Những vấn đề cần chú ý khi hỏi cung bị can trong trường hợp bị can khai báo gian dối. Nêu những vấn đề cần chú ý khi lấy lời khai người làm chứng không biết tiếng Việt.
Những vấn đề cần chú ý khi hỏi cung bị can trong trường hợp bị can khai báo gian dối. Nêu những vấn đề cần chú ý khi lấy lời khai người làm chứng không biết tiếng Việt.
Tóm tắt câu hỏi:
Những vấn đề cần chú ý khi hỏi cung bị can trong trường hợp bị can khai báo gian dối. Nêu những vấn đề cần chú ý khi lấy lời khai người làm chứng không biết tiếng Việt?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ tố tụng luật hình sự 2003.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Bộ tố tụng luật hình sự tại Điều 131, Điều 132 về hỏi cung bị can như sau:
"1. Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.
Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Việc này phải được ghi vào biên bản.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai của mình.
2. Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
4. Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 299 hoặc Điều 298 của Bộ luật hình sự.
Điều 132. Biên bản hỏi cung bị can
1. Biên bản hỏi cung bị can phải được lập theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ tố tụng luật hình sự.
Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
2. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì Điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ khai đó.
Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và Điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận.
Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
3. Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì Điều tra viên phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi cung.
Trong trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì trong biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.
4. Trong trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì phải thực hiện theo quy định của Điều này."
Do sự quá tải trong hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động điều tra của cơ quan điều tra nói chung, hoạt động hỏi cung bị can của các điều tra viên nói riêng vì áp lực quá cao trong công việc khiến điều tra viên dễ nảy sinh tâm lý căng thẳng, trạng thái nôn nóng muốn nhanh chóng điều tra, khám phá, kết thúc vụ án nên đã vi phạm các nguyên tắc thận trọng, khách quan cũng như nguyên tắc pháp chế trong hỏi cung bị can như việc mớm, bức, dụ cung, dùng nhục hình khi lấy lời khai của bị can hay áp đặt ý chí của mình lên lời khai của bị can, cẩu thả, qua loa, chủ quan trong việc đánh giá tính khách quan trong lời khai của bị can.
Đối với hoạt động điều tra tội phạm nói chung, hỏi cung bị can nói riêng, điều tra viên là chủ thể chính được giao nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành các hoạt động này. Do vậy, điều tra viên có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng và tính khách quan, chính xác của sự thật vụ án khi tiến hành hỏi cung bị can. Bên cạnh đó, hỏi cung bị can thực chất còn là cuộc đấu tranh về ý chí và lý trí giữa điều tra viên và bị can. Do đó, để hoạt động này đạt hiệu quả cao, đòi hỏi điều tra viên phải có trình độ văn hoá pháp luật, nghiệp vụ cao, có kiến thức sâu rộng về xã hội, tâm lý, có kinh nghiệm dày dạn trong công tác hỏi cung và luôn xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của cuộc hỏi cung, những biện pháp, phương tiện cần sử dụng để đạt mục đích đề ra. Cho nên trong trường hợp nếu bị can khai báo gian dối cơ quan điều tra phải dựa vào nghiệp vụ điều tra của bên cơ quan mình khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau như bị can, người bị hại, người làm chứng người có quyền lợi ích liên quan… các giấy tờ, bằng chứng, hiện trường phạm tội để làm căn cứ xác minh lời khai của bị can và đưa ra kết luận cuối cùng trước khi kết luận điều tra. Trường hợp có rất nhiều bị can có nhiều tính cách khác nhau nên để xác minh trong trường hợp bị can khai gian thì cơ quan điều tra dùng kiến thức nghiệp vụ điều tra, trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực và thời gian điều tra để khai thác thông tin.
Khi tiến hành hỏi cung bị can cơ quan điều tra phải đảm bảo tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can; giáo dục bị can dựa trên những vấn đề đảm bảo đúng pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; luôn xác định rõ ranh giới giữa mình và bị can để kiên định, vững chắc tư tưởng trong đấu tranh, khai thác với bị can; không sử dụng các biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm, bức, dụ cung, nhục hình. Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc thận trọng, khách quan: luôn giữ thái độ khách quan trước những lời khai của bị can về các tình tiết trong vụ án, không áp dụng các biện pháp lấy lời khai trái pháp luật; cẩn thận trong việc đánh giá, xác minh độ chân thực, khách quan, chính xác trong lời khai của bị can bằng các biện pháp đánh giá lời khai phù hợp, đúng quy định của pháp luật trước khi sử dụng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định Bộ tố tụng luật hình sự Điều 135 về lấy lời khai người làm chứng như sau:
"1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó.
2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
3. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này phải được ghi vào biên bản.
4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.
5. Khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.
6. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Điều 136. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng
Biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải được lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này."
Khi người làm chứng không biết tiếng việt khi lấy lời khai cơ quan điều tra cần căn cứ xác minh thêm về hiện trường vụ án, ngôn ngữ của họ cả ngôn ngữ cơ thể và ngoại ngữ họ sử dụng để có thể xác minh thông tin lời khai một cách khách quan, đúng sự thật. Điều đó đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan điều tra và về kiến thức chuyên ngành chuyên môn kiến thức trình độ ngoại ngữ để hiểu rõ hơn và xác minh thông tin chính xác từ nguồn thông tin thu thập được. Tránh tình trạng hiểu sai, hiểu chưa đầy đủ về lời khai của người làm chứng trong trường hợp này vì lời khai của người làm chứng là thông tin hữu ích giúp cơ quan điều tra nhanh chóng xác minh được hành vi phạm tội.