Hiện nay, để giúp việc thực hiện hợp đồng có hiệu quả, khi giao kết các bên sẽ thỏa thuận phụ lục kèm theo. Dưới đây là những lưu ý về phụ lục và sửa đổi hợp đồng bảo đảm.
Mục lục bài viết
1. Những lưu ý về phụ lục và sửa đổi hợp đồng bảo đảm:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có quy định về hợp đồng bảo đảm. Theo đó, hợp đồng bảo đảm được hiểu như sau:
– Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng ký cửa, hợp đồng thế chấp, hợp đồng mua bán tài sản có thực hiện thủ tục bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng tín chấp hoặc hợp đồng bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
– Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, hợp đồng bảo đảm cũng có thể là sự thoả thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm (hay còn được gọi là người thứ ba);
– Hợp đồng bảo đảm theo quy định của pháp luật có thể được thực hiện bằng hợp đồng riêng biệt hoặc điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong hình thức của các giao dịch dân sự sao cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Trong một số trường hợp, sẽ cần phải làm phụ lục hoặc sửa đổi hợp đồng bảo đảm. Cần phải lưu ý về phụ lục và sửa đổi hợp đồng bảo đảm như sau:
Thứ nhất,
– Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo, trong phụ lục hợp đồng chi tiết cụ thể một số điều khoản trong hợp đồng bảo đảm. Phụ lục hợp đồng bảo đảm sẽ có hiệu lực giống như hợp đồng bảo đảm chính. Nội dung của phụ lục hợp đồng bảo đảm sẽ không được trái với nội dung của hợp đồng gốc;
– Trong trường hợp phụ lục hợp đồng bảo đảm có những điều khoản trái so với điều khoản trong hợp đồng bảo đảm gốc, thì điều khoản đó sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có các điều khoản trái so với các điều khoản trong hợp đồng gốc thì đó sẽ coi như là trường hợp hợp đồng bảo đảm đã được sửa đổi;
– Phụ lục hợp đồng bảo đảm khác với hợp đồng phụ. Hợp đồng vụ được xem là một hợp đồng tách biệt hoàn toàn so với hợp đồng bảo đảm chính, hiệu lực của hợp đồng phụ sẽ phụ thuộc vào hợp đồng chính, phụ lục hợp đồng chỉ là một phần của hợp đồng bảo đảm, nó sẽ có hiệu lực tương tự giống như hiệu lực của hợp đồng bảo đảm đó.
Thứ hai, nội dung trong quá trình lập phụ lục và sửa đổi hợp đồng bảo đảm cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vì phụ lục hợp đồng bảo đảm quy định chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng bảo đảm, cho nên nội dung của phụ lục hợp đồng bảo đảm sẽ phải phụ thuộc vào hợp đồng bảo đảm ban đầu, và không được trái với nội dung của hợp đồng bảo đảm. Nếu như phụ lục hợp đồng bảo đảm có các điều khoản trái ngược so với nội dung trong điều khoản của hợp đồng bảo đảm, thì điều khoản này sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Khi các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng bảo đảm có các điều khoản trái ngược so với điều khoản trong hợp đồng bảo đảm, thì đó được coi như là điều khoản trong hợp đồng bảo đảm ban đầu đã được sửa đổi. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với các bạn, vô hiệu hợp đồng. Tuy nhiên nếu phụ lục hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu hợp đồng gốc, tức là hợp đồng bảo đảm gốc vẫn sẽ có hiệu lực.
Thứ ba, những trường hợp được ký bổ sung phụ lục hợp đồng bảo đảm. Có nhiều loại hợp đồng bảo đảm có nội dung tương đối phức tạp và khó hiểu. Để đạt được sự đồng nhất về các kiểu, đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, các điều khoản hình thành nên hợp đồng bảo đảm cần được ngắn gọn và chứa đựng các thông tin cần thiết. Vì thế trong quá trình giao kết hợp đồng bảo đảm, các bên thường thỏa thuận phụ lục hợp đồng bảo đảm để giải thích và quy định chi tiết về các điều khoản đó. Ngoài ra trong quá trình ký kết hợp đồng bảo đảm đôi lúc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về các điều khoản trong hợp đồng, vì thế cần phải thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi hoặc sửa chữa nội dung trong hợp đồng bảo đảm. Khi đó các bên tham gia hợp đồng bảo đảm sẽ tiến hành hoạt động lập phụ lục hoặc bổ sung hợp đồng bảo đảm đó. Vì thế có một số trường hợp cần ký phụ lục, sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm như sau:
– Quy định chi tiết về một số điều khoản của hợp đồng bảo đảm và nội dung của phụ lục không được trái với nội dung trong hợp đồng bảo đảm;
– Bổ sung, sửa đổi một số điều khoản của hợp đồng bảo đảm. Loại phụ lục hợp đồng bảo lãnh này thường được lập sau khi hợp đồng bảo đảm đã được xác lập nhầm mục đích thay đổi hoặc sửa đổi một số nội dung ban đầu của hợp đồng bảo đảm.
Thứ tư, quá trình soạn thảo phụ lục hợp đồng bảo đảm cần lưu ý về mặt hình thức. Bản phụ lục của hợp đồng bảo đảm trước tiên phải phù hợp với hình thức của hợp đồng bảo đảm ban đầu, phải có giá trị ngân hàng với hợp đồng bảo đảm chính thức. Khi hợp đồng bảo đảm chính thức được ký kết giữa các bên phải có công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng thì phụ lục hợp đồng bảo đảm cũng cần phải được thực hiện thủ tục công chứng. Phụ lục hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được đánh số thứ tự tăng dần, việc công chứng phụ lục hợp đồng bảo đảm cũng cần phải được thực hiện theo quy định do pháp luật quy định. Quá trình ký kết phụ lục hợp đồng bảo đảm cũng cần phải được dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và bình đẳng, không được lừa dối và ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào.
Thứ năm, cần phải lưu ý về số lần tối đa được ký phụ lục hợp đồng bảo đảm. Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay chưa có quy định cụ thể về số phụ lục hợp đồng bảo đảm tối đa có thể được ký kết. Vì vậy cho nên số lượng ký phụ lục hợp đồng bảo đảm hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ cụ thể của hợp đồng bảo đảm, phụ thuộc vào ý chí của các bên trong quá trình giao kết.
2. Phụ lục hợp đồng bảo đảm có giá trị pháp lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 403 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về phụ lục hợp đồng. Cụ thể như sau:
– Phụ lục hợp đồng cần phải được lập theo quy định của pháp luật. Hợp đồng có thể kèm theo phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng đó. Phụ lục hợp đồng sẽ có hiệu lực giống như hợp đồng gốc, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung trong hợp đồng ban đầu;
– Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có các điều khoản trái với nội dung trong hợp đồng gốc thì điều khoản này sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có các điều khoản trái ngược với điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản đó trong hợp đồng coi như đã được sửa đổi.
Như vậy có thể nói, phụ lục hợp đồng sẽ có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng và nội dung của phụ lục hợp đồng sẽ cần phải phù hợp với hợp đồng gốc, không được trái với nội dung của hợp đồng bảo đảm.
3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm. Cụ thể như sau:
– Hợp đồng bảo đảm phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc theo yêu cầu của người dân thì sẽ có hiệu lực được tính kể từ thời điểm tiến hành thủ tục công chứng, chứng thực;
– Hợp đồng bảo đảm không thuộc trường hợp nêu trên thì sẽ có hiệu lực được tính kể từ thời điểm do các bên thỏa thuận quy định trong hợp đồng bảo đảm đó. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận và hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, thì hợp đồng bảo đảm sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết trên thực tế.
Như vậy có thể nói, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm sẽ tuân thủ theo điều luật nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.