Họ, hụi, biêu, phường là gì? Đặc điểm của quan hệ giao dịch họ? Quy định của pháp luật về họ, hụi, biêu, phường? Những lưu ý cần biết về về chơi họ, hụi, phường để phòng tránh rủi ro?
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhiều cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận lớn cho mình nhưng lại chưa tìm được giải pháp nguồn vốn, đặc biệt là việc vay vốn ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn một số hạn chế như thủ tục phiền hà, cần thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Một số khác có đồng vốn nhàn rỗi, nhưng không có nhu cầu kinh doanh, không muốn gửi ngân hàng nhưng vẫn muốn đồng tiền sinh lãi, khi cần lại có thể rút vốn nhanh chứ không bị ràng buộc như hợp đồng vay tài sản. Tất cả những mong muốn nêu trên đều có thể được đáp ứng khi tham gia giao dịch hụi, họ, biêu phường (sau đây gọi chung là họ). Việc tham gia họ chính thức được thừa nhận và được pháp luật bảo vệ vào năm 2006, nhưng cho đến nay việc thiếu hiểu biết về lĩnh vực này đã khiến cho nhiều người tham gia phải gánh chịu những rủi ro nhất định.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường
Mục lục bài viết
1. Họ, hụi, biêu, phường là gì?
Hụi, họ, biêu, phường là một loại giao dịch về tài sản theo tập quán hình thành từ rất lâu trong đời sống của nhân dân ta ở khắp tất cả các miền. Miền Bắc thường gọi là họ; Miền Trung thường gọi là biêu, phường; Miền Nam thường gọi là hụi. Một số nơi còn có cách gọi khác là bưu, huê, hội,… Tuy vậy, cách gọi “hụi” thường phổ biến cả một số nơi Miền Bắc, Miền Trung và trên các sách báo, tạp chí. Mặc dù cách gọi khác nhau, nhưng về bản chất là giống nhau.
Căn cứ vào Điều 471 Bộ luật dân sự, hụi, họ, biêu, phường được gọi chung là họ, là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Từ đó, ta thấy được theo pháp luật Việt Nam điều chỉnh về quan hệ này thì gọi chung là quan hệ giao dịch họ.
2. Quan hệ giao dịch họ có những đặc điểm sau:
Một là, họ là một giao dịch dân sự. Đó chính là sự thỏa thuận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào giao dịch này tại Điều 116 Bộ luật dân sự . Khi tham gia hụi, các bên có sự thỏa thuận nhằm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hai là, giao dịch họ là một dạng hợp đồng dân sự. Do đó hụi có đầy đủ đặc trưng của một hợp đồng dân sự. Vì vậy, hụi có đầy đủ các đặc trưng của hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đó chính là sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ khi tham gia hụi mà sự thỏa thuận đó phải cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Bên cạnh đó, cá nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực nhưng không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015.
Ba là, điều kiện để giao dịch họ có hiệu lực. Đó là giao dịch đó phải đảm bảo điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự tại khoản 1, Điều 117, trước hết, thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bốn là, giao dịch họ có tính chất tương tự như một dạng hợp đồng vay tài sản. Nhưng giao dịch hụi lại có một số điểm khác so với hợp đồng vay tài sản thông thường, chẳng hạn như hoạt động vay mượn tài sản trong hụi không chỉ là sự diễn ra ở bên cho vay và đi vay mà có sự hoán đổi vị trí với nhau. Ở kỳ lĩnh hụi này thì hụi viên là người đi vay nhưng ở kỳ lĩnh hụi sau hụi viên đó chính là người cho vay. Và quan hệ vay mượn trong giao dịch hụi thì giữa nhiều cá nhân vay một cá nhân và ngược lại thì một cá nhân đi vay của nhiều cá nhân luân phiên giữa các thành viên trong một dây hụi. Đặc biệt, trong giao dịch hụi thì cá nhân đi vay tài sản tự đặt ra mức lãi suất thông qua hình thức bỏ lãi (thành viên nào bỏ lãi cao nhất thì được hốt hụi trước). Bản chất trong hụi thì lại khác hoàn toàn so với hợp đồng vay tài sản thông thường vì người cho vay áp đặt lãi suất đối với người đi vay còn hụi thì ngược lại.
Năm là, việc chơi họ cũng thể hiện hình thức tín dụng trong nhân gian. Trong chơi hụi, có một người – chủ họ- đứng ra làm trung gian tài chính làm đầu mối huy động vốn và hưởng lợi nhuận, vì vậy việc chơi hụi thực chất là một quan hệ tín dụng – tín dụng dân gian
3. Quy định của pháp luật về họ, hụi, biêu, phường:
Họ, hụi, biêu, phường được pháp luật thừa nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia vào năm 2006, tại
Điều 471 Bộ luật dân sự quy định về họ chỉ mang tính chất khái quát, trong đó nêu ra định nghĩa; mục đích của việc tổ chức họ (tương trợ trong nhân dân); lãi suất đối với tổ chức họ có lãi và hành vi nghiêm cấm (tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi). Tinh thần của điều luật này được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Nghị định 19/2019 với các quy định về quyền, nghĩa vụ của thành viên, chủ họ; thứ tự lĩnh họ và lãi suất; trách nhiệm pháp lý của của chủ họ và các thành viên.
4. Những lưu ý cần biết về về chơi họ, hụi, phường để phòng tránh rủi ro:
Trong thực tế thì việc tham gia họ gặp rất nhiều rủi ro. Nhất là đối với họ có lãi, một khi rủi ro xảy ra thì kéo theo đó rất nhiều hệ lụy đối với bản thân người tham gia. Vỡ họ không còn là chuyện mới và khi có tranh chấp xảy ra thì kéo theo nhiều tiêu cực, làm ly tán tình thân, phá vỡ hạnh phúc gia đình, nợ nần chồng chất. Có nhiều người vì ham lãi họ cao họ sẵn sàng vay tiền nơi khác về để đầu tư vào họ, họ hốt họ này đắp qua họ kia. Một khi vỡ họ, họ không hỉ mất tiền họ mà họ còn nợ một khoản tiền vay nơi khác nữa. Một số người phải bán tài sản mình hiện có để bù vào khoản nợ đó. Một số người trở nên điêu đứng vì không có tiền trả nợ đành phải chịu ngồi chờ hi vọng sẽ lấy lại được tiền họ từ dây hụi đã bị vỡ đó và chấp nhận mang nợ. Bởi việc tham gia vào một dây họ hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các hụi viên và chủ hụi, không có tài sản thế chấp bảo đảm, nên hầu như ít có sự ràng buộc pháp lý giữa các bên.
Vì vậy, khi chơi họ, hụi, biêu, phường người tham gia phải thực sự lưu ý và hiểu rõ các quy định của pháp luật để tự bảo vệ mình, tránh những thiệt hại không đáng có xảy ra, đặc biệt là các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải tiến hành lập sổ họ, văn bản thỏa thuận về dây họ, văn bản giao dịch họ có thể được đem ra cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực; phải biết mặt tất cả các thành viên trong dây họ, và tổ chức hốt họ khi có đủ các thành viên và phải thảo luận để thống nhất đầy đủ các nội dung khi tham gia giao dịch họ.
Thứ hai, lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ. Tức là, nếu vượt quá mức lãi suất đó thì họ đang được tổ chức cho vay nặng lại.
Thứ ba, khi vỡ họ, cách duy nhất để tự bảo vệ quyền lợi của mình là yêu cầu Tòa án giải quyết, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dùng tín nhiệm chiếm đoạn tài sản.