Khái quát về yêu cầu dân sự và việc dân sự? Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự?
Bên cạnh các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, có thể thấy, thực tế ngày càng nhiều các yêu cầu dân sự được cá nhân, tổ chức gửi tới Tòa án. Cũng giống như các tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp, tuy nhiên trong bài viết dưới đây Luật Dương Gia chỉ tập trung vào phân tích những yêu cầu dân sự theo nghĩa hẹp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, được ghi nhận tại Điều 27
Cơ sở pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Khái quát về yêu cầu dân sự và việc dân sự:
Theo giải thích tại Điều 361 Bộ luật tố tụng dân sự, việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Như vậy, theo đinh nghĩa về việc dân sự, có thể thấy rằng, yêu cầu dân sự là căn cứ để phát sinh việc dân sự, có yêu cầu dân sự thì mới xét đến việc tòa án thụ lý và từ đó mới có thuật ngữ “việc dân sự” và ‘thủ tục giải quyết việc dân sự”. Tuy nhiên, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được tác giả phân tích dưới đây chỉ được hiểu ở nghĩa hẹp, tức là những yêu cầu không bao gồm yêu cầu về hôn nhân, gia đình; kinh doanh thương mại cũng như lao động. Quyền yêu cầu về dân sự ở đây phát sinh theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự, những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
– Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi. Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực dân sự do người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người được xác định là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Yêu cầu tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự do người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện.
Quyết định tuyên bố của Tòa án phải được dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện khi không còn căn cứ tuyên bố trước đó Tòa án đã ban hành quyết định.
– Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó do những người có quyền, lợi ích liên quan thực hiện khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên. Việc yêu cầu quản lý tài sản diễn ra đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý; tài sản chung; tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý hoặc trường hợp khác.
– Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
Yêu cầu tuyên bố một người mất tích thực chất là yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý- một người mất tích, là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến người bị yêu cầu.
Yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích là yêu cầu của cá nhân người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan khi có tin tức xác thực là người đó còn sống để tòa án thực hiện việc hủy bỏ quyết định tuyên bố trước đó, làm phát sinh hậu quả pháp lý sau khi người mất tích còn sống.
– Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
Yêu cầu tuyên bố một người đã chết là việc dân sự, theo đó người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu tòa án tuyên bố một người đã biệt tích trong một thời gian do luật định mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết là đã chết”.
Yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết là việc dân sự, được tòa án thụ ký khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
– Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Văn bản công chứng vô hiệu khi người công chứng văn bản ấy không có thẩm quyền công chứng hoặc công chứng viên không tuân thủ quy định pháp luật về trình tự, thủ tục công chức; người yêu cầu cầu công chứng có hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu công chứng mà công chứng viên không biết. Trong trường hợp này, công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật. (Điều 52,
– Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án là hoạt động của tòa án ban hành quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải.
Quyền yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án được trao cho cả hai bên trong quan hệ hòa giải, một trong hai hoặc cả hai yêu cầu đều phát sinh trách nhiệm thụ lý của tòa án. Thời hạn yêu cầu là 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành.
– Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của Bộ luật này.
Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Về nguyên tắc: Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam là việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Người yêu cầu là người đang quản lý tài sản.
– Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì việc thi hành án chỉ áp dụng đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án, do đó, việc yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tàu sản chung là điều cần thiết, xuất phát từ việc đảm bảo quyền lợi cho người liên quan. Người có quyền yêu cầu xác định bao gồm: đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tài sản.