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc 01 đơn vị hành chính ở cấp tương ứng, mỗi cử tri chỉ được bỏ 01 phiếu bầu đại biểu Quốc hội và 01 phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp và giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt.
Nguyên tắc bình đẳng, mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, số lượng đại biểu được bầu ở từng địa phương, bảo đảm tính đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội thể hiện sự bình đẳng giữa các địa phương, các tầng lớp; các dân tộc thiểu số và phụ nữ có tỷ lệ đại diện hợp lý trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Như vậy, với sự quy định của Luật:
– Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
– Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú.
Thì nếu trường hợp công dân chưa chuyển hộ khẩu thường trú và đã đăng ký tạm trú ở nơi tạm trú thì công dân sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú nếu công dân muốn được bầu cử ở nơi tạm trú. Trường hợp công dân muốn bỏ phiếu ở nơi thường trú thì công dân vẫn có quyền bỏ phiếu ở nơi thường trú, nếu đã bỏ phiếu ở nơi thường trú thì sẽ không được bỏ phiếu ở nơi tạm trú.
Trường hợp công dân chưa chuyển hộ khẩu thường trú và chưa đăng ký tạm trú ở nơi tạm trú thì công dân sẽ phải về địa phương nơi bạn có tên trong sổ hộ khẩu để tham gia bầu cử.
Quy định trên nhằm tránh trường hợp một cử tri có thể đi bỏ phiếu ở nhiều nơi, qua đó đảm bảo sự bình đẳng trong bầu cử cũng như trong việc thực hiện quyền công dân của mỗi cử tri. Như vậy, về nguyên tắc, công dân chỉ được bầu cử tại một điểm bầu cử đã đăng ký là nơi thường trú hoặc tạm trú của công dân.